![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Các nhân tố tác động tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 371.81 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong nghiên cứu này, tác giả đã phát triển một mô hình và tìm ra các nhân tố tác động tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, thứ tự bao gồm Động cơ bên trong, Dễ sử dụng, Thái độ và Động cơ bên ngoài. Từ kết quả của mô hình, tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị giúp cho các nhà cung cấp triển khai dịch vụ một cách thuận lợi, được người dùng tiếp nhận và sử dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tác động tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI DỰ ĐỊNH SỬ DỤNG MOBILE MONEY CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ThS. Vũ Thị Hải Lý Trường Đại học Thương mạiTóm tắt: Từ năm 2019-2021, Chính phủ nước ta cũng như các doanh nghiệp cung cấpdịch vụ (Viettel, Vinaphone, Mobifone) đã có những chuẩn bị cho việc thí điểm mobilemoney tại Việt Nam. Tuy nhiên, một vấn đề rất quan trọng là sự sẵn sàng sử dụng củangười dùng Việt với dịch vụ này ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới dự định sử dụngdịch vụ của họ? Trong nghiên cứu này, tác giả đã phát triển một mô hình và tìm ra cácnhân tố tác động tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trênđịa bàn Hà Nội, thứ tự bao gồm Động cơ bên trong, Dễ sử dụng, Thái độ và Động cơ bênngoài. Từ kết quả của mô hình, tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị giúp cho các nhàcung cấp triển khai dịch vụ một cách thuận lợi, được người dùng tiếp nhận và sử dụng.Từ khóa: Tiền di động, thanh toán điện tử, thanh toán giá trị nhỏ (vi thanh toán). FACTORS AFFECTING THE INTENTION OF UNIVERSITY STUDENTS IN HANOI TO USE MOBILE MONEY SERVICEAbstract: From 2019-2021, the Government and the service providers (Viettel,Vinaphone, Mobifone) have made preparations for the piloting of mobile money service inVietnam. So, how is the willingness of Vietnamese users with this service? What factors doinfluence their intention to use the service? In this research, the author has developed amodel and pointed out the factors affecting the intention of university students in Hanoi touse mobile money, includes Intrinsic Motivation, Ease of Use, Attitude and ExtrinsicMotivation. On the basis of research findings, the author also proposed somerecommendations for the providers to deploy service in a effectiveness way, to be acceptedand used by users.Keywords: Electronic payment, micropayment, mobile money.1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường, thì việc hạnchế các tiếp xúc vật lý trong mọi lĩnh vực của đời sống nói chung, và lĩnh vực thanh toánnói riêng, là vô cùng cần thiết. Nhưng theo thống kê của Ngân hàng thế giới, Việt Nam cólượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực, chỉ đạt 4,9% số lượng giao dịch. Đặcbiệt, trong phân đoạn giao dịch có giá trị thấp (dưới 100.000 đồng) thì tiền mặt vẫn đượcưa chuộng với khoảng 90% chi tiêu hằng ngày, mà một trong các lý do là chưa có phươngthức thanh toán điện tử phục vụ trực tiếp phân đoạn giao dịch này. Do đó, Việt Nam cầnphát triển phương thức thanh toán mobile money nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toánđiện tử tại nước ta cũng như giảm tỷ lệ các giao dịch tiền mặt giá trị nhỏ. 606 Mobile money là dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động, hay còn gọi là tiền diđộng. Dịch vụ này do các nhà mạng viễn thông triển khai, sử dụng tài khoản di động củangười dùng để thanh toán mà không cần liên kết với tài khoản ngân hàng. Dịch vụ này đãđược triển khai trên thế giới khá lâu (khoảng 20 năm) nhưng vẫn chưa được triển khaichính thức tại Việt Nam. Tuy nhiên, với mật độ thuê bao di động ở ngưỡng cao (đạt trên100% từ nhiều năm nay), mobile money được kỳ vọng sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúcđẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta, ngay ở phân đoạn giao dịch có giá trị nhỏ,với cả những người dùng chưa có tài khoản ngân hàng. Ngày 9 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng chính phủ đã đưa ra Quyết định số 316/QĐ-TTg Về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho cáchàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Đây được coi là một bước tiến quan trọng trong quá trìnhtriển khai mobile money ở nước ta. Hiện tại, các doanh nghiệp viễn thông lớn tại Việt Nam(Viettel, VNPT-Vinaphone, Mobifone) đã nhận được giấy phép triển khai thí điểm mobilemoney trong 2 năm, VNPT-Vinaphone và Viettel đã cung cấp dịch vụ ra thị trường, cònMobifone đang chuẩn bị để sớm gia nhập thị trường. Nói chung, dịch vụ mobile money được đánh giá là rất có tiềm năng phát triển vàrất có ý nghĩa trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa chính thứcđược triển khai ở nước ta, nên số lượng công trình nghiên cứu về mobile money chưanhiều. Đồng nghĩa với việc chúng ta chưa rõ phản hồi của người dùng với phương thứcthanh toán mới này như thế nào, họ có sẵn sàng sử dụng mobile money không? Để giảiquyết vấn đề này, trong bài viết, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích và chỉ ra nhữngnhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng mobile money của người dân Việt Nam. Do khôngthể tiến hành khảo sát với tất cả người dân trên toàn quốc nên tác giả đã lựa chọn đối tượnglà sinh viên các trường đại học, cụ thể là trên địa bàn Hà Nội để tiến hành khảo sát. Lý dochọn đối tượng sinh viên bởi họ là những người trẻ tuổi, nhanh nhẹn, đã có kỹ năng cơ bảnvề công nghệ - có khả năng tiếp thu công nghệ nhanh, đồng thời thích trải nghiệm nhữngcông nghệ mới mẻ. Việc đối tượng này tiếp nhận và sử dụng mobile money là rất có ýnghĩa với sự phát triển và mở rộng dịch vụ này.2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1. Khái niệm mobile money Theo Hiệp hội Thông tin di động toàn cầu (GSMA), mobile money có thể đượchiểu ngắn gọn là hình thức tiếp cận dịch vụ tài chính qua điện thoại di động. Định nghĩanày rộng và bao hàm đầy đủ ý nghĩa của dịch vụ này, nhất là từ góc độ người tiêu dùng. Dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt sửa đổi (2019) củaChính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra cách hiểu về tiền điện tử và tiền di động (mobilemoney) như sau: Tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trướcbởi khách hàng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tác động tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI DỰ ĐỊNH SỬ DỤNG MOBILE MONEY CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ThS. Vũ Thị Hải Lý Trường Đại học Thương mạiTóm tắt: Từ năm 2019-2021, Chính phủ nước ta cũng như các doanh nghiệp cung cấpdịch vụ (Viettel, Vinaphone, Mobifone) đã có những chuẩn bị cho việc thí điểm mobilemoney tại Việt Nam. Tuy nhiên, một vấn đề rất quan trọng là sự sẵn sàng sử dụng củangười dùng Việt với dịch vụ này ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới dự định sử dụngdịch vụ của họ? Trong nghiên cứu này, tác giả đã phát triển một mô hình và tìm ra cácnhân tố tác động tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trênđịa bàn Hà Nội, thứ tự bao gồm Động cơ bên trong, Dễ sử dụng, Thái độ và Động cơ bênngoài. Từ kết quả của mô hình, tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị giúp cho các nhàcung cấp triển khai dịch vụ một cách thuận lợi, được người dùng tiếp nhận và sử dụng.Từ khóa: Tiền di động, thanh toán điện tử, thanh toán giá trị nhỏ (vi thanh toán). FACTORS AFFECTING THE INTENTION OF UNIVERSITY STUDENTS IN HANOI TO USE MOBILE MONEY SERVICEAbstract: From 2019-2021, the Government and the service providers (Viettel,Vinaphone, Mobifone) have made preparations for the piloting of mobile money service inVietnam. So, how is the willingness of Vietnamese users with this service? What factors doinfluence their intention to use the service? In this research, the author has developed amodel and pointed out the factors affecting the intention of university students in Hanoi touse mobile money, includes Intrinsic Motivation, Ease of Use, Attitude and ExtrinsicMotivation. On the basis of research findings, the author also proposed somerecommendations for the providers to deploy service in a effectiveness way, to be acceptedand used by users.Keywords: Electronic payment, micropayment, mobile money.1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường, thì việc hạnchế các tiếp xúc vật lý trong mọi lĩnh vực của đời sống nói chung, và lĩnh vực thanh toánnói riêng, là vô cùng cần thiết. Nhưng theo thống kê của Ngân hàng thế giới, Việt Nam cólượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực, chỉ đạt 4,9% số lượng giao dịch. Đặcbiệt, trong phân đoạn giao dịch có giá trị thấp (dưới 100.000 đồng) thì tiền mặt vẫn đượcưa chuộng với khoảng 90% chi tiêu hằng ngày, mà một trong các lý do là chưa có phươngthức thanh toán điện tử phục vụ trực tiếp phân đoạn giao dịch này. Do đó, Việt Nam cầnphát triển phương thức thanh toán mobile money nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toánđiện tử tại nước ta cũng như giảm tỷ lệ các giao dịch tiền mặt giá trị nhỏ. 606 Mobile money là dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động, hay còn gọi là tiền diđộng. Dịch vụ này do các nhà mạng viễn thông triển khai, sử dụng tài khoản di động củangười dùng để thanh toán mà không cần liên kết với tài khoản ngân hàng. Dịch vụ này đãđược triển khai trên thế giới khá lâu (khoảng 20 năm) nhưng vẫn chưa được triển khaichính thức tại Việt Nam. Tuy nhiên, với mật độ thuê bao di động ở ngưỡng cao (đạt trên100% từ nhiều năm nay), mobile money được kỳ vọng sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúcđẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta, ngay ở phân đoạn giao dịch có giá trị nhỏ,với cả những người dùng chưa có tài khoản ngân hàng. Ngày 9 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng chính phủ đã đưa ra Quyết định số 316/QĐ-TTg Về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho cáchàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Đây được coi là một bước tiến quan trọng trong quá trìnhtriển khai mobile money ở nước ta. Hiện tại, các doanh nghiệp viễn thông lớn tại Việt Nam(Viettel, VNPT-Vinaphone, Mobifone) đã nhận được giấy phép triển khai thí điểm mobilemoney trong 2 năm, VNPT-Vinaphone và Viettel đã cung cấp dịch vụ ra thị trường, cònMobifone đang chuẩn bị để sớm gia nhập thị trường. Nói chung, dịch vụ mobile money được đánh giá là rất có tiềm năng phát triển vàrất có ý nghĩa trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa chính thứcđược triển khai ở nước ta, nên số lượng công trình nghiên cứu về mobile money chưanhiều. Đồng nghĩa với việc chúng ta chưa rõ phản hồi của người dùng với phương thứcthanh toán mới này như thế nào, họ có sẵn sàng sử dụng mobile money không? Để giảiquyết vấn đề này, trong bài viết, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích và chỉ ra nhữngnhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng mobile money của người dân Việt Nam. Do khôngthể tiến hành khảo sát với tất cả người dân trên toàn quốc nên tác giả đã lựa chọn đối tượnglà sinh viên các trường đại học, cụ thể là trên địa bàn Hà Nội để tiến hành khảo sát. Lý dochọn đối tượng sinh viên bởi họ là những người trẻ tuổi, nhanh nhẹn, đã có kỹ năng cơ bảnvề công nghệ - có khả năng tiếp thu công nghệ nhanh, đồng thời thích trải nghiệm nhữngcông nghệ mới mẻ. Việc đối tượng này tiếp nhận và sử dụng mobile money là rất có ýnghĩa với sự phát triển và mở rộng dịch vụ này.2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1. Khái niệm mobile money Theo Hiệp hội Thông tin di động toàn cầu (GSMA), mobile money có thể đượchiểu ngắn gọn là hình thức tiếp cận dịch vụ tài chính qua điện thoại di động. Định nghĩanày rộng và bao hàm đầy đủ ý nghĩa của dịch vụ này, nhất là từ góc độ người tiêu dùng. Dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt sửa đổi (2019) củaChính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra cách hiểu về tiền điện tử và tiền di động (mobilemoney) như sau: Tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trướcbởi khách hàng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Thương mại và phân phối Mobile money Dự định sử dụng mobile money Giao dịch tiền mặt Hệ thống thanh toán điện tửTài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 450 1 0 -
1032 trang 117 0 0
-
1074 trang 101 0 0
-
52 trang 78 2 0
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam hiện nay
19 trang 55 0 0 -
Thương mại và phân phối lần 2 năm 2020 - Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Phần 1
558 trang 55 0 0 -
Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 3 - PGS. TS. Nguyễn Văn Minh
6 trang 53 0 0 -
Vấn đề hướng nghiệp nhìn từ nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
9 trang 51 0 0 -
Hoạt động logistics xanh trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam - Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
14 trang 48 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp bảo mật cho hệ thống thanh toán điện tử
70 trang 45 0 0