Danh mục

Các nhân tố tác động đến phát triển chương trình giáo dục nhà trường

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham gia vào quá trình phát triển chương trình nhà trường có nhiều nhân tố tác động, bên cạnh nhà trường và giáo viên được giao quyền tự chủ trong xây dựng chương trình, thì sự tác động của các nhân tố như cộng đồng, học sinh, cha mẹ học sinh và các tổ chức giáo dục khác cũng có vai trò quan trọng. Trên cơ sở phân tích đặc trưng của phát triển chương trình giáo dục nhà trường, bài viết đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tác động đến phát triển chương trình giáo dục nhà trườngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 19-27This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0044CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNPHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNGNguyễn Thu HàViện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường là quá trình cụ thể hóa chương trìnhquốc gia và làm cho chương trình quốc gia phù hợp cao nhất với thực tiễn của địa phươngvà nhà trường. Tham gia vào quá trình phát triển chương trình nhà trường có nhiều nhân tốtác động, bên cạnh nhà trường và giáo viên được giao quyền tự chủ trong xây dựng chươngtrình, thì sự tác động của các nhân tố như cộng đồng, học sinh, cha mẹ học sinh và các tổchức giáo dục khác cũng có vai trò quan trọng. Trên cơ sở phân tích đặc trưng của pháttriển chương trình giáo dục nhà trường, bài báo đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đếnquá trình này.Từ khóa: Phát triển chương trình giáo dục nhà trường; các nhân tố tác động.1.Mở đầuXu thế tất yếu của giáo dục trên thế giới là các trường phổ thông được tự chủ trong việcthiết kế và phát triển chương trình giáo dục nhà trường nhằm thực hiện sự phân cấp trong pháttriển chương trình và tăng cường tính dân chủ [1, 5]. Phát triển chương trình dựa vào nhà trường(SBCD) là quá trình cụ thể hóa chương trình quốc gia, làm chương trình quốc gia phù hợp vớithực tiễn của địa phương trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình quốc gia [1, 2]. Cảlí luận và thực tiễn đều đã chứng minh được rằng phát triển chương trình nhà trường là một giảipháp phát triển nhà trường, nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho bản thân giáo viên và nâng cao hơnnữa vai trò của người giáo viên trong thời đại mới. Tham gia vào việc phát triển chương trình nhàtrường bao gồm rất nhiều thành tố về (1) con người (GV; quản lí nhà trường; cha mẹ HS, chuyêngia giáo dục); (2) chính sách về chương trình và đánh giá; (3) nhu cầu hứng thú của người học, cácnguồn lực địa phương và (4) các ý tưởng về công nghệ mới [5]. Mỗi một thành tố khác nhau đềucó những vai trò khác nhau trong việc phát triển chương trình giảng dạy phù hợp với đối tượng họcsinh và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nhà trường, địa phương và mỗi vùng miền. Trên cơ sở phântích đặc trưng của phát triển chương trình giáo dục nhà trường, bài báo đã chỉ ra được các nhân tốảnh hưởng đến việc phát triển chương trình nhà trường trong bối cảnh hiện nay.Ngày nhận bài: 24/11/2015. Ngày nhận đăng: 15/2/2016.Liên hệ: Nguyễn Thu Hà, e-mail: nguyenthuha.hnue@gmail.com19Nguyễn Thu Hà2.2.1.Nội dung nghiên cứuKhái niệm và đặc trưng của phát triển chương trình giáo dục nhà trườngVào những năm 50 của thế kỉ XX, thuật ngữ “phát triển chương trình giáo dục nhà trường”(trong tiếng anh là school-based curriculum development, viết tắt là SBCD) đã nhanh chóng trởthành chủ đề xuất hiện trong nhiều nghiên cứu và tài liệu về khoa học giáo dục ở các nước nóitiếng Anh như Mĩ, Úc, New Zealand và Phần Lan,. . . Sự ra đời của SBCD gắn với những khuyếnnghị về cải cách giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực ở các quốc gia trên, đồng thờigắn với sự phân cấp quản lí chương trình, có chương trình quốc gia và chương trình nhà trườngnhư Hồng Kông (từ những năm 1998); Úc và New Zealand (từ những năm 2004), tiếp đến NhậtBản và Đài Loan. Khái niệm “phát triển chương trình giáo dục nhà trường” được định nghĩa theorất nhiều cách khác nhau và đã trở nên quen thuộc với các nước phát triển từ những năm 60 và 70của thế kỉ XX [1].Khái niệm phát triển chương trình giáo dục nhà trường trước hết nhấn mạnh đến vai trò củanhà trường trong việc phát triển chương trình. Theo Silkbeck (1984) phát triển chương trình nhàtrường đề cập đến việc “quy hoạch, thiết kế, thực hiện và đánh giá các chương trình học của họcsinh thông qua các cơ sở giáo dục mà trong đó học sinh là thành viên của hệ thống này” [4]. Haynói cách khác, phát triển chương trình xem thực tiễn ở nhà trường là trung tâm của việc phát triển,được xây dựng trên cơ sở thực tiễn giảng dạy của nhà trường tuy nhiên nó không dừng lại hoàntoàn trong nhà trường.Tập trung vào vai trò trung tâm của nhà trường, tác giả Bezzima (1991) nhấn mạnh hơn vềsự tham gia và hợp tác của đội ngũ thành viên của nhà trường trong việc thực hiện các quyết địnhvề chương trình “SBCD là một quá trình trong đó có một số hoặc tất cả các thành viên trong nhàtrường đều có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá từng phần hoặc các phầnkhác nhau của chương trình giảng dạy của nhà trường. Điều này chính là sự thích nghi với chươngtrình giảng dạy hiện có, áp dụng nó mà không phải thay đổi gì hoặc cũng có thể sáng tạo ra chươngtrình mới. Phát triển chương trình nhà trường là sự nỗ lực hợp tác của cá nhân giáo viên và cácnhà quản lí giáo dục” [4]. Ngược lại, định nghĩa về phát triển chương trình nhà trường (197 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: