Thông tin tài liệu:
Các phương pháp giải phẫu bệnh học nói trên cũng là một phương pháp thăm dò nguyên nhân vì có thể phát hiện được tổn thương lành tình hay ác tính (ung thư). Trong phần này, chúng tôi muốn nói đến các xét nghiệm vi khuẩn, ký sinh vật, những tác nhân thông thường gây bệnh tiêu hoá, nhất là bệnh đường ruột ở nước ta. Chủ yếu việc xét nghiệm vi khuẩn và ký sinh vật là ở phân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM CẬN LÂM SÀNG ỐNG TIÊU HOÁ – Phần 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM CẬNLÂM SÀNG ỐNG TIÊU HOÁ – Phần 22. CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ NGUYÊN NHÂN.Các phương pháp giải phẫu bệnh học nói trên cũng là một phương pháp thăm dònguyên nhân vì có thể phát hiện được tổn thương lành tình hay ác tính (ung thư).Trong phần này, chúng tôi muốn nói đến các xét nghiệm vi khuẩn, ký sinh vật,những tác nhân thông thường gây bệnh tiêu hoá, nhất là bệnh đường ruột ở nướcta.Chủ yếu việc xét nghiệm vi khuẩn và ký sinh vật là ở phân.2.1. Xét nghiệm vi khuẩn.Cần phải cấy phân mới có giá trị chính xác.Để nắm được chắc hơn tình trạng nhiểm khuẩn ở đoạn nào của ruột, gần đâyngười ta phát minh ra những ống thông đặc biệt để có thể lấy các chất ở từngđoạn ruột đem ra ngoài mà không bị pha lẫn với các chất ở các đoạn ruột kháchoặc ở tá tràng hay dạ dày mà ống thông phải đi qua.2.2. Xét nghiệm ký sinh vật.Để thật chính xác, cần phải:- Sử dụng phương pháp “ phong nhã”.- Đếm trứng ký sinh vật: để đánh giá mức độ nặng nhẹ của sự nhiễm ký sinh vậtvà theo dõi được chính xác tác dụng của điều trị tẩy ký sinh vật.- Riêng đối với Amip, cần phải lấy phân soi tươi ngay sau khi người bệnh ỉa rahoặc quết chất nhầy ngay tại ổ loét nhìn thấy khi soi trực tràng và đem soi ngay.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ CHỨC NĂNG.Toàn bộ ống tiêu hoá cùng với các tuyến phụ thuộc tuyến nước bọt (răng, tuỵ,gan…) đều có trách nhiệm cộng đồng trong việc tiêu hoá các thức ăn để đi đếnkết quả cuối cùng là biến các thức ăn đó thành:- Các chất có thể hấp thụ được để ruột đưa vào cơ thể.- Các chất cặn bã không tiêu hoá và hấp thụ được sẽ được thải ra ngoài dướihình thức phân.Cho nên để thăm dò chức năng của ống tiêu hoá nói chung việc nhận xét phânvề đại thể cũng như về hoá học có thể cung cấp những yếu tố để đánh giá chứcnăng đó một cách đại cương và gợi ý chỉ điểm rối loạn đó thuộc phần nào ốngtiêu hoá.Nhưng muốn đánh giá chính xác rối loạn đó thuộc phần nào của ống tiêu hoá,cần tiến hành những phương pháp thăm dò chức năng đặc biệt cho từng phần.Cho nên trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày:- Nhận xét phân.- Thăm dò chức năng dạ dày.- Thăm dò chức năng ruột.Chúng tôi không đề cập đến thăm dò chức năng thực quản vì thực quản chỉ làmột ống mà nhiệm vụ chính là đưa thức ăn từ thực quản xuống dạ dày chứkhông có chức năng tiêu hoá. Thăm dò chức năng các tuyến phụ thuộc gan, tuỵ) sẽtrình bày trong bài sau.3.1. Nhận xét phân.Chúng tôi không nói đến nhân xét thô đại vì đã trình bày ở trên trong bài “ khámlâm sàng bộ máy tiêu hoá” mà chỉ nói đến các xét nghiệm hoá học.- Xét nghiệm đính tính: Phát hiện sự có mặt của một số thành phần phân như:· Amidon, bằng lugol (bình thường không có).· Mỡ, bằng Sudan III (bình thường chỉ có rất ít).· Thờ ơ, soi kính hiển vi (bình thường chỉ có rất ít).Sự có mặt của các thành phần đó ở phân đều chứng tỏ tình trạng bệnh lý của bộmáy tiêu hoá, nhất là của tuỵ tạng.- Xét nghiệm định lượng. Nhưng muốn chính xác hơn người ta làm “ blăng tiêuhoá’ nghĩa là cho người bệnh ăn một số lượng nhất định về protit hoặc lipit, sauđó định lượng các chất ấy đã thải ra ở phân; bình thường số lượng lipit được thảira không quá 5% số lượng ăn vào.Gần đây, các phương pháp hiện đại đã áp dụng đồng vị phóng xạ trong bilăng:dùng triolein và axit oleic đánh dấu với I 123, hoặc abumin và polyvinyl-pyrolidon đánh dấu với I 123 cho người bệnh ăn rối định lượng số phóng xạđược thải ra ở phân.3.2. Thăm dò chức năng dạ dày.Chức năng của dạ dày trong sinh học tiêu hoá chủ yếu nhờ ở:· Chất pepsin.· Độ toan của dịch dạ dày.· Sự co bóp nhào trộn làm nhuyển thức ăn trước khi đưa xuống ruột.- Đánh giá khả năng co bóp của dạ dày: bằng một máy ghi trên biểu đồ cường độco bóp của dạ dày.Phương pháp này hiện nay ta được sử dụng trong lâm sàng, ngay cả các chuyênkhoa tiêu hoá.- Đánh giá khả năng tiết pepsin: pepsin do tế bào chính của niêm mạc dạ dày tếtra dưới dạng không hoạt động (pepsinnogen) được chuyển thành pepsin dưới tácdụng của C1H, Pepsin thấm một ít (1%) vào máu và thải tiết ra nước tiểu dướidạng uropepsin, cho nên người ta có thể đánh giá khả năng tiết pepsin bằng:· Định lượng pepsin ở dịch vị.· Định lượng pepsin ở máu: bình thường 150-450 đơn vị.· Định lượng urêpepsin ở nước tiểu.Các phương pháp này ít được áp dụng trong lâm sàng, thường thì áp dụng địnhlượng urepepsin ở nước tiểu. Để phân biệt nguyên nhân chảy máu tiêu hoá doloét dạ dày tá tràng hay xơ gan: nếu do loét dạ dày tá tràng, urepepsin sẽ tăngnhiều trái lại do xơ gan.Áp dụng thông thường nhất ở lâm sàng là đánh giá mức độ toan kiềm của dịch dạdày.- Đánh giá mức độ toan- kiềm của dịch dạ dày: dịch dạ dày có một độ toan nhấtđịnh do sự thăng bằng của:· Tiết kiềm bởi tế bào phủ niêm mạc (cellules de revêtement muqueux) cùng vớitế bào nhầy sáng (cellules mucoides clair ...