BISPHOSPHONATES TRONG VIỆC KIỂM SOÁT BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 87.21 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khái niệm về y học dựa trên bằng chứng nên ứng dụng trong loãng xương và điều trị loãng xương cần được đánh giá qua khả năng làm giảm xuất độ gãy xương trong những thử nghiệm ngẫu nhiên so với giả dược. Mặc dù nhiều trị liệu được đề nghị cho điều trị loãng xương, chỉ 1 số ít chứng minh hiệu quả chống gãy xương. Mãn kinh làm gia tăng đáng kể chu chuyển xương, trong đó có sự mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương, là nguyên nhân của việc tăng tốc độ mất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BISPHOSPHONATES TRONG VIỆC KIỂM SOÁT BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH BISPHOSPHONATES TRONG VIỆC KIỂM SOÁT BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH Khái niệm về y học dựa trên bằng chứng nên ứng dụng trong loãng xương và điều trị loãng xương cần được đánh giá qua khả năng làm giảm xuất độ gãy xương trong những thử nghiệm ngẫu nhiên so với giả dược. Mặc dù nhiều trị liệu được đề nghị cho điều trị loãng xương, chỉ 1 số ít chứng minh hiệu quả chống gãy xương. Mãn kinh làm gia tăng đáng kể chu chuyển xương, trong đó có sự mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương, là nguyên nhân của việc tăng tốc độ mất xương. Tăng chu chuyển xương và mất xương kéo dài suốt thời kỳ sau mãn kinh, cho thấy cần sử dụng trị liệu chống hủy xương. Bisphosphonates là những chất ức chế mạnh nhất sự hủy xương được sử dụng trong 1 số bệnh lý về chuyển hóa xương, bao gồm loãng xương. Etidronate, bisphosphonate thế hệ đầu tiên và hoạt lực yếu, có khả năng sự ngăn ngừa mất xương ở bệnh nhân loãng xương, nhưng chưa có bằng chứng làm giảm gãy xương do loãng xương. Alendronate là bisphosphonate đầu tiên có mặt rộng rãi, có bằng chứng nhất quán và thuyết phục về hiệu quả chống gãy xương. Alendronate làm giảm đáng kể và có ý nghĩa tỷ lệ gãy đốt sống, cổ tay, cổ xương đùi, và những xương khác không phải đốt sống ở những phụ nữ loãng xương có khuynh hướng ưu thế về gãy đốt sống. Thêm vào đó, ở những phụ nữ không có khuynh hướng ưu thế về gãy đốt sống nhưng bị loãng xương theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y Tế thế giới, nghĩa là mật độ xương thấp hơn –2,5 đơn vị, Alendronate có hiệu quả tương tự làm giảm gãy đốt sống và không đốt sống do loãng xương. Alendronate cũng ngăn ngừa mất xương sau mãn kinh ở phụ nữ mới mãn kinh , và được xem như sự thay thế đáng chú ý của trị liệu hormone thay thế (HRT: Hormone Replacement Therapy) ở những phụ nữ không thể hoặc không muốn dùng HRT, đặc biệt vì sợ ung thư vú. 1 nghiên cứu gần đây cho thấy HRT và Alendronate cho hiệu quả cộng thêm đối với mật độ xương ở phụ nữ mới mãn kinh khi dùng kết hợp hai thuốc này với nhau. Risedronate (Actonel®) là 1 bisphosphonate mới đã xuất hiện gần đây ở một số nước, chứng minh được hiệu quả đối với chuyển hóa xương so sánh được với Alendronate. Risedronate giảm gãy đốt sống và không đốt sống ở phụ nữ có khuynh hướng ưu thế về gãy đốt sống. Trong 1 nghiên cứu rộng những trường hợp gãy khớp hông, Risedronate làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ gãy cổ xương đùi ở phụ nữ 70-80 tuổi có mật độ xương rất thấp, nhưng không hiệu quả ở phụ nữ trên 80 tuổi được lựa chọn vào thử nghiệm dựa vào yếu tố nguy cơ lâm sàng liên quan đến nguy cơ té ngã. Do đó, cần đo mật độ xương để chọn những bệnh nhân thích hợp cho điều trị. Thời gian điều trị tối ưu vẫn còn phải xác định và cơ chế bisphosphonate làm tăng sức mạnh của xương còn cẩn được tìm hiểu thêm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BISPHOSPHONATES TRONG VIỆC KIỂM SOÁT BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH BISPHOSPHONATES TRONG VIỆC KIỂM SOÁT BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH Khái niệm về y học dựa trên bằng chứng nên ứng dụng trong loãng xương và điều trị loãng xương cần được đánh giá qua khả năng làm giảm xuất độ gãy xương trong những thử nghiệm ngẫu nhiên so với giả dược. Mặc dù nhiều trị liệu được đề nghị cho điều trị loãng xương, chỉ 1 số ít chứng minh hiệu quả chống gãy xương. Mãn kinh làm gia tăng đáng kể chu chuyển xương, trong đó có sự mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương, là nguyên nhân của việc tăng tốc độ mất xương. Tăng chu chuyển xương và mất xương kéo dài suốt thời kỳ sau mãn kinh, cho thấy cần sử dụng trị liệu chống hủy xương. Bisphosphonates là những chất ức chế mạnh nhất sự hủy xương được sử dụng trong 1 số bệnh lý về chuyển hóa xương, bao gồm loãng xương. Etidronate, bisphosphonate thế hệ đầu tiên và hoạt lực yếu, có khả năng sự ngăn ngừa mất xương ở bệnh nhân loãng xương, nhưng chưa có bằng chứng làm giảm gãy xương do loãng xương. Alendronate là bisphosphonate đầu tiên có mặt rộng rãi, có bằng chứng nhất quán và thuyết phục về hiệu quả chống gãy xương. Alendronate làm giảm đáng kể và có ý nghĩa tỷ lệ gãy đốt sống, cổ tay, cổ xương đùi, và những xương khác không phải đốt sống ở những phụ nữ loãng xương có khuynh hướng ưu thế về gãy đốt sống. Thêm vào đó, ở những phụ nữ không có khuynh hướng ưu thế về gãy đốt sống nhưng bị loãng xương theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y Tế thế giới, nghĩa là mật độ xương thấp hơn –2,5 đơn vị, Alendronate có hiệu quả tương tự làm giảm gãy đốt sống và không đốt sống do loãng xương. Alendronate cũng ngăn ngừa mất xương sau mãn kinh ở phụ nữ mới mãn kinh , và được xem như sự thay thế đáng chú ý của trị liệu hormone thay thế (HRT: Hormone Replacement Therapy) ở những phụ nữ không thể hoặc không muốn dùng HRT, đặc biệt vì sợ ung thư vú. 1 nghiên cứu gần đây cho thấy HRT và Alendronate cho hiệu quả cộng thêm đối với mật độ xương ở phụ nữ mới mãn kinh khi dùng kết hợp hai thuốc này với nhau. Risedronate (Actonel®) là 1 bisphosphonate mới đã xuất hiện gần đây ở một số nước, chứng minh được hiệu quả đối với chuyển hóa xương so sánh được với Alendronate. Risedronate giảm gãy đốt sống và không đốt sống ở phụ nữ có khuynh hướng ưu thế về gãy đốt sống. Trong 1 nghiên cứu rộng những trường hợp gãy khớp hông, Risedronate làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ gãy cổ xương đùi ở phụ nữ 70-80 tuổi có mật độ xương rất thấp, nhưng không hiệu quả ở phụ nữ trên 80 tuổi được lựa chọn vào thử nghiệm dựa vào yếu tố nguy cơ lâm sàng liên quan đến nguy cơ té ngã. Do đó, cần đo mật độ xương để chọn những bệnh nhân thích hợp cho điều trị. Thời gian điều trị tối ưu vẫn còn phải xác định và cơ chế bisphosphonate làm tăng sức mạnh của xương còn cẩn được tìm hiểu thêm.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học tài liệu y học chuyên ngành y khoa bệnh thường gặp y học phổ thôngTài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 221 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 187 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 158 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 109 0 0
-
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0