Thông tin tài liệu:
Trong bài nghiên cứu khoa học này, tác giả tập trung khai thác về những nỗi đau, những vết thương chiến tranh mà người dân Hàn Quốc đã phải trải qua, được thể hiện trong các tác phẩm văn học hiện đại; mà trọng tâm là hai tác phẩm”Hai đời thọ nạn” và ”Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?”
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vết thương chiến tranh trong văn học hiện đại Hàn Quốc trọng tâm qua hai tác phẩm”Hai đời thọ nạn” của Ha Geun Chan và ”Ai đã ăn hết những cây singa ngày ấy”của Park Wan Suh3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC TRỌNG TÂM QUA HAI TÁC PHẨM”HAI ĐỜI THỌ NẠN”CỦA HA GEUN CHAN VÀ”AI Đà ĂN HẾT NHỮNG CÂY SING- A NGÀY ẤY”CỦA PARK WAN SUH SVTH: Đỗ Thị Phương Loan, Vũ Liên Hương 1H10 GVHD: ThS Bùi Thị Bạch Dương I. Đặt vấn đề Văn học là tấm gương phản ánh chân thực và rõ rệt nhất về văn hóa, lịch sử, xã hội vàtư tưởng của mỗi dân tộc. Từ trước đến nay, một trong những đề tài vẫn luôn khơi nguồncảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ trên thế giới chính là đề tài chiến tranh. Dù làcuộc chiến tranh phi nghĩa hay chiến tranh tự vệ chính đáng thì cũng luôn để lại những nỗiđau, những vết sẹo không bao giờ có thể quên đối với những người đã từng trải qua mộtthời máu lửa, bất kể là người lính – người trực tiếp cầm súng tham gia chiến đấu hay lànhững người dân thường vô tội. Các tác giả văn học viết về chiến tranh là họ tự trả mộtmón nợ, viết cho những người nằm xuống, cho sự chia ly, cho những nỗi đau đã trả vàothinh lặng qua thời gian. Với độc giả hiện đại, tìm về những tác phẩm chiến tranh là tìm vềnhững trang lịch sử vừa có tính tư liệu lịch sử, vừa có cái nhìn nhân văn xét ở những gócđộ nhỏ nhặt của cuộc chiến. Trong mảng văn học chiến tranh Hàn Quốc, bối cảnh thường được đem ra khai thác làhai cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử của dân tộc họ - chiến tranh Nhật trị và chiến tranhNam Bắc triều. Khác với các tác phẩm chiến tranh của Việt Nam chủ yếu nhằm tái hiệnlịch sử và mang tính chất cổ vũ, tuyên truyền và ca ngợi cách mạng, văn học chiến tranhHàn Quốc tập trung lột tả nỗi đau thương, mất mát, sự bất lực trước sự thay đổi của thờicuộc. Thời gian gần đây đã có một số tác phẩm văn học Hàn Quốc được giới thiệu với bạnđọc Việt Nam. Trong số đó, những tác phẩm về chiến tranh đã để lại ấn tượng sâu sắctrong lòng độc giả có thể kể đến”Hai đời thọ nạn”của tác giả Ha Geun Chan và”Ai đã ănhết những cây sing-a ngày ấy?”của tác giả Park Wan Suh. Trong bài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi muốn tập trung khai thác về những nỗiđau, những vết thương chiến tranh mà người dân Hàn Quốc đã phải trải qua, được thể hiệntrong các tác phẩm văn học hiện đại; mà trọng tâm là hai tác phẩm”Hai đời thọ nạn”và”Aiđã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?” Chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này với mong muốn có thể mang văn học HànQuốc đến gần hơn với bạn đọc Việt Nam, đặc biệt là những ai quan tâm và muốn tìm hiểuvề văn hoá và lịch sử Hàn Quốc. Bên cạnh đó, độc giả sẽ có được cái nhìn toàn diện và rõnét hơn về bối cảnh xã hội và con người Hàn Quốc thời loạn lạc. 1723/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC II. Nội dung bài nghiên cứu CHƢƠNG 1: Bối cảnh lịch sử - xã hội của hai tác phẩm Cả hai tác phẩm đều lấy bối cảnh là hai cuộc chiến tranh Nhật trị và Nội chiến NamBắc Triều 6.25. Năm 1910, Nhật Bản hoàn toàn thôn tính Triều Tiên bằng Hiệp ước sáp nhập NhậtBản - Triều Tiên. Sau Chiến tranh Trung - Nhật năm 1937 và Thế chiến thứ II bùng nổ,Nhật Bản đã tìm cách tiêu diệt sự hiện diện của Triều Tiên với tư cách một quốc gia. Việcthờ cúng tại các miếu thờ Shinto Nhật Bản trở thành bắt buộc. Chương trình học được sửađổi triệt để để loại trừ việc dạy học bằng tiếng Triều Tiên và lịch Triều Tiên. Sự tiếp nốicủa văn hóa Triều Tiên bắt đầu bị coi là bất hợp pháp. Văn hóa và kinh tế Triều Tiên đã bịhủy hoại đáng kể. Ngôn ngữ Triều Tiên bị cấm đoán và người Triều Tiên bị buộc phảichấp nhận những cái tên Nhật Bản. Nhiều đồ vật thủ công văn hóa Triều Tiên bị phá hủyhay bị đưa sang Nhật Bản. Tới ngày nay, những đồ thủ công giá trị của Triều Tiên thườnghiện diện trong các bảo tàng Nhật Bản hay nằm trong những bộ sưu tập cá nhân. Báo chí bịcấm xuất bản bằng tiếng Triều Tiên và việc nghiên cứu lịch sử Triều Tiên cũng bị cấmđoán tại các trường đại học, sách sử Triều Tiên bị đốt, phá hủy hay bị cấm đoán. Năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, LiênXô tuyên chiến với Đế quốc Nhật Bản và vào ngày 8 tháng 8 bắt đầu tấn công phíabắc Bán đảo Triều Tiên. Như đã thỏa thuận với Mỹ, Liên Xô dừng quân lại ở vĩ tuyến 38độ bắc. Quân đội Hoa Kỳ ở phần phía nam của bán đảo. Năm 1949, cả hai lực lượng củaLiên Xô và Hoa Kỳ rút khỏi Triều Tiên. Tổng thống Nam Triều Tiên Lý Thừa Vãn và Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim NhậtThành đều có ý định thống nhất bán đảo dưới hệ thống chính trị của mình và đã tiến hànhcác cuộc tấn công quân sự dọc theo ranh giới vào năm 1949 và đầu năm 1950. Suốt ba nămsau đó, cuộc chiến luôn luôn ...