Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 777.99 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngày nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như các định chế tài chính khác đóng một vai tro quyết định trong lưu thông tiền tệ và sự giàu có của xã hội, nó chiếm một vị tri đặc biệt quan trọng trong hệ thống tài chính. Vi vậy, hệ thống NHTM hoạt động an toàn và hiệu quả là vấn đề cần quan tâm. Bài nghiên cứu này nhằm nhận diện những nguyên nhân của rủi ro thanh khoản đối với hệ thống NHTM Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 277 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Minh Hương Trường Đại học Tài chính - Kế toán Tóm tắt Ngày nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như các định chế tài chính khác đóng một vai trò quyết định trong lưu thông tiền tệ và sự giàu có của xã hội, nó chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống tài chính. Vì vậy, hệ thống NHTM hoạt động an toàn và hiệu quả là vấn đề cần quan tâm. Bài nghiên cứu này nhằm nhận diện những nguyên nhân của rủi ro thanh khoản đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo thường niên của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2015-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam chịu tác động bởi các yếu tố sau: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên huy động, tỷ lệ vốn, khả năng sinh lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát; tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng không có ý nghĩa thống kê. Từ những kết quả đạt được trong nghiên cứu, tác giả đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho các NHTM Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: ngân hàng thương mại; rủi ro thanh khoản; Việt Nam. DETERMINANTS OF THE LIQUIDITY RISK OF COMMERCIAL BANKS SYSTEM IN VIET NAM Abstract Banks, as the most important financial institutions, have a determinant role in circulating currency and wealth of the society and enjoy a special position in financial system. Therefore, the desired and effective performance of banks is very important. The research tries to identify causes of liquidity risks for the system of Vietnamese commercial banks. Data for the research are collected from annual reports in the years 2015-2019 by 26 Vietnamese commercial banks. Research results show that liquidity risk of commercial banks system in Vietnam is affected by the following factors: Bank size, loan-to-deposit ratio, capital ratio, profitability, economy growth rate, and inflation; credit risk reserve ratio has no statistical significance. From the results of this study, the author gives policy suggestions to improve the liquidity of commercial banks in Vietnam in the future. Keywords: commercial banks; liquidity risk; Vietnam. 278 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 1. Giới thiệu Rủi ro thanh khoản (RRTK) là rủi ro nguy hiểm nhất trong các rủi ro của ngân hàng, nó không chỉ đe dọa sự an toàn của từng NHTM, mà còn liên quan đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Chính vì ảnh hưởng lớn vừa mang tính cục bộ vừa mang tính toàn cầu của loại rủi ro này, quản trị RRTK trở thành một vấn đề thường trực mang tính sống còn cho ngành ngân hàng nói riêng và kinh tế nói chung. Tài liệu nghiên cứu riêng về RRTK khá phổ biến. Nghiên cứu thực nghiệm về quản trị RRTK nhằm ổn định ngân hàng (Acharya & Naqvi, 2012), hầu như các tác giả không chỉ mở rộng định nghĩa mà còn đưa ra các kỹ thuật quản trị RRTK. Các nghiên cứu về RRTK được xem là một trong các loại rủi ro ngân hàng như rủi ro tín dụng hoặc là một trong nhưng yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (Bourke, 1989; Shen và cộng sự, 2009). Các nghiên cứu tiếp cận nguyên nhân gây ra RRTK (Bonfim & Kim, 2014; Bunda & Desquilbet, 2008; Gibilaro, Giannotti, & Mattarocci, 2010; Horváth, Seidler, & Weill, 2012; Skully & Perera, 2012; Vodová, 2011) nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này đóng góp vào tài liệu khoa học trên các khía cạnh khác nhau. Thứ nhất: Nghiên cứu hệ thống hóa khung lý thuyết RRTK ngân hàng tại Việt Nam. Thứ hai: Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng tại Việt Nam. Thứ ba: Trên cơ sở kế thừa mô hình nghiên cứu trước và có điều chỉnh các biến nghiên cứu cho phù hợp với tình hình Việt Nam, nghiên cứu đưa ra 6 yếu tố vào mô hình để đánh giá sự ảnh hưởng của 6 yếu tố này đến RRTK của hệ thống NHTM tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu giúp các nhà quản lý ngân hàng có một phương pháp tiếp cận và đo lường các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung kết quả thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng tại Việt Nam. Đây là cơ sở để các nhà quản lý ngân hàng hoàn thiện khung chính sách quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng ở cả khía cạnh vĩ mô và góc độ vi mô nhằm mục tiêu kiểm soát tốt RRTK cho hệ thống ngân hàng hiện nay. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản Từ trước đến nay đã có nhiều khái niệm khác nhau về RRTK. Theo Rudolf Duttweiler (2010), RRTK có thể được hiểu là rủi ro khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của NHTM, theo đó nó sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn. Theo Baser Committee on Banking Supervision (1997), RRTK xuất phát từ việc ngân hàng không đủ khả năng gia tăng các khoản nguồn vốn để tài trợ cho việc gia tăng tài sản ngân hàng. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 279 Như vậy, có thể hiểu RRTK là rủi ro ngân hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện những nghĩa vụ cho các công nợ tài chính. RRTK phát sinh khi ngân hàng có thể không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi những công nợ này đến hạn ở nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 277 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Minh Hương Trường Đại học Tài chính - Kế toán Tóm tắt Ngày nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như các định chế tài chính khác đóng một vai trò quyết định trong lưu thông tiền tệ và sự giàu có của xã hội, nó chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống tài chính. Vì vậy, hệ thống NHTM hoạt động an toàn và hiệu quả là vấn đề cần quan tâm. Bài nghiên cứu này nhằm nhận diện những nguyên nhân của rủi ro thanh khoản đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo thường niên của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2015-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam chịu tác động bởi các yếu tố sau: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên huy động, tỷ lệ vốn, khả năng sinh lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát; tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng không có ý nghĩa thống kê. Từ những kết quả đạt được trong nghiên cứu, tác giả đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho các NHTM Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: ngân hàng thương mại; rủi ro thanh khoản; Việt Nam. DETERMINANTS OF THE LIQUIDITY RISK OF COMMERCIAL BANKS SYSTEM IN VIET NAM Abstract Banks, as the most important financial institutions, have a determinant role in circulating currency and wealth of the society and enjoy a special position in financial system. Therefore, the desired and effective performance of banks is very important. The research tries to identify causes of liquidity risks for the system of Vietnamese commercial banks. Data for the research are collected from annual reports in the years 2015-2019 by 26 Vietnamese commercial banks. Research results show that liquidity risk of commercial banks system in Vietnam is affected by the following factors: Bank size, loan-to-deposit ratio, capital ratio, profitability, economy growth rate, and inflation; credit risk reserve ratio has no statistical significance. From the results of this study, the author gives policy suggestions to improve the liquidity of commercial banks in Vietnam in the future. Keywords: commercial banks; liquidity risk; Vietnam. 278 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 1. Giới thiệu Rủi ro thanh khoản (RRTK) là rủi ro nguy hiểm nhất trong các rủi ro của ngân hàng, nó không chỉ đe dọa sự an toàn của từng NHTM, mà còn liên quan đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Chính vì ảnh hưởng lớn vừa mang tính cục bộ vừa mang tính toàn cầu của loại rủi ro này, quản trị RRTK trở thành một vấn đề thường trực mang tính sống còn cho ngành ngân hàng nói riêng và kinh tế nói chung. Tài liệu nghiên cứu riêng về RRTK khá phổ biến. Nghiên cứu thực nghiệm về quản trị RRTK nhằm ổn định ngân hàng (Acharya & Naqvi, 2012), hầu như các tác giả không chỉ mở rộng định nghĩa mà còn đưa ra các kỹ thuật quản trị RRTK. Các nghiên cứu về RRTK được xem là một trong các loại rủi ro ngân hàng như rủi ro tín dụng hoặc là một trong nhưng yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (Bourke, 1989; Shen và cộng sự, 2009). Các nghiên cứu tiếp cận nguyên nhân gây ra RRTK (Bonfim & Kim, 2014; Bunda & Desquilbet, 2008; Gibilaro, Giannotti, & Mattarocci, 2010; Horváth, Seidler, & Weill, 2012; Skully & Perera, 2012; Vodová, 2011) nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này đóng góp vào tài liệu khoa học trên các khía cạnh khác nhau. Thứ nhất: Nghiên cứu hệ thống hóa khung lý thuyết RRTK ngân hàng tại Việt Nam. Thứ hai: Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng tại Việt Nam. Thứ ba: Trên cơ sở kế thừa mô hình nghiên cứu trước và có điều chỉnh các biến nghiên cứu cho phù hợp với tình hình Việt Nam, nghiên cứu đưa ra 6 yếu tố vào mô hình để đánh giá sự ảnh hưởng của 6 yếu tố này đến RRTK của hệ thống NHTM tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu giúp các nhà quản lý ngân hàng có một phương pháp tiếp cận và đo lường các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung kết quả thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng tại Việt Nam. Đây là cơ sở để các nhà quản lý ngân hàng hoàn thiện khung chính sách quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng ở cả khía cạnh vĩ mô và góc độ vi mô nhằm mục tiêu kiểm soát tốt RRTK cho hệ thống ngân hàng hiện nay. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản Từ trước đến nay đã có nhiều khái niệm khác nhau về RRTK. Theo Rudolf Duttweiler (2010), RRTK có thể được hiểu là rủi ro khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của NHTM, theo đó nó sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn. Theo Baser Committee on Banking Supervision (1997), RRTK xuất phát từ việc ngân hàng không đủ khả năng gia tăng các khoản nguồn vốn để tài trợ cho việc gia tăng tài sản ngân hàng. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 279 Như vậy, có thể hiểu RRTK là rủi ro ngân hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện những nghĩa vụ cho các công nợ tài chính. RRTK phát sinh khi ngân hàng có thể không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi những công nợ này đến hạn ở nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính ngân hàng Ngân hàng thương mại Rủi ro thanh khoản Quy mô ngân hàng Định chế tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 338 0 0
-
102 trang 309 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 303 0 0 -
293 trang 303 0 0
-
7 trang 241 3 0
-
27 trang 190 0 0
-
19 trang 184 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rủi ro rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam
86 trang 184 0 0 -
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 184 0 0