Danh mục

Các hình thức tương ứng trong tiếng Việt của từ li hợp tiếng Trung Quốc

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 438.98 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Các hình thức tương ứng trong tiếng Việt của từ li hợp tiếng Trung Quốc khảo sát các hình thức tương ứng trong tiếng Việt của loại từ này. Kết quả nghiên cứu với 526 từ li hợp thường dùng cho thấy một số từ thuộc loại từ này có từ tương ứng trong tiếng Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các hình thức tương ứng trong tiếng Việt của từ li hợp tiếng Trung Quốc TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 19, Số 7 (2022): 1070-1077 Vol. 19, No. 7 (2022): 1070-1077 ISSN: Website: https://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.7.3375(2022) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu * CÁC HÌNH THỨC TƯƠNG ỨNG TRONG TIẾNG VIỆT CỦA TỪ LI HỢP TIẾNG TRUNG QUỐC Lưu Hớn Vũ Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Lưu Hớn Vũ – Email: luuhonvu@gmail.com Ngày nhận bài: 28-02-2022; ngày nhận bài sửa: 15-4-2022; ngày duyệt đăng: 09-5-2022 TÓM TẮT Từ li hợp là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt trong tiếng Trung Quốc. Bài viết khảo sát các hình thức tương ứng trong tiếng Việt của loại từ này. Kết quả nghiên cứu với 526 từ li hợp thường dùng cho thấy một số từ thuộc loại từ này có từ tương ứng trong tiếng Việt. Trường hợp không có từ tương ứng trong tiếng Việt thì phải sử dụng cụm từ để biểu thị nghĩa tương ứng. Từ li hợp có cấu trúc “động + tân” của tiếng Trung Quốc có bốn hình thức tương ứng trong tiếng Việt là: động từ, tính từ, động từ + tân ngữ, động từ + bổ ngữ. Từ li hợp có cấu trúc “động + bổ” tiếng Trung Quốc có hai hình thức tương ứng trong tiếng Việt là động từ và động từ + bổ ngữ. Trong đó, “động từ” và “động từ + tân ngữ” là hai hình thức tương ứng chủ yếu trong tiếng Việt của từ li hợp có cấu trúc “động + tân” của tiếng Trung Quốc, “động từ” là hình thức tương ứng chủ yếu trong tiếng Việt của từ li hợp có cấu trúc “động + bổ” của tiếng Trung Quốc. Từ khóa: tiếng Trung Quốc; hình thức tương ứng; đối chiếu; từ li hợp; tiếng Việt 1. Đặt vấn đề Từ li hợp (separable words) là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt trong tiếng Trung Quốc. Loại từ này vừa có thể sử dụng ở hình thức hợp, vừa có thể sử dụng ở hình thức li. Chính vì vậy, hình thức tương ứng của chúng trong các ngôn ngữ khác tương đối phức tạp. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay chưa được quan tâm nhiều. Theo thống kê của Lưu Hớn Vũ (2021), hiện nay chỉ mới có 9 công trình nghiên cứu về các hình thức tương ứng của từ li hợp tiếng Trung Quốc trong các ngôn ngữ khác. Trong đó, chỉ có luận án tiến sĩ của Nguyễn Lý Uy Hân (2019) đề cập các hình thức tương ứng trong tiếng Việt của từ li hợp tiếng Trung Quốc (Luu, 2021). Nguyễn Lý Uy Hân (2019) đã giới hạn phạm vi nghiên cứu là các từ li hợp có cấu trúc “động + tân” trong New HSK Chinese Proficiency Test Syllabus Level 1-6 (新汉语水平考 Cite this article as: Luu Hon Vu (2022). A study on the corresponding forms of Chinese separable words in Vietnamese. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 19(7), 1070-1077. . 1070 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 19, Số 7 (2022): 1070-1077 试大纲HSK一-六级) của Hanban/Confucius Institute Headquarters (2009), tự chuyển mã các từ này từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt. Trên cơ sở đó, Nguyễn Lý Uy Hân kết luận rằng từ li hợp có hình thức tương ứng trong tiếng Việt là (1) từ (động từ), (2) cụm từ (“động từ + tân ngữ”, “trạng ngữ + động từ”, “chủ ngữ + vị ngữ”) và (3) vừa có hình thức từ, vừa có hình thức cụm từ (Nguyen, 2019). Nghiên cứu của Nguyễn Lý Uy Hân đã có một số đóng góp nhất định, song còn khá nhiều nội dung (như: xác định từ hoặc cụm từ tương ứng trong tiếng Việt, xác định từ loại của từ và cấu trúc của cụm từ tương ứng trong tiếng Việt…) cần thảo luận lại, vì chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả nghiên cứu của công trình. Bài viết này khảo sát các hình thức tương ứng trong tiếng Việt của từ li hợp tiếng Trung Quốc; từ đó, đưa ra một số kiến nghị trong công tác giảng dạy tiếng Trung Quốc cho sinh viên Việt Nam. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện theo quy trình 5 bước sau: Bước 1. Thống kê số lượng từ li hợp thường dùng. Thống kê số lượng từ li hợp xuất hiện trong Chinese Proficiency Grading Standards for International Chinese Language Education (国际中文教育中文水平等级标准) của Center for Language Education and Cooperation (2021). Kết quả thống kê cho thấy có 526 từ li hợp; trong đó có 485 từ li hợp có cấu trúc “động + tân” (chiếm tỉ lệ 92,2%) và 41 từ li hợp có cấu trúc “động + bổ” (chiếm tỉ lệ 7,8%), không có từ li hợp có cấu trúc “chủ + vị”. Bước 2. Xác định nghĩa của các từ li hợp đã được thống kê ở bước 1. Bước này được thực hiện trên cơ sở Modern Chinese Dictionary (现代汉语词典) của Commercial Press. Bước 3. Xác định từ hoặc cụm từ tương ứng trong tiếng Việt. Bài viết sử dụng Từ điển Hán – Việt do Phan Văn Các (2008) chủ biên, làm công cụ tra cứu từ hoặc cụm từ trong tiếng Việt có nghĩa tương ứng với nghĩa của từ li hợp tiếng Trung Quốc đã xác định ở bước 2. Bước 4. Xác định từ loại, cấu trúc của từ hoặc cụm từ tương ứng trong tiếng Việt. Bài viết sử dụng Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (2016) chủ biên làm cơ sở xác định từ loại của từ tương ứng hoặc cấu trúc của cụm từ tương ứng trong tiếng Việt đã được xác định ở bước 3. Bước 5. Thống kê số lượng, tỉ lệ phần trăm của từng từ loại của từ, từng cấu trúc của cụm từ tương ứng trong tiếng Việt. 2.2. Các hình thức tương ứng trong tiếng Việt của từ li hợp tiếng Trung Quốc có cấu trúc “động + tân” Kết quả nghiên cứu cho thấy trong Chinese Proficiency Grading Standards for International Chinese Language Education có 485 từ li hợp có cấu trúc “động + tân”. Các từ li hợp này có các hình thức tương ứng trong tiếng Việt như sau (xem Bảng 1): ...

Tài liệu được xem nhiều: