Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 336.70 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết chỉ ra rằng, có 04 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thứ tự mức độ tác động bao gồm: (1) Kiến thức và kỹ năng sinh viên có được sau khi tham gia trải nghiệm, (2) Nội dung trải nghiệm, (3)Thời gian trải nghiệm, và (4) Sự hỗ trợ từ nhà trường. Từ đó nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp cần thiết và phù hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA TRẢI NGHIỆM HỌC KỲ DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Gia Huy, Bùi Ngọc Đức, Nguyễn Hồng Ân Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cương TÓM TẮT Xuất phát từ thực tiễn và các hạn chế trong các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu xu hướng trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp và sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên sau khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 400 sinh viên đang học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 04 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thứ tự mức độ tác động bao gồm: (1) Kiến thức và kỹ năng sinh viên có được sau khi tham gia trải nghiệm, (2) Nội dung trải nghiệm, (3)Thời gian trải nghiệm, và (4) Sự hỗ trợ từ nhà trường. Từ đó nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp cần thiết và phù hợp. Từ khóa: học kỳ doanh nghiệp, thực tập, trải nghiệm, sự hài lòng, sinh viên. 1 MỞ ĐẦU Đào tạo nói chung và đào tạo bậc đại học nói riêng được xem như một ngành dịch vụ, một hoạt động kinh doanh: các trường đại học là doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ, còn khách hàng là những phụ huynh, người học bỏ tiền ra để đầu tư và sử dụng một dịch vụ mà họ cho là tốt nhất. Tuy nhiên, không thể đánh đồng giáo dục với các ngành nghề kinh doanh khác, bởi nó không đơn thuần chỉ là được lòng khách mua vừa lòng người bán, mà nó còn mang một nhiệm vụ cao cả đó là đào tạo nên những con người có ích cho xã hội, đất nước. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo luôn là một trong những vấn đề chiến lược dài hạn hàng đầu trong xu thế hội nhập với thể giới của Việt Nam. Giáo dục và đào tạo khi đã trở thành một ngành kinh doanh thì hoạt động này khó tránh khỏi sự cạnh tranh khắc nghiệt từ thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt kết hợp với trình độ quản lý yếu kém cũng như việc thiếu ý thức, đạo đức đã dẫn đến việc nảy sinh các vấn đề tiêu cực trong giáo dục đào tạo như chất lượng đào tạo kém, hay sự xuống cấp đạo đức học đường,... Chính vì vậy việc làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo là một bài toán nan giải đặt ra cho tất cả các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó chất lượng đào tạo bậc đại 2577 học lại càng được quan tâm hơn khi nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh, cần một nguồn nhân lực vừa dồi dào, vừa có chất lượng cao. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Học kỳ doanh nghiệp là một trong các hình thức của học phần “Thực tập và tốt nghiệp”, được bố trí vào học kỳ cuối của chương trình đào tạo với khối lượng tùy thuộc vào số tín chỉ của từng trường đại học. Sinh viên có khoảng thời gian gần 03 tháng tham gia làm việc thực tế tại các doanh nghiệp phù hợp với ngành - chuyên ngành được đào tạo. Theo Philip Kotler, sự thỏa mãn – hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction) là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm - dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ. Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kỳ vọng. Theo Oliver, sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được đáp ứng những mong muốn. Trong bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của sinh viên với điều kiện Cơ sở vật chất và Phục vụ của trường Đại học Lâm Nghiệp” TS. Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự có đề cập Sự hài lòng là một trạng thái tâm lý bị tác động bởi 02 quá trình: (1) Kỳ vọng về dịch vụ trước khi sử dụng và (2) Cảm nhận về dịch vụ sau khi trải nghiệm. Những cảm nhận của khách hàng có được sau khi sử dụng dịch vụ được tạo nên bởi chất lượng dịch vụ. Quan điểm này đã khẳng định rõ mối quan hệ giữa chất lượng và sự hài lòng. Sau khi tham khảo các lý thuyết trên, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình 1. Trong đó có 05 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên sau khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp là: thời gian trải nghiệp (TG1,TG2, TG3,TG4,TG5); nội dung trải nghiệm (ND1, ND2, ND3, ND4, ND5); môi trường doanh nghiệp (MT1, MT2, MT3, MT4, MT5); hỗ trợ từ phía nhà trường (HT1, HT2, HT3, HT4, HT5); kiến thức và kỹ năng sinh viên tích lũy được sau buổi trải nghiệm (KT1, KT2, KT3, KT4, KT5). Hình 1. Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên sau khi tham gia học kỳ doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh 2578 2.2 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này được thực hiện thông qua sự kết hợp 02 phương pháp nghiên cứu: (2) Phương pháp nghiên cứu định tính và (2) Phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc phỏng vấn trực tiếp các giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố và các nhà quản lý doanh nghiệp kết hợp với thảo luận nhóm với 20 sinh viên đang theo học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này dùng để khám phá, nhận dạng các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính này, các thang đo được đưa và bảng câu hỏi dùng để nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc khảo sát các sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Min ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA TRẢI NGHIỆM HỌC KỲ DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Gia Huy, Bùi Ngọc Đức, Nguyễn Hồng Ân Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cương TÓM TẮT Xuất phát từ thực tiễn và các hạn chế trong các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu xu hướng trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp và sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên sau khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 400 sinh viên đang học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 04 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thứ tự mức độ tác động bao gồm: (1) Kiến thức và kỹ năng sinh viên có được sau khi tham gia trải nghiệm, (2) Nội dung trải nghiệm, (3)Thời gian trải nghiệm, và (4) Sự hỗ trợ từ nhà trường. Từ đó nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp cần thiết và phù hợp. Từ khóa: học kỳ doanh nghiệp, thực tập, trải nghiệm, sự hài lòng, sinh viên. 1 MỞ ĐẦU Đào tạo nói chung và đào tạo bậc đại học nói riêng được xem như một ngành dịch vụ, một hoạt động kinh doanh: các trường đại học là doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ, còn khách hàng là những phụ huynh, người học bỏ tiền ra để đầu tư và sử dụng một dịch vụ mà họ cho là tốt nhất. Tuy nhiên, không thể đánh đồng giáo dục với các ngành nghề kinh doanh khác, bởi nó không đơn thuần chỉ là được lòng khách mua vừa lòng người bán, mà nó còn mang một nhiệm vụ cao cả đó là đào tạo nên những con người có ích cho xã hội, đất nước. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo luôn là một trong những vấn đề chiến lược dài hạn hàng đầu trong xu thế hội nhập với thể giới của Việt Nam. Giáo dục và đào tạo khi đã trở thành một ngành kinh doanh thì hoạt động này khó tránh khỏi sự cạnh tranh khắc nghiệt từ thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt kết hợp với trình độ quản lý yếu kém cũng như việc thiếu ý thức, đạo đức đã dẫn đến việc nảy sinh các vấn đề tiêu cực trong giáo dục đào tạo như chất lượng đào tạo kém, hay sự xuống cấp đạo đức học đường,... Chính vì vậy việc làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo là một bài toán nan giải đặt ra cho tất cả các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó chất lượng đào tạo bậc đại 2577 học lại càng được quan tâm hơn khi nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh, cần một nguồn nhân lực vừa dồi dào, vừa có chất lượng cao. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Học kỳ doanh nghiệp là một trong các hình thức của học phần “Thực tập và tốt nghiệp”, được bố trí vào học kỳ cuối của chương trình đào tạo với khối lượng tùy thuộc vào số tín chỉ của từng trường đại học. Sinh viên có khoảng thời gian gần 03 tháng tham gia làm việc thực tế tại các doanh nghiệp phù hợp với ngành - chuyên ngành được đào tạo. Theo Philip Kotler, sự thỏa mãn – hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction) là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm - dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ. Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kỳ vọng. Theo Oliver, sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được đáp ứng những mong muốn. Trong bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của sinh viên với điều kiện Cơ sở vật chất và Phục vụ của trường Đại học Lâm Nghiệp” TS. Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự có đề cập Sự hài lòng là một trạng thái tâm lý bị tác động bởi 02 quá trình: (1) Kỳ vọng về dịch vụ trước khi sử dụng và (2) Cảm nhận về dịch vụ sau khi trải nghiệm. Những cảm nhận của khách hàng có được sau khi sử dụng dịch vụ được tạo nên bởi chất lượng dịch vụ. Quan điểm này đã khẳng định rõ mối quan hệ giữa chất lượng và sự hài lòng. Sau khi tham khảo các lý thuyết trên, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình 1. Trong đó có 05 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên sau khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp là: thời gian trải nghiệp (TG1,TG2, TG3,TG4,TG5); nội dung trải nghiệm (ND1, ND2, ND3, ND4, ND5); môi trường doanh nghiệp (MT1, MT2, MT3, MT4, MT5); hỗ trợ từ phía nhà trường (HT1, HT2, HT3, HT4, HT5); kiến thức và kỹ năng sinh viên tích lũy được sau buổi trải nghiệm (KT1, KT2, KT3, KT4, KT5). Hình 1. Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên sau khi tham gia học kỳ doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh 2578 2.2 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này được thực hiện thông qua sự kết hợp 02 phương pháp nghiên cứu: (2) Phương pháp nghiên cứu định tính và (2) Phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc phỏng vấn trực tiếp các giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố và các nhà quản lý doanh nghiệp kết hợp với thảo luận nhóm với 20 sinh viên đang theo học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này dùng để khám phá, nhận dạng các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính này, các thang đo được đưa và bảng câu hỏi dùng để nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc khảo sát các sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Min ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Học kỳ doanh nghiệp Sự hài lòng của sinh viên Môi trường doanh nghiệp Kỹ năng doanh nghiệp sinh viên Kiến thức doanh nghiệp sinh viênGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 818 0 0
-
6 trang 643 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 489 9 0 -
6 trang 168 2 0
-
Tiểu luận: Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
22 trang 83 0 0 -
5 trang 81 1 0
-
9 trang 71 0 0
-
Đề tài: Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Trường Đại học An Giang
98 trang 52 0 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Hutech
6 trang 43 0 0 -
127 trang 43 0 0