Thông tin tài liệu:
Tính nhân dân trong văn học thể hiện mối liên hệ giữa văn học và nhân dân.Nhân dân bao giờ cũng là những tầng lớp quần chúng lao động đông đảo nhất của dân tộc. Chính họ làm nên lịch sử, sáng tạo ra mọi giá trị vật chất tinh thần cho xã hội. Họ là lực lượng lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nói đến nhân dân là nói đến những lực lượng xã hội đông đảo trong quần chúng lao động và những thành phần xã hội khác mang xu thế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình giảng văn học - 6Bạn hiểu biết như thế nào về nội dung khái niệm tính nhân dân trongvăn học? Liên hệ thực tế văn học. BÀI LÀM Tính nhân dân trong văn học thể hiện mối liên hệ giữa văn học và nhândân.Nhân dân bao giờ cũng là những tầng lớp quần chúng lao động đông đảonhất của dân tộc. Chính họ làm nên lịch sử, sáng tạo ra mọi giá trị vật chấttinh thần cho xã hội. Họ là lực lượng lớn lao trong công cuộc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc. Nói đến nhân dân là nói đến những lực lượng xã hội đông đảo trongquần chúng lao động và những thành phần xã hội khác mang xu thế tiến bộcủa một thời đại. Tính nhân dân là phẩm chất văn học, một mặt nói lên ý thức và sự gắnbó của nhà văn với nhân dân và mặt khác phản tư tưởng, tình cảm, quyền lợicủa nhân dân trong tác phẩm văn học. Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định vai trò lớn của nhân dân trong lịchsử, là động lực góp phần quyết định sự phát triển của lịch sử các dân tộc, dođso nghệ thuật phải gắn bó với nhân dân. Lênin đã từng chỉ rõ “Nghệ thuậtlà của nhân dân. Nó phải được họ hiểu và ưa thích. Nó phải thống nhất tưtưởng, tình cảm và ý chí của quần chúng và nâng họ lên một trình độ caohơn”. Như thế Lênin nhấn mạnh đến hai yêu cầu quan trọng của văn học. Vănhọc phải gắn bó và biết tiếp nhận những giá trị lớn lao trong nhân dân vàgóp phần nâng cao trình độ quần chúng. Tính nhân dân trong một tác phẩmvăn học được biểu hiện dqua nhiều yếu tố. Trước hết tác phẩm phải đề cập đến những vấn đề tha thiết của nhândân, những vấn đề co bản của mọi thời đại mà nhân dân là người trực tiếptham dự vào những cuộc đấu tranh xã hội đó. Chẳng hạn như chiến tranh vàhoà bình,quyền sống, quyền tự do, đạo lí truyền thống dân tộc, cuộc đấutranh giữa cái thiện và cái ác....Những tác phẩm văn học có giá trị từ xưa đếnnay đều phản ánh những vấn đề lớn có ý nghĩa thời đại. Tất nhiên điều ấynó có ý nghĩa vô cùng với số phận của nhân dân, Tổ quốc. Lịch sử Việt Nambốn nghìn năm chưa hề ngơi tắt ngọn đèn lửa chiến tranh, vì thế dòng vănhọc Việt Nam phần lớn là những áng thơ văn yêu nước. Số phận dân tộc lâmnguy, thì nó đe doạ số phận mỗi con người dân...Cho nên, dù là sáng tácbằng chữ Hán nhưng bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ củaTrần Quốc Tuấn, Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi... đều mang đậm tínhnâhn dân. Lời thơ đanh thép hào sảng của Lí Thường Kiệt, cái trăn trở dằnvặtt , căm giận kẻ thù của Trần Quốc Tuấn “Ta thường tới bữa quên ăn...” vàniềm tự hào dân tộc khi Nguyễn Trãi cất cao giọng đọc Bình Ngô đại cáo“Như nước Đại Việt ta từ trước “ của Nguyễn Trãi...Ai nói rằng nó khôngmang trong lòng nó những khao khát, ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền củadân tộc? Ai nói rằng đó là tâm sự riêng của một cá nhân. Dù không nói đếndân, chỉ nói đến “vua Nam” chỉ nhắc đến triều đại “từ Triệu, Đinh, Lí, Trầngây nên độc lập” nhưng các tác phẩm văn học cổ điển của chúng ta thấm sâutính nhân dân. Chả trách mà trong cuốn hồi kí mới đây,cựu Bộ trưởng Quốcphòng Mỹ Mắc –na-ma-ra đã cho rằng một trong những nguyên nhân thấtbại của Mĩ ở Việt Nam là do không hiểu về lịch sử nhân dân Việt Nam.“Ngày ra đi chốn biên cương, gió bấc lùa về lòng anh lạnh buốt. Nòng súngthép dán câu thơ, ý thơ tuyệt hay là thơ Lí Thường Kiệt. Lòng người Việtnam nào đadau thích gì bom đạn”....Lời bài hát t huở nào đã nói hộ lòng dânmột thời. Tư tưởng thần dân của Nguyễn Trãi đã trở thành nguồn máu nóng chảytrong huyết mạch các tác phẩm của ông tạo nên tính nhân dân đậm đà vàđầy niềm tự hào xúc động. Và... “Tố như ơi lệ chảy quanh thân Kiều”. Tiếng khóc vĩ đại củaNguyễn Du , lòng nhân đạo vĩ đại của ông đã làm bao thế hệ người ViệtNam rơi lệ. Truyện Kiều huyền diệu có lẽ trước hết là tiếng nói đòi quyềnsống, quyền tự do, hạnh phúc, quyền đựơc bảo vệ nhân phẩm tốt đẹp củacon người...Nguyễn Du đã đứng trên lập trường nhân dân, đứng giẫm chântrong nỗi đau của nhân dân mà bênh vực cho những giá trị đạo đức nhân dâncũng như phẫn nộ với những thế lực mà nhân dân căm ghét. Có nhiều ngườiđã bắt bẻ rằng Nguyễn Du vốn không phải là người lao động , nàng Kiềucũng thế và do đó mà truyện Kiều đâu có tính nhân đi trong chốn đoạntrường như cả dân tộc, nhân dân ta từng một thời “ma đưa lối quỷ đưađường” sờ sẫm trong một xã hội ngạt thở... Một tác phẩm văn học có tính nhân dân phải nói lên được tư tưởng tiếnbộ nhất của nhân dân trong từng thời kì lịch sử, cách đánh giá của nhân dânvới các hiện tượng xã hội. Tư tưởng yêu nước trọng dân của Nguyễn Trãi làtư tưỏng tiến bộ nhất thời kì lịch sử này. Nguyễn Đình Chiểu qua những áng văn tế của mình, đặc biệt là Văn tếnghĩa sĩ Cần Giuộc đã ca ngợi nhân dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Họchỉ có : “Một manh áo vải”, “một ngọn tầm vông” nhưng vẫn hăng hái côngđồn như vũ bão. “Chi nhọc quan quản trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũngnhư không, nào sợ thằ ...