![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Bình luận án lệ số 21/2018/AL về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê tài sản trước thời hạn
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 447.35 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích và có những luận giải về thực tiễn xét xử có áp dụng Án lệ số 21/2018/AL trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn. Bài viết còn đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng xét xử đối với những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự Án lệ số 21/2018/AL.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình luận án lệ số 21/2018/AL về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê tài sản trước thời hạn BÌNH LUẬN ÁN LỆ SỐ 21/2018/AL VỀ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN TRƯỚC THỜI HẠN TS. Lê Nguyễn Gia Thiện Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM Phạm Phương Thảo Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM Tóm tắt Dưới góc độ pháp luật của các nước civil law, trong đó có Việt Nam, án lệ có vai trò giải thích những điều luật chưa rõ ràng hay có thể được hiểu theo nhiều cách. Bên cạnh đó, án lệ còn tạo ra các giải pháp lý, tạo sự thống nhất trong xét xử. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ phân tích và có những luận giải về thực tiễn xét xử có áp dụng Án lệ số 21/2018/AL trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn. Bài viết còn đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng xét xử đối với những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự Án lệ số 21/2018/AL. Từ khóa: Án lệ, Án lệ số 21/2018/AL, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thiệt hại thực tế là khoản tiền thuê còn lại trong hợp đồng. 1. Tổng quan về án lệ Trước bối cảnh hội nhập sâu rộng, điều tiên quyết là hệ thống tư pháp phải khắc phục được những điểm còn thiếu sót, lỗi thời nhằm tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, mang đến niềm tin công lý cho các bên tranh chấp. Trong quá trình nộp đơn xin gia nhập WTO, pháp luật Việt Nam đã tiến hành thay đổi cũng như ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp luật để bắt kịp với xu thế quốc tế như Luật Thương mại 2005, Pháp lệnh trọng tài Thương mại 2003,… Án lệ cũng không nằm ngoài xu thế đó, được đề cập như một nhiệm vụ cải cách tư pháp tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”; theo đó: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm…” Nhằm thực thi Nghị quyết trên, Quốc hội đã xây dựng và ban hành Luật tổ chức Toà án nhân dân (có hiệu lực từ ngày 01/06/2015). Theo đó, theo Điều 22.2(c) Luật trên, HĐTP TANDTC được lựa chọn quyết định giám đốc thẩm, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Để tạo cơ sở hướng dẫn cho việc lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, HĐTP TANDTC đã ban hành Nghị quyết 03/2015/NQ- HĐTP và thay thế bằng Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP. Theo Điều 2 Nghị quyết 04/2019, tiêu chí lựa chọn một quyết định trở thành án lệ khi hội đủ các điều kiện sau: (1) quyết định đó phải có giá trị làm rõ quy định của pháp luật, khi giải thích các sự kiện 319 pháp lý phải chỉ ra nguyên tắc hay quy phạm pháp luật cần áp dụng hoặc thể hiện được lẽ công bằng với những vấn đề chưa có luật quy định cụ thể; (2) quyết định trên phải có tính chuẩn mực và (3) có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Khi áp dụng án lệ, những tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau, tuy nhiên, Tòa án cũng có thể từ chối áp dụng án lệ mặc dù tình huống pháp lý tương tự nhưng phải nêu rõ lý do (Điều 8 Nghị quyết 04/2019). Thêm vào đó, theo Điều 9 Nghị quyết, án lệ cũng có thể được bãi bỏ nếu không còn phù hợp do có sự thay đổi của pháp luật hay bản án, quyết định có nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặc phần liên quan đến án lệ. 2. Phân tích nội dung Án lệ số 21/2018/AL Án lệ số 21/2018/AL được HĐTP TANDTC thông qua ngày 17/10/2018 và công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA (06/ 11/2018) của Chánh án TANDTC. Nguồn của Án lệ số 21/2018/AL được trích từ Quyết định giám đốc thẩm số 08/2016/KDTM-GĐT (“QĐ số 08”) ngày 20/5/2016 của HĐTP TANDTC về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp hợp đồng cho thuê tài sản” giữa nguyên đơn là Công ty D với bị đơn là Công ty C. Nội dung Án lệ số 21/2018/AL nằm tại đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án” của QĐ số 08. Án lệ đưa ra hai giải pháp pháp lý: Thứ nhất, phải xác định đó là lỗi của bên thuê trong trường hợp có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khi không có thỏa thuận cũng như căn cứ theo quy định pháp luật Thứ hai, vì lỗi đó dẫn đến thiệt hại thực tế nên cần xem xét thiệt hại đó là khoản tiền cho thuê trong thời gian còn lại của hợp đồng. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ trích chi tiết nội dung Án lệ số 21/2018/AL nhằm làm rõ hơn những phân tích: “[1] Ngày 10-4-2006, Công ty D cho CTCP C thuê hai đầu máy vỏ thép và lai dắt tàu ra vào tại cảng, có hiệu lực từ ngày ký đến ngày 31-12-2006 theo Hợp đồng kinh tế số 1141/HĐ-CNQN. Trong hợp đồng không có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, đến ngày 17-8-2006, CTCP C có Văn bản số 2349 thông báo chấm dứt hợp đồng từ ngày 20-8-2006 với lý do “không có nhu cầu thuê 2 đầu máy”. Thời gian Công ty C ra văn bản thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng là quá ngắn, đã gây thiệt hại cho Công ty D do không thể có được hợp đồng khác thay thế ngay. Lỗi thuộc về Công ty C nên phải chịu trách nhiệm đối với khoản thiệt hại đã gây ra cho Công ty D. Thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê phương tiện trong thời gian còn lại của hợp đồng.” Từ nội dung Án lệ số 21/2018/AL, có thể xác định các tình tiết pháp lý chính bao gồm: (i) hợp đồng là loại loại hợp đồng thuê tài sản có thời hạn nhưng các bên không thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Bên thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng chưa được bên cho thuê đồng ý; 320 (ii) thời gian từ khi bên thuê ra thông b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình luận án lệ số 21/2018/AL về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê tài sản trước thời hạn BÌNH LUẬN ÁN LỆ SỐ 21/2018/AL VỀ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN TRƯỚC THỜI HẠN TS. Lê Nguyễn Gia Thiện Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM Phạm Phương Thảo Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM Tóm tắt Dưới góc độ pháp luật của các nước civil law, trong đó có Việt Nam, án lệ có vai trò giải thích những điều luật chưa rõ ràng hay có thể được hiểu theo nhiều cách. Bên cạnh đó, án lệ còn tạo ra các giải pháp lý, tạo sự thống nhất trong xét xử. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ phân tích và có những luận giải về thực tiễn xét xử có áp dụng Án lệ số 21/2018/AL trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn. Bài viết còn đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng xét xử đối với những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự Án lệ số 21/2018/AL. Từ khóa: Án lệ, Án lệ số 21/2018/AL, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thiệt hại thực tế là khoản tiền thuê còn lại trong hợp đồng. 1. Tổng quan về án lệ Trước bối cảnh hội nhập sâu rộng, điều tiên quyết là hệ thống tư pháp phải khắc phục được những điểm còn thiếu sót, lỗi thời nhằm tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, mang đến niềm tin công lý cho các bên tranh chấp. Trong quá trình nộp đơn xin gia nhập WTO, pháp luật Việt Nam đã tiến hành thay đổi cũng như ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp luật để bắt kịp với xu thế quốc tế như Luật Thương mại 2005, Pháp lệnh trọng tài Thương mại 2003,… Án lệ cũng không nằm ngoài xu thế đó, được đề cập như một nhiệm vụ cải cách tư pháp tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”; theo đó: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm…” Nhằm thực thi Nghị quyết trên, Quốc hội đã xây dựng và ban hành Luật tổ chức Toà án nhân dân (có hiệu lực từ ngày 01/06/2015). Theo đó, theo Điều 22.2(c) Luật trên, HĐTP TANDTC được lựa chọn quyết định giám đốc thẩm, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Để tạo cơ sở hướng dẫn cho việc lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, HĐTP TANDTC đã ban hành Nghị quyết 03/2015/NQ- HĐTP và thay thế bằng Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP. Theo Điều 2 Nghị quyết 04/2019, tiêu chí lựa chọn một quyết định trở thành án lệ khi hội đủ các điều kiện sau: (1) quyết định đó phải có giá trị làm rõ quy định của pháp luật, khi giải thích các sự kiện 319 pháp lý phải chỉ ra nguyên tắc hay quy phạm pháp luật cần áp dụng hoặc thể hiện được lẽ công bằng với những vấn đề chưa có luật quy định cụ thể; (2) quyết định trên phải có tính chuẩn mực và (3) có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Khi áp dụng án lệ, những tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau, tuy nhiên, Tòa án cũng có thể từ chối áp dụng án lệ mặc dù tình huống pháp lý tương tự nhưng phải nêu rõ lý do (Điều 8 Nghị quyết 04/2019). Thêm vào đó, theo Điều 9 Nghị quyết, án lệ cũng có thể được bãi bỏ nếu không còn phù hợp do có sự thay đổi của pháp luật hay bản án, quyết định có nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặc phần liên quan đến án lệ. 2. Phân tích nội dung Án lệ số 21/2018/AL Án lệ số 21/2018/AL được HĐTP TANDTC thông qua ngày 17/10/2018 và công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA (06/ 11/2018) của Chánh án TANDTC. Nguồn của Án lệ số 21/2018/AL được trích từ Quyết định giám đốc thẩm số 08/2016/KDTM-GĐT (“QĐ số 08”) ngày 20/5/2016 của HĐTP TANDTC về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp hợp đồng cho thuê tài sản” giữa nguyên đơn là Công ty D với bị đơn là Công ty C. Nội dung Án lệ số 21/2018/AL nằm tại đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án” của QĐ số 08. Án lệ đưa ra hai giải pháp pháp lý: Thứ nhất, phải xác định đó là lỗi của bên thuê trong trường hợp có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khi không có thỏa thuận cũng như căn cứ theo quy định pháp luật Thứ hai, vì lỗi đó dẫn đến thiệt hại thực tế nên cần xem xét thiệt hại đó là khoản tiền cho thuê trong thời gian còn lại của hợp đồng. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ trích chi tiết nội dung Án lệ số 21/2018/AL nhằm làm rõ hơn những phân tích: “[1] Ngày 10-4-2006, Công ty D cho CTCP C thuê hai đầu máy vỏ thép và lai dắt tàu ra vào tại cảng, có hiệu lực từ ngày ký đến ngày 31-12-2006 theo Hợp đồng kinh tế số 1141/HĐ-CNQN. Trong hợp đồng không có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, đến ngày 17-8-2006, CTCP C có Văn bản số 2349 thông báo chấm dứt hợp đồng từ ngày 20-8-2006 với lý do “không có nhu cầu thuê 2 đầu máy”. Thời gian Công ty C ra văn bản thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng là quá ngắn, đã gây thiệt hại cho Công ty D do không thể có được hợp đồng khác thay thế ngay. Lỗi thuộc về Công ty C nên phải chịu trách nhiệm đối với khoản thiệt hại đã gây ra cho Công ty D. Thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê phương tiện trong thời gian còn lại của hợp đồng.” Từ nội dung Án lệ số 21/2018/AL, có thể xác định các tình tiết pháp lý chính bao gồm: (i) hợp đồng là loại loại hợp đồng thuê tài sản có thời hạn nhưng các bên không thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Bên thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng chưa được bên cho thuê đồng ý; 320 (ii) thời gian từ khi bên thuê ra thông b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Án lệ Việt Nam Án lệ số 21/2018/AL Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Chấm dứt hợp đồng thuê tài sản Đơn phương chấm dứt hợp đồngTài liệu liên quan:
-
62 trang 85 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần Luật dân sự 2 (Trình độ đào tạo: Đại học)
12 trang 55 0 0 -
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xác lập hợp đồng vô hiệu
4 trang 41 0 0 -
Tìm hiểu và phân tích vụ án dân sự: Phần 2
200 trang 40 0 0 -
32 trang 37 0 0
-
Phương pháp nghiên cứu và phân tích một số bản án dân sự: Phần 2
200 trang 33 0 0 -
Lẽ công bằng trong một số án lệ tại Việt Nam
11 trang 30 0 0 -
12 trang 29 0 0
-
5 trang 26 0 0
-
Ý nghĩa và thực tiễn áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án Việt Nam
5 trang 25 0 0