Danh mục

Bước đầu đánh giá hiệu quả của kháng sinh dự phòng cefuroxim trong phẫu thuật cột sống tại khoa ngoại - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 86      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của cefuroxim khi chỉ định dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật cột sống. Nghiên cứu tiến hành 60 bệnh nhân được bốc thăm chia nhóm ngẫu nhiên, nhóm nghiên cứu có 30 bệnh nhân được điều trị dự phòng bằng kháng sinh cefuroxim từ lúc tiền mê và tiêm 2 lần trong vòng 24 giờ sau mổ, còn lại 30 bệnh nhân đối chứng tiêm kháng sinh điều trị thường quy tại khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liều lượng tùy theo từng kháng sinh và thông thường kéo dài từ 5-7 ngày sau mổ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu đánh giá hiệu quả của kháng sinh dự phòng cefuroxim trong phẫu thuật cột sống tại khoa ngoại - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học   BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KHÁNG SINH DỰ PHÒNG  CEFUROXIM TRONG PHẪU THUẬT CỘT SỐNG TẠI KHOA NGOẠI _  BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI  Nguyễn Thị Thu Giang*, Kiều Đình Hùng*, Nguyễn Thị Hiền**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn vết mổ là loại nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhiễm khuẩn sau mổ.  Ở các nước phát triển, kháng sinh dự phòng đã được sử dụng phổ biến trong các phẫu thuật sạch và sạch nhiễm  Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Cefuroxim khi chỉ định dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật cột sống.  Phương  pháp: 60 bệnh nhân được bốc thăm chia nhóm ngẫu nhiên, nhóm nghiên cứu có 30 bệnh nhân  được điều trị dự phòng bằng kháng sinh Cefuroxim từ lúc tiền mê và tiêm 2 lần trong vòng 24 giờ sau mổ, còn  lại 30 bệnh nhân đối chứng tiêm kháng sinh điều trị thường quy tại khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liều  lượng tùy theo từng kháng sinh và thông thường kéo dài từ 5 – 7 ngày sau mổ.  Kết  quả: Các loại bệnh lý cột sống được phẫu thuật của hai nhóm nghiên cứu và đối chứng có sự tương  đồng. Toàn bộ 100% bệnh nhân sau mổ 4 ngày không có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Hiệu quả kinh tế: Mỗi bệnh  nhân trong nhóm nghiên cứu đã tiết kiệm được 1.881.022 VND so với nhóm đối chứng, với số lượng 30 bệnh  nhân chúng tôi đã tiết kiệm 56.430.674 VND đồng tiền thuốc kháng sinh.  Kết luận: Nhóm nghiên cứu đã tiết kiệm kinh phí và giảm số lần tiêm kháng sinh một cách có hiệu quả.  Từ khóa: Kháng sinh dự phòng; Phẫu thuật cột sống  ABSTRACT  INITIAL ASSESSMENT OF THE EFFECT OF CEFUROXIME AS ANTIBIOTIC PROPHYLAXIS   ON SPINAL SURGERY IN THE DEPARTMENT OF SURGERY AT THE HANOI MEDICAL  UNIVERSITY HOSPITAL  Nguyen Thi Thu Giang, Kieu Dinh Hung, Nguyen Thi Hien   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 91 ‐ 95  Background: Surgical site infections are the most common postoperative infections. In developed countries,  use of antibiotics prophylaxis in clean surgery and clean contaminated surgery is recommend  Methods:  Sixty patients operated on spinal column were randomly devided in two groups: The first group  of patients was treated by Cefuroxim at early stage of anaesthetize and the other group was treated by routine  antibiotics after operation. Health index of two groups of operated patients has been well observed.   Results: All participated patients were well been operated on. After 4 days, all patients of two groups have  not been seen with any clinical signs of infections. Patients in the first group spent less cost (1,881,022 VND) as  compared with patients in the second group, giving total amount of saved (56,430,674 VND) for 30 patients in  the first group.   Discussion and conclusion: It was significantly reduced a cost of antibiotic treatment and limitted number  of antibiotic injection for the first group when compared to the second groups of patients.  Từ khoá: Spinal surgery, antibiotic prophylaxis.  * Trường Đại học Y Hà Nội, ** Trường Đại học Dược Hà Nội  Tác giả liên lạc: DS. Nguyễn Thị Thu Giang, ĐT: 0942526996  Phẫu Thuật Cột Sống   Email: nguyenthithugiang47@gmail.com  91 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014   ĐẶT VẤN ĐỀ  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là loại nhiễm  khuẩn  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  trong  các  nhiễm  khuẩn sau mổ. Ở các nước phát triển, kháng sinh  dự  phòng  (KSDP)  đã  được  sử  dụng  phổ  biến  trong các phẫu thuật sạch và sạch nhiễm, nhưng  ở Việt Nam do tâm lý lo ngại điều kiện vệ sinh  bệnh viện, vệ sinh phòng mổ nên các phẫu thuật  viên vẫn có thói quen dùng kháng sinh điều trị  cho mọi loại phẫu thuật, điều này không những  gây tốn  kém,  mất an  toàn  mà  còn  làm  nguy  cơ  làm tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn. Vi khuẩn  là  tác  nhân  chính  gây  ra  nhiễm  khuẩn  vết  mổ.  Trong  phẫu  thuật  sạch,  Staphylococcus aureus  từ  môi trường ngoại sinh hoặc từ hệ vi khuẩn trên  da  bệnh  nhân  (BN)  là  nguyên  nhân  chính  gây  nhiễm  khẩn  vết  mổ  (NKVM)(1).  Tại  Việt  Nam,  các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn phân lập được  từ  các  trường  hợp  NKVM  chủ  yếu  là  vi  khuẩn  Gram  âm,  hay  gặp  nhất  là  Escherichia  coli,  Klebsiella  pneumoniae  và  các  vi  khuẩn  Gram  dương  khác  có  gặp  nhưng  với  tỷ  lệ  thấp  hơn  như  Staphylococcus  aureus,  Staphylococci  không  sinh  coagulase(2,3).  Tại  bệnh  viện  Đại  học  Y  Hà  Nội, một số công trình nghiên cứu về KSDP đối  với phẫu thuật đã được tiến hành và cho kết quả  tốt. Theo số liệu của khoa Ngoại trong năm 2012  và 2013, số lượng BN được mổ phiên về bệnh lý  cột sống tại khoa là 105 và 109 trường hợp. Đây  là  một  phẫu  thuật  sạch  nên  rất  thích  hợp  cho  việc  sử  dung  KSDP.  Nhưng  hiện  nay,  trong  phẫu thuật cột sống (PTCS), kháng sinh (KS) vẫn  được sử ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: