Nhà Lý (1010-1225) 215 năm, quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư. Năm 1010 dời đô về Thăng Long. Từ 1054 đổi quốc hiệu là Đại Việt1. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn 1010 – 1028)Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm, sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), mẹ chết khi mới sinh, thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi, Lý Công Uẩn thông minh và có chí khí khác người ngay từ nhỏ. Nhờ sự nuôi dạy của nhà sư Lý Khánh Văn và Lý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các Triều Đại Nhà LýCác Triều Đại Nhà Lý !Nhà Lý (1010-1225) 215 năm, quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư. Năm1010 dời đô về Thăng Long. Từ 1054 đổi quốc hiệu là Đại Việt1. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn 1010 – 1028)Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm, sinh ngày12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), mẹ chết khi mới sinh, thiền sư Lý Khánh Vănnhận làm con nuôi, Lý Công Uẩn thông minh và có chí khí khác người ngay từnhỏ. Nhờ sự nuôi dạy của nhà sư Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩntrở thành người xuất chúng, văn võ kiêm toàn, làm đến chức Điện tiền chỉ huysứ, khi Lê Ngọa Triều mất, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, niênhiệu Thuận Thiên, vẫn lấy Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.Tháng 7 năm 1010, vua Lý Thái Tổ cho dời đô về thành Đại La, một buổi sángđẹp trời, thuyền vừa cập bến, Nhà Vua thấy Rồng vàng bay lên, do đó đặt tên làKinh đô Thăng Long (tức là Hà Nội ngày nay). Vua Thái Tổ chỉnh đốn lại việc caitrị, chia đất nước làm 24 lộ, trị vì 18 năm, thọ 55 tuổi.2. Lý Thái Tông (Lý Phật Mã 1028 – 1054)Vua Lý Thái Tổ sinh các hoàng tử: Thái tử Phật Mã, Dực Thánh Vương, KhaiQuốc Vương Bồ, Đông Chính Vương Lực, Võ Đức Vương Hoàng. Khi Vua TháiTổ vừa mất, chưa kịp làm lễ tang, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực ThánhVương, Đông Chính Vương đem quân vây Hoàng thành để tranh ngôi vua vớiThái tử, nhờ có Lê Phụng Hiểu trung dũng xông ra chém chết Võ Đức Vương, haihoàng tử kia bỏ chạy. Triều thần cùng Lê Phụng Hiểu phò Thái tử Phật Mã lênngôi Hoàng đế, niên hiệu Lý Thái Tông. Lý Thái Tông sinh ngày 26 tháng 6 nămCanh Tý (1000). Vua là người trầm mặc, có trí, biết trước mọi việc, đánh đâuđược đấy, năm 1020 quân Chiêm Thành quấy rối nơi biên ải phía Nam, Lý TháiTổ sai Thái tử Phật Mã làm Nguyên soái, đã đánh tan quân Chiêm Thành, bắtđược tướng giặc đem về. Khi làm vua, Người quan tâm mở mang bờ cõi, xâydựng lực lượng để bảo vệ đất nước, đoàn kết với các dân tộc ít người, thể hiệnrõ bằng cách ngày 7 tháng 3 năm Kỷ Tỵ (1029), Vua gả công chúa Bình Dươngcho Châu mục Châu Lạng là Thân Thiện Thái. Năm Giáp Ngọ (1054), Vua LýThái Tông mất, trị vì 26 năm, thọ 55 tuổi.3. Lý Thánh Tông (Lý Nhật Tôn 1054 – 1072)Lý Thánh Tông tên húy là Nhật Tôn, sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi (1023), làcon bà Kim Thiên Thái Hậu họ Mai. Nhà sử học Ngô Sỹ Liên ghi trong “Đại Việtsử ký toàn thư”: “... Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làmruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễdưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi làbậc Vua tốt. Song nhọc sức xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm,đó là chỗ kém”. Lý Thánh Tông mất năm Nhâm Tý (1072) trị vì 18 năm, thọ 50tuổi.4. Lý Nhân Tông (Lý Càn Đức 1072 – 1128)Thái tử Càn Đức là con trưởng của Lý Thánh Tông, mẹ là bà Nguyên phi Ỷ Lan,sau là Thái hậu Linh Nhân, Thái tử sinh ngày 25 tháng Giêng năm Bính Ngọ(1066), khi Lý Thánh Tông mất, Thái tử lên ngôi Hoàng đế (1072) lúc mới 6 tuổi,Hoàng Thái hậu Ỷ Lan phải buông rèm nhiếp chính. Năm 1075, thời Tống ThầnTông, Vương An Thạch làm Tể tướng âm mưu xâm lược nước ta, Thái úy LýThường Kiệt biết rõ âm mưu xâm lược của nhà Tống nên đã đánh phá các căn cứtập kết lương thực, vũ khí của chúng ở Châu Khâm, Châu Liêm, Châu Ung(Quảng Đông, Quảng Tây) rồi chủ động rút quân về nước lập phòng tuyến ở bờnam sông Cầu để chặn giặc. Đầu năm 1077, Quách Quỳ và Triệu Tiết dẫn 10vạn quân và 1 vạn ngựa chiến sang xâm lược nước ta, bị chặn lại bên bờ bắcsông Cầu hơn 2 tháng, quân dân ta đánh du kích tiêu hao sinh lực địch rất nhiều,làm cho giặc hoang mang, dao động “tiến thoái lưỡng nan”. Chính trên phòngtuyến sông Cầu này, đêm khuya thanh vắng, Lý Thường Kiệt cho người nấptrong đền Trương tướng quân, thổi sáo và ngâm bài thơ nổi tiếng: Nam quốc sơnhà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, Như hà nghịch lỗ lai xâmphạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !Đây chính là “Bản tuyên ngôn độc lập” lần thứ nhất của Tổ quốc ta. Quân ta tổchức phản công mãnh liệt vào quân Tống. Quân Tống khiếp sợ phải rút chạy vềnước. Nền độc lập của Tổ quốc ta lại được vững bền. Năm Đinh Mùi (1127),Lý Nhân Tông mất, trị vì được 56 năm, thọ 62 tuổi.5. Lý Thần Tông (Lý Dương Hoán 1128 - 1138)Vua Lý Nhân Tông không có con trai, lập con của em trai là Sùng Hiền HầuDương Hoán lên làm Thái tử, kế vị Hoàng đế là vua Lý Thần Tông. Vua Lý ThầnTông khuyến khích phát triển nông nghiệp, thực hiện chính sách ngụ binh ưnông, cho binh lính đổi phiên, cứ lần lượt 6 tháng một được về làm ruộng, dovậy nhân dân no đủ, an cư lạc nghiệp. Lý Thần Tông mất năm Mậu Ngọ (1138),trị vì được 10 năm, thọ 23 tuổi.6. Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ 1138 - 1175)Lý Thiên Tộ là con đích trưởng của Lý Thần Tông, con bà Lê Hoàng hậu, sinhtháng 4 năm Bính Thìn (1136), lên ngôi Hoàng đế năm 1138, lúc đó mới 3 tuổi. LêHoàng hậu cầm quyền nhiếp chính lại tư thông với Đỗ Anh Vũ làm cho triềuđình đổ nát, ...