Danh mục

CÁC BIỆN PHÁP KHÁM VẬN ĐỘNG

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.94 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số nghiệm pháp khác: Người bệnh có thể ở nhiều tư thế: ngồi, đứng, nằm… ở đây ta chỉ thăm khám khi người bệnh ở tư thế nằm.1.1. Hướng dẫn người bệnh làm một số nghiệm pháp thông thường, đồng thời hai bên, để so sánh. - Chi trên: nắm xoè bàn tay; gấp duỗi cẳng tay; giơ cánh tay lên trên, sang ngang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC BIỆN PHÁP KHÁM VẬN ĐỘNG KHÁM VẬN ĐỘNGI. KHÁM VẬN ĐỘNG TỰ CHỦ.1. Một số nghiệm pháp khác:Người bệnh có thể ở nhiều t ư thế: ngồi, đứng, nằm… ở đây ta chỉ thăm khám khingười bệnh ở tư thế nằm.1.1. Hướng dẫn người bệnh làm một số nghiệm pháp thông thường, đồng thờihai bên, để so sánh.- Chi trên: nắm xoè bàn tay; gấp duỗi cẳng tay; giơ cánh tay lên trên, sang ngang.- Chi dưới: Co duỗi ngón chân; Gấp duỗi cẳng chân; Nhắc chân l ên khỏi giường.1.2. Tìm cơ lực:Trong khi người bệnh làm những động tác thông thường kể trên, thầy thuốc lầnlượt chống lại từng loại. Như vậy có thể đánh giá được cơ lực của từng nhóm cơ.1.3. Nghiệm pháp Barré:- Chi trên: người bệnh nằm ngửa, giơ thẳng hai tay tạo một góc 60 độ với mặtgiường. Bên nào liệt sẽ rơi xuống trước.- Chi dưới: người bệnh nằm sấp. Cẳng chân người bệnh để 45 độ với mặt giường.Bên nào liệt sẽ rơi xuống trước.1.4. Nghiệm pháp Mingazzini:Áp dụng cho chi dưới. Người bệnh nằm ngửa hai chân giơ lên, cẳng chân thẳnggóc với đùi, đùi thẳng góc với mặt giường. Bên nào liệt chân đó rơi xuống trước.2. Đánh giá kết quả:Việc thăm khám vận động và cơ lực của từng đoạn chỉ cho phép phát hiện tìnhtrạng liệt, không những về cường độ liệt, mà còn ở địa điểm liệt.2.1. Cường độ:Có thể liệt hoàn toà, không làm được những động tác thông thường. có thể chỉ liệtnhẹ, vẫn làm được những động tác nhưng không lâu và yếu. Lúc đó cần phải sosánh kỹ hai bên và loại trừ nguyên nhân của động tác yếu là do teo cơ hay khớplàm hạn chế cử động.2.2. Khu trú địa điểm:Tuỳ theo địa điểm tổn thương thần kinh, liệt có thể khu trú hay lan toả. Do vậyxác định được địa điểm liệt cũng có nghĩa là xác định được vị trí tổn thương thầnkinh. Ví dụ:- Địa điểm thân thần kinh: khi liệt vận động cả một nhóm cơ chi phối bởi một dâythần kinh sọ não hay thần kinh tuỷ, nói chung ta có thể cho là tổn thương ở thầnkinh ngoại biên. Đó là trường hợp của liệt mặt thể ngoại biên, liệt thần kinh quay,thần kinh giữa…- Địa điểm rễ thần kinh: khi liệt vận động một nhóm cơ ở đúng vùng chi phối bởimột hay nhiều rễ tuỷ trước, ta có thể kết luận là tổn thương hoặc ở rễ, hoặc ở thầnkinh tuỷ, hoặc ở sừng trước tuỷ sống. Thí dụ ở chi trên, khi liệt rễ trên do tổnthương ở C5 – C6, các cơ delta, nhị đầu, cánh tay trước và cơ sấp dài sẽ không vậnđộng được (liệt kiểu Duchenne).- Liệt một chi: liệt toàn bộ một chi thường do tổn thương các rễ tuỷ hay là sừngtrước, rất ít khi do tổn thương do tổn thương một vùng giới hạn của võ não.- Liệt nửa thân: do tổn thương não bên đối diện với liệt (sẽ có bài riêng).- Liệt hai chi dưới: thường do tổn thương ở tuỷ, do tổn thương hai bên rễ tuỷ haydo tổn thương thần kinh ngoại biên, rất ít khi do tổn thương cả hai bên bán cầunão (có bài riêng).Trong mọi trường hợp liệt, điều quan trọng bậc nhất là cần xác định nguyên nhânlà ở trung ương hay ngoại biên.Nhiều khi xác định tương đối dễ: liệt thân hay rễ thần kinh là do tổn thương ngoạibiên, liệt nửa thân chắc chắn là do tổn thương trung ương. Trường hợp nghi ngờnhư khi liệt hai chi, người ta thường dựa vào những tiêu chuẩn sau đây để phânbiệt:- Liệt ngoại biên thường là liệt mềm, phản xạ xương giảm, có teo cơ và có phảnứng thoái hoá điện.- Liệt trung ương có thể là liệt nằm, nhưng về sau thường tiến triển đến liệt cứng,phản xạ gân xương tăng và thường kèm theo dấu hiệu Babinski.II. KHÁM TRƯƠNG LỰC.1. Một số nghiệm pháp khám.- Thường làm ở các chi. Người bệnh để chi được thăm khám hoàn toàn thụ động,không lên gân.- Chi trên: người bệnh vòng tay qua cổ và đặt lòng bàn tay vào vùng xương bả vaicùng bên.- Chi dưới: lấy gót chân đặt vào mông cùng bên.- Thầy thuốc cầm cổ chân, cổ tay người bệnh, lắc mạnh để tìm độ ve vẫy của bànchân, bàn tay người bệnh.- Hoặc thầy thuốc lắc cả thân người bệnh quay phải quay trái và xem biên độvung hai tay người bệnh.2. Đánh giá kết quả.Ở người bình thường có một sự đề kháng nhỏ khi người bệnh làm những độngtác thụ động trên.- Khi đề kháng của các cơ tăng, các động tác trên bị hạn chế, ta gọi là tăng trươnglực cơ. Lúc đó các cơ thường rắn hơn bình thường, mặc dù lúc nghỉ ngơi khônghoạt động.- Khi đề kháng giảm, bàn tay có thể với tới vùng xương bả vai cùng bên hoặc gótchân chạm mông cùng bên, ta gọi là trương lực cơ giảm. Lúc đó các cơ thườngnhẽo.- Ta lần lượt nghiên cứu giá trị triệu chứng cả hai trường hợp bệnh lý trên.2.1. Trương lực cơ tăng:Có thể kèm theo hoặc không kèm theo liệt.- trương lực cơ tăng không kèm theo liệt là một triệu chứng của liệt trung ương,nghĩa là có tổn thương bó tháp. Trường hợp này còn gọi là co cứng tháp, điểnhình nhất là khi liệt cứng nửa người.- Trương lực cơ tăng không kèm theo liệt: là một triệu chứng của tổn thươngngoài bó tháp. Đó là co cứng ngoài tháp mà tiêu biểu là bệnh Parkinson.2.2. Trương lực cơ giảm:Cũng như trường hợp trương lực c ...

Tài liệu được xem nhiều: