Danh mục

Bước đầu nghiên cứu về thành ngữ Hán-Hàn

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.36 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để học tốt được ngoại ngữ nói chung và tiếng Hàn nói riêng phải trải qua cả một quá trình rèn luyện lâu dài. Trong đó, việc tìm hiểu những vấn để liên quan đến ngôn ngữ bản thân đang học cũng rất quan trọng, tạo cơ sở để người học hiểu sâu hơn cũng như tiếp thu kiến thức đa chiều về ngôn ngữ đó. Hán ngữ có ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ Việt Nam cũng như Hàn Quốc. Nhận ra sự tương đồng trong cả ba ngôn ngữ là một lợi thế giúp người học ngoại ngữ có thể trau dồi một cách dễ dàng hơn về từ vựng, phát âm cũng như thuận lợi trong quá trình đọc-hiểu, kĩ năng dịch…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu nghiên cứu về thành ngữ Hán-Hàn HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH NGỮ HÁN-HÀN SVTH:Nguyễn Thanh Huyền, Phạm Thị Thu (3H09) GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TIẾNG HÁN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG HÁN VỚI TIẾNG HÀN 1. Khái quát sơ bộ về tiếng Hán Chữ Hán, hay còn gọi là chữ Nho, chữ Trung Quốc, là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.Chữ Trung Quốc có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,….Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ dân bản địa từng nước. 2. Ảnh hưởng của tiếng Hán tới tiếng Hàn Hán ngữ du nhập vào bán đảo Triều Tiên từ cách đây rất lâu rồi.Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo hay còn gọi là Khổng giáo, chữ Hán dần đi vào lời ăn tiếng nói của người Hàn Quốc và chiếm giữ một số lượng rất lớn các từ ngữ thông dụng (khoảng 70%).Đứng trên phương diện là một người Việt Nam đi tìm hiểu về Tiếng Hàn nói chung và thành ngữ Hán Hàn nói riêng, chúng em cảm nhận được nhiều nét tương đồng ngay từ trong cách phát âm giữa tiếng Việt và tiếng Hán Hàn.Có lẽ,đây chính là một thuân lợi lớn cho những ai say mê Hàn ngữ. II. CÁCH NHẬN BIẾT TRONG THÀNH NGỮ HÁN Như đã nói ở trên, một trong những điều thuân lợi nhất của người Việt Nam khi học thành ngữ Hán Hàn đó là các từ giữa hai thứ tiếng có vỏ âm thanh khá tương đồng.Vì thế, chỉ cần vừa đọc câu thành ngữ lên,thông qua nghĩa các từ mang âm hương tiếng Hán, ta có thể đoán được sơ bộ ý nghĩa của câu đó.Thậm chí,có những câu thành ngữ Hán Hàn chỉ cần đọc lên thôi ta đã đoán ngay được nghĩa tiếng Việt của nó.Tuy nhiên có một điều đáng lưu ý đó là:bởi lẽ thành ngữ Hán Hàn được hình thành từ các từ tiếng Hàn mang gốc Hán nên có thể một từ sẽ cho ra nhiều nghĩa khác nhau.Ta có thể lấy ngay ví dụ sau: chúng ta rõ ràng biết đến từ 사전 nghĩa là:”từ điển”, nhưng thực tế nó còn có hơn mười nghĩa khác như:”tư điền”,”tư chiến”,”tử chiến”,…chưa tính đến trường hợp một đơn từ như từ còn có hàng chục nghĩa khác nhau.Nói như vậy để thấy rằng nắm bắt được hết nghĩa của từ Hán Hàn không dễ dàng chút nào.Qua xem xét, chúng tôi đã đưa ra được một số đặc điểm tiêu biểu sau của từ Hán Hàn: Các từ Hán Hàn thường là danh từ chỉ một đối tượng, một khái niệm…. Kết hợp với 하다 để trở thành động từ, tính từ. Trong các từ Hán Hàn chỉ có các phụ âm cơ bản, không có các phụ âm kép(ㄸ, ㅉ….). 360 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 Ngoài ra, khi so sánh các từ Hán Hàn và các từ Hán Việt, ta thấy: phụ âm ㄱ tương đương với các phụ âm c, k, kh, gi….;phụ âm tương đương với các phụ âm n, l,……. III. TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ 1. Khái niệm thành ngữ Theo từ điển bách khoa:”Thành ngữ mang hoặc là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về ngữ pháp) (không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, thành ngữ thường được sử dụng trong việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh”. 2. Thành ngữ Hán-Hàn Khi học về thành ngữ Hán Hàn ta không chỉ đơn thuần học thuộc nó mà còn phải hiểu nghĩa va nguồn gốc cảu nó qua các điển tích.Vì khả năng có hạn nên chúng em chỉ xin nêu lên ba ví dụ có điển tích để người học tham khảo: 모순: Sự mâu thuẫn (Lời nói hay hành động trước và sau không giống nhau) Điển tích: Ngày xưa ở Trung Quốc có một người chuyên bán cây lao và cái khiên. Người này rất có khiếu bán hàng nên đi đâu bán cũng đắt. Khi bán lao người này rao:”Lao này rất bén, bất cứ khiên nào cũng có thể bị đâm thủng”. Và khi bán khiên, người này lai rao:”Đây là một cái khiên vô cùng chắc, trên thế gian này bất cứ cây lao sắc bén nào cũng không thể đâm xuyên qua được”. Một ngày nọ, có người nghe lời rao và hỏi anh ta:”Cây lao này dù cho khiên có chắc đến đâu cũng có thể bị đâm thủng và cái khiên nay, dù cho cây lao có sắc bén đến đâu cũng không thể bị đâ, thủng qua. Vậy nếu lấy cây lao này đâm cái khiên này thi như thế nao?”. Người bán hàng tự thấy lời nói của mình mâu thuẫn, mắc cỡ và rời đi chỗ khác. Từ đó trở đi như người bán hàng nói lồi trước lời sau không giống nhau thì gọi là: 모순 (Sự mâu thuẫn). 새옹지마: Cõi trời bí hiểm khôn lường (국경 노인의 말”인생의 좋은 일과 나쁜 일이 미리 일 수 없음 뜻한다”): Lời của ông lão sống ở vùng biên giới:”Trong cuộc sống, không thể biết trước chuyện tốt hay xấu lúc nào xảy đến”. Điển tích: Ở vùng biên giới Trung Quốc có một ông lão sinh sống. Một ngày nọ, con ngựa của ông lão chạy ra khởi vùng biên giới.Những người hàng xóm an ủi ông lão nhưng ông bình tĩnh nói:”Chuyện này không chừng là điềm tốt ai biết trước được?”. Chẳng bao lâu sau, con ngựa biến mất trở về dẫn theo một con ngựa khác, mọi người thấy vậy ghen tị nhưng ông lão không hề ...

Tài liệu được xem nhiều: