Bộ Luật lao động
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ Luật lao động B Ộ L U Ậ T L A O Đ Ộ N G CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦULao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và cácgiá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhântố quyết định sự phát triển của đất nước.Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sửdụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động,góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và tronghệ thống pháp luật của quốc gia.Kế thừa và phát triển pháp luật lao động của nước ta từ sau Cách mạng Tháng Támnăm 1945 đến nay, Bộ Luật Lao động thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng Cộngsản Việt Nam và cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam năm 1992 về lao động, về sử dụng và quản lý lao động.Bộ Luật Lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người laođộng, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạođiều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, góp phần phát huy trísáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lýlao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất,dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1Bộ Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ănlương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quanhệ lao động.Điều 2Bộ Luật Lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sửdụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sởhữu.Bộ luật này cũng được áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc gia đình vàmột số loại lao động khác được quy định tại Bộ luật này.Điều 3Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ ViệtNam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhânViệt Nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật này và cácquy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.Điều 4Chế độ lao động đối với công chức, viên chức Nhà nước, người giữ các chức vụ đượcbầu, cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân,người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác và xã viên hợptác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được ápdụng một số quy định trong Bộ luật này.Điều 51- Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, họcnghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dântộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.2- Cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hìnhthức nào.3- Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việclàm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nướckhuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.Điều 6Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợpđồng lao động.Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cánhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.Điều 71- Người lao động được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao độngnhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo năng suất,chất lượng, hiệu quả công việc; được bảo hộ lao động, làm việc trong những điềukiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng nămcó lương và được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà nước quy địnhchế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ và các loại lao độngcó đặc điểm riêng.2- Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo Luật côngđoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được hưởng phúc lợi tập thể,tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy của doanh nghiệp và quy định của phápluật.3- Người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tậpthể, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp phápcủa người sử dụng lao động.4- Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật.Điều 81- Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao độngtheo nhu cầu sản xuấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật lao động Bộ luật lao động Hợp đồng lao động Kỷ luật lao động An toàn lao động Lao động có chuyên mônTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 982 4 0 -
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm): Phần 1 - TS. Cao Thị Oanh (Chủ biên)
129 trang 476 8 0 -
11 trang 436 0 0
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 1
257 trang 394 6 0 -
Giáo trình Colreg 72 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
176 trang 371 2 0 -
7 trang 354 0 0
-
9 trang 338 0 0
-
Đặc điểm từ, ngữ trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018
9 trang 326 0 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 303 0 0 -
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội
12 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
6 trang 0 0 0
-
26 trang 0 0 0
-
Kỹ thuật nuôi chồn nhung đen Phần 2
21 trang 0 0 0 -
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ H-FABP trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp
7 trang 0 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Cơ học chất điểm – GV. Phạm Nguyên Hoàng
57 trang 0 0 0 -
Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Xương, Tân Châu
4 trang 0 0 0 -
10 trang 0 0 0
-
90 trang 0 0 0
-
12 trang 0 0 0