Danh mục

Bước đầu tìm hiểu về Kisaeng Hàn Quốc và Đào Nương Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 656.84 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày này, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Hàn Quốc càng được thắt chặt, đồng thời cũng dẫn tới đẩy mạnh về giao lưu văn hóa. Kisaeng và ả đào cũng là một phần trong tiến trình văn hóa của hai dân tộc, qua nghiên cứu, ta có thể thấy phần nào sự giống và khác nhau về văn hóa của hai dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu tìm hiểu về Kisaeng Hàn Quốc và Đào Nương Việt Nam BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ KISAENG HÀN QUỐC VÀ ĐÀO NƯƠNG VIỆT NAM SVTH: Nguyễn Thị Hải Giang GVHD: Lê Nguyệt Minh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kisaeng và đào nương đều là những khái niệm dùng để chỉ người con gái có tài có sắcvà lấy việc phô diễn cái tài cái sắc ấy làm “nghề” để theo đuổi suốt cuộc đời. Kisaeng đượcđịnh nghĩa là những cô gái, những nghệ sĩ biểu diễn phục vụ cho giới quý tộc và hoàng giatrong xã hội phong kiến Hàn Quốc. Họ là những cô gái đa tài, có thể hát, đánh đàn, thổi sáo,ngâm thơ và múa tuy rằng trong xã hội cũ, những tài năng ấy không thực sự được coi trọng.Xuất hiện từ thời kì Goryeo và phát triển rực rỡ nhất trong thời Joseon, những kisaeng đãđóng vai trò quan trọng trong lịch sử cũng như nghệ thuật của Hàn Quốc(이찬영, 2005).Từ câu chuyện về nàng Xuân Hương được người xưa kể lại, ta đã thấp thoáng thấy hìnhbóng của những kisaeng xinh đẹp tài hoa. Trong đó có những kiaseng, kiêm nữ thi sĩ nổitiếng như nàng Hwang Jini ở thế kỷ XVI. Có nhiều nét tương đồng với kisaeng Hàn Quốc, các đào nương của Việt Nam cũng lànhững người “mãi nghệ”. Đào nương chính là những người hát ca trù, vì vậy, khi nghiêncứu đào nương không thể tách rời họ với nghệ thuật ca trù. Tuy chỉ tập trung chuyên mônvào nghệ thuật ca trù, nhưng một đào nương cũng có thể hát, múa, và đàn. Tuy nhiên đàonương được biết đến nhiều nhất vẫn là bởi tiếng hát của mình. Theo Đại Việt sử kí toàn thư,đào nương đã xuất hiện từ thế kỷ XI, vào thời nhà Lý. Có thể nói, nếu như ca trù là di sảnvăn hóa của thế giới thì đào nương chính là những người trực tiếp tạo nên, bảo tồn và pháthuy giá trị văn hóa đó. Nghiên cứu kisaeng và đào nương là một cách để hiểu thêm về văn hóa của hai dântộc. Ngày này, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Hàn Quốc càng được thắt chặt,đồng thời cũng dẫn tới đẩy mạnh về giao lưu văn hóa. Kisaeng và ả đào cũng là một phầntrong tiến trình văn hóa của hai dân tộc, qua nghiên cứu, ta có thể thấy phần nào sự giốngvà khác nhau về văn hóa của hai dân tộc. Đặc biêt, bài nghiên cứu này hướng tới đối tượng là các bạn sinh viên. Ngày nay, bêncạnh áp lực học tập còn có rất nhiều những điều mới mẻ ở thế giới bên ngoài. Điều này đôikhi cũng khiến lớp trẻ có đôi chút thờ ơ với văn hóa của dân tộc. Hy vọng bài nghiên cứusẽ giúp các bạn sinh viên học tiếng Hàn hiểu thêm về một nét văn hóa Hàn Quốc, cũng nhưbiết thêm về một nét văn hóa truyền thống của Việt Nam. 12 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong tiểu luận này, nhiệm vụ nghiên cứu chính là nêu những khái lược chung về haiđối tượng: định nghĩa, lịch sử hình thành phát triển và nhận định của xã hội về kisaeng vàđào nương. Từ đó đưa ra một vài nét so sánh cơ bản về sự giống và khác nhau giữa kisaengHàn Quốc và đào nương trên một vài phương diện: như trang phục, phong cách biểu diễn,tình hình phát triển. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận tập trung vào hai đối tượng chính là kisaeng củaHàn Quốc và đào nương Việt Nam. 4. Thống nhất về mặt khái niệm Kisaeng Hàn Quốc còn được gọi là Kinyeo (kĩ nữ). Trong bài nghiên cứu này thốngnhất dùng khái niệm Kisaeng để tránh nhầm lẫn với Kĩ nữ của Trung Quốc. Tuy nhiên,trong bài đôi khi cũng dùng từ kĩ nữ để tránh trùng lặp. Cần phải hiểu kĩ nữ ở đây khôngphải từ để chỉ những “cô gái bán hoa” trong xã hội cũ như người Việt Nam vẫn quan niệm.Từ “kĩ” ở đây là trong từ kĩ nghệ, “kĩ nữ” dùng để chỉ những cô gái “mãi nghệ”, đem kĩnghệ của mình ra biểu diễn kiếm sống. Từ “kĩ nữ” ở đây hoàn toàn đồng nhất với từ“kisaeng” (kĩ sinh). Trình bày về kisaeng, khi đang nhắc đến thời kỳ Joseon, đôi khi chúngtôi cũng sử dụng từ Triều Tiên. Triều Tiên ở đây nhằm chỉ một vùng lãnh thổ thống nhấtthời Joseon, không phải chỉ là vùng lãnh thổ của CHDCND Triều Tiên bây giờ Đào nương Việt Nam được biết đến nhiều hơn với tên gọi ả đào. Tuy nhiên ả đào đãtrở thành tên gọi chung của cả đào nương và nghệ thuật hát ả đào (tức hát ca trù). Vì vậy,bài nghiên cứu thống nhất tên gọi đào nương và hát ca trù để tránh nhầm lẫn. 5. Kết cấu của báo cáo khoa học Bài báo cáo gồm 2 chương 4 tiết. CHƢƠNG I: KHÁI LƢỢC VỀ KISAENG HÀN QUỐC VÀ ĐÀO NƢƠNGVIỆT NAM 1.1. Kisaeng Hàn Quốc 1.1.1. Một số khái niệm Kisaeng (hay còn gọi là Kinyeo) là những kĩ nữ biểu diễn phục vụ cho giới quý tộcvua quan Hàn Quốc cổ. Hiện nay, Hàn Quốc thống nhất với quan niệm, kisaeng ra đời từthời kì Goryeo (918-1832) (theo cuốn “Goryeosa – Lịch sử vương triều Goryeo”). Tuynhiên phải đến triều đại Joseon (Triều Tiên) (1832-1910), kisaeng mới thực sự phát triển.Và thế hệ những kisaeng cuối cùng còn tồn tại là vào thời kì Nhật đô hộ Hàn Quốc (1910-1945). ...

Tài liệu được xem nhiều: