Danh mục

Các bệnh bẩm sinh gây dị hình vành tai

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.74 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh vành tai chiếm khoảng 5% các bệnh lý về tai. Vành tai được cấu tạo là một cái loa bằng sụn, phía ngoài có da bao bọc. Vành tai có những chỗ lồi lõm khác nhau tạo thành các hố (hố thuyền, loa tai, cửa tai) và các gờ (gờ vành tai, gờ đối vành, đối bình, bình tai hay nắp tai). Phần dưới của vành tai không có sụn mà chỉ có tổ chức da và mỡ gọi là dái tai. Vành tai có tác dụng hứng sóng âm trong không khí đưa vào ống tai ngoài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các bệnh bẩm sinh gây dị hình vành tai Các bệnh bẩm sinh gây dị hình vành tai Bệnh vành tai chiếm khoảng 5% các bệnh lý về tai. Vành tai được cấu tạo là một cái loa bằng sụn, phía ngoài có da bao bọc. Vành tai có những chỗ lồi lõm khác nhau tạo thành các hố (hố thuyền, loa tai, cửa tai) và các gờ (gờ vành tai, gờ đối vành, đối bình, bình tai hay nắp tai). Phần dưới của vành tai không có sụn mà chỉ có tổ chức da và mỡ gọi là dái tai. Vành tai có tác dụng hứng sóng âm trong không khí đưa vào ống tai ngoài và định hướng vị trí của sóng âm. Các bệnh bẩm sinh gây dị hình vành tai U máu ở tai. Những dị hình vành tai chỉ làm giảm thẩm mỹ chứ không ảnh hưởng nhiều đến chức năng nghe của người bệnh. Các dị hình vành tai thường gặp là: Vểnh tai: hai vành tai to và đưa ngang về phía trước như tai lừa. Muốn làm hết vểnh phải cắt bớt da và sụn ở rãnh sau tai rồi khâu lại. Băng ép trong 5 ngày để đưa vành tai trở về vị trí bình thường. Tai voi khi vành tai phát triển to quá mức. Những bệnh nhân này được xử trí bằng phẫu thuật xén bớt một phần vành tai. Nhiều tai: những người này sau khi sinh đã thấy xung quanh vành tai có nhiều khối sụn to bằng đầu ngón tay tượng trưng cho những vành tai phụ. Các khối sụn này có thể có cuống hoặc không và thường hay tập trung ở phía trước bình tai. Điều trị bằng cắt bỏ các khối sụn thừa hoặc có thể chung sống với chúng suốt đời. Rách dái tai: có thể bẩm sinh hoặc mắc phải do đeo khuyên tai nặng. Bệnh được xếp vào loại chỉ gặp ở các nước thế giới thứ ba. Điều trị dễ dàng bằng cắt bỏ mép hai vết rách rồi khâu phục hồi. Tuy nhiên nếu rách kèm thêm dái tai bị chảy sệ thì phải cắt bỏ bớt một. Vành tai không phát triển: bệnh nhân không có vành tai mà thay bằng một cái gờ thô sơ và vài khối sụn xung quanh. Dị hình này có thể đi kèm với một số thiếu hụt khác như không có ống tai ngoài, không có tai giữa, bệnh nhân thường kèm theo điếc. Tạo hình lại bằng vật liệu nhân tạo. Rò bẩm sinh trước tai Rò bẩm sinh trước tai được phát hiện ngay từ khi mới sinh và thường có tính chất gia đình. Rò bẩm sinh trước tai gặp ở những người có vành tai dị hình hoặc bình thường. Loại bệnh này tương đối phổ biến. Nguyên nhân do sự hàn gắn thiếu sót giữa mang thứ nhất và mang thứ hai trong thời kỳ bào thai. Vị trí thông thường của lỗ rò là ở trước nắp tai hoặc phía trước đoạn lên của gờ vành. Dị hình có thể gặp ở một hoặc hai bên tai. Lỗ rò kích thước nhỏ bằng đầu kim, chứa chất nhầy đặc như kem, mùi thối, có thể bị tắc gây nhiễm khuẩn hình thành áp xe rò luân nhĩ. Có hai phương pháp điều trị rò bẩm sinh: bảo tồn hoặc phẫu thuật. Phương pháp bảo tồn là bơm chất ăn mòn vào đường rò làm cháy lớp biểu bì, sau đó hai thành của rò sẽ dính lại với nhau. Phương pháp phẫu thuật lấy toàn bộ đường rò được tiến hành với những lỗ rò đã áp xe hoặc có nguy cơ áp – xe như chảy dịch thối từ lỗ rò thường xuyên. Phẫu thuật lấy toàn bộ đường rò rồi khâu kín da lại. U máu vành tai U máu vành tai thường do chấn thương gây ra. Đây là những chấn thương nhẹ như đánh vật, đánh quyền… Trong bệnh này máu và thanh dịch khu trú ở giữa màng sụn và sụn. U máu thường ở mặt trước và một phần ba trên của vành tai. Khối u máu tròn, đều, nhẵn, căng mọng, màu đỏ bầm, không đau hay đau ít. Diễn biến của khối u tùy thuộc vào kích thước. Nếu khối u nhỏ hơn 1cm sẽ tan dần sau một vài tuần, để lại vành tai dày hơn bình thường. Nếu khối u lớn hơn 2cm, cũng có thể tan được nhưng làm biến dạng vành tai. Một số trường hợp tạo thành áp – xe do viêm màng sụn sẽ làm biến dạng vành tai nặng nề, để lại biến chứng nặng nề về thẩm mỹ. Điều trị: Nếu khối u nhỏ dưới 1cm, cần băng chặt để ép lại, nếu khối u trên 2cm nên chọc dò, hút hết máu và thanh dịch rồi băng ép chặt. Nếu các biện pháp trên thất bại, phải rạch rộng khối u để nạo khối máu ở trong rồi khâu da lại và ép chặt. Viêm sụn vành tai Viêm sụn vành tai biểu hiện bằng đau nhiều ở vành tai kèm theo sốt nhẹ. Vành tai sưng phồng hoặc dày lên. Da vành tai có thể bị loét và chảy mủ qua lỗ rò. Khi thăm dò thấy sụn bị bóc trần và hoại tử. Sau khi sụn chết hết thì vết loét sẽ lành nhưng vành tai bị biến dạng. Điều trị bằng rạch rộng da và nạo bỏ sụn chết. Thay băng hàng ngày. Kết hợp kháng sinh, kháng viêm. Phòng bệnh: Bệnh dễ lây nên cần thay băng riêng. Nếu thấy vành tai nóng và sưng đỏ cần điều trị sớm. ...

Tài liệu được xem nhiều: