Các xu thế phát triển mới trong lĩnh vực nhà ở và BĐS tại đô thị Việt Nam và tác động của cuộc cách mạng 4.0
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.74 MB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đô thị Việt Nam đã vượt một chặng đường dài, từ chỗ bị coi là những thành phần ăn bám, nay bỗng trở thành các động lực phát triển kinh tế xã hội. Tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 18% năm 1990, lên 38% năm 2015. Trong ¼ thế kỷ qua, các xu thế phát triển đô thị Việt Nam thể hiện trong sự thay đổi các yếu tố “mềm” (phi vật thể), về chính sách, quan niệm và sở thích, và sự chuyển đổi của các yếu tố “cứng” (vật thể), của quỹ nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị, theo đúng các quy luật đề xuất bởi lý thuyết Vị thế - Chất lượng (SQTO).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các xu thế phát triển mới trong lĩnh vực nhà ở và BĐS tại đô thị Việt Nam và tác động của cuộc cách mạng 4.0 CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN MỚI TRONG LĨNH VỰC NHÀ Ở VÀ BĐS TẠI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 TS. Hoàng Hữu Phê Công ty Cổ phần VINACONEX R&D Tóm tắt: Đô thị Việt Nam đã vượt một chặng đường dài, từ chỗ bị coi là những thành phần ăn bám, nay bỗng trở thành các động lực phát triển kinh tế xã hội. Tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 18% năm 1990, lên 38% năm 2015. Trong ¼ thế kỷ qua, các xu thế phát triển đô thị Việt Nam thể hiện trong sự thay đổi các yếu tố “mềm” (phi vật thể), về chính sách, quan niệm và sở thích, và sự chuyển đổi của các yếu tố “cứng” (vật thể), của quỹ nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị, theo đúng các quy luật đề xuất bởi lý thuyết Vị thế - Chất lượng (SQTO).Các chuyển đổi này tạo nên những biến động lớn trên thị trường nhà ở, bất động sản tại đô thị. Sự xuất hiện của cuộc cách mạng 4.0 và IoT dẫn đến sự phát triển vượt bậc của các yếu tố mềm, đặt ra các cơ hội và thách thức hoàn toàn mới đối với công tác quản lý đô thị và phát triển đô thị trong điều kiện tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Từ khóa: Xu thế phát triển, lý thuyết Vị thế - Chất lượng, Cách mạng 4.0 MỞ ĐẦU Công cuộc phát triển đô thị đã có những bước tiến mạnh trong thập kỷ 2000- 2010, từ vị trí thứ 7 về diện tích đất đô thị năm 2000 (2.200 km2) lên vị trí thứ 5 năm 2010 (2.900 km2) trong khu vực Đông Á, vượt qua cả Thái Lan và Hàn Quốc. Điểm nổi bật trong việc tăng trưởng khu vực đô thị ở Việt Nam là sự phát triển mạnh mẽ của hai thành phố chính Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ mở rộng tới 3,8% và 4,0% hàng năm của hai đô thị này đã vượt quá bất kỳ đô thị nào ở các nước Đông Á, ngoại trừ Trung Quốc (WB, 2015). Tầm quan trọng của sự mở rộng khu vực đô thị của Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng không phải là ngoại lệ. Ở cấp độ toàn cầu, đô thị hoá được coi là định hướng cho việc tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế, nếu quản lý tốt, thông qua hiệu ứng tích tụ như: thị trường lao động lớn và hiệu quả hơn, chi phí giao dịch thấp và tận dụng được nguồn tri thức (Trosenburg, 2015). 12 1. XU THẾ MỚI TRONG CUNG CẤP NHÀ Ở: TỪ DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐẾN HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.1. Sự tiến hoá của quá trình cung cấp nhà ở tại Hà Nội Vì nhà ở thường chiếm đến quá nửa diện tích xây dựng của các đô thị trên thế giới, không thể phân tích quá trình phát triển đô thị nếu bỏ qua động học (dynamics) của thành tố nhà ở. Vì các điều kiện lịch sử đặc thù, quá trình cung cấp nhà ở tại các đô thị Việt Nam có thể chia thành 5 giai đoạn chính. 1.1.1. Nhà ở như dịch vụ xã hội (trước 1989 và kéo dài tới 1993) Các biện pháp chống lạm phát của năm 1989, bao gồm việc giảm thiểu chi phí nhà nước, giảm bao cấp hàng hóa sinh hoạt và nới lỏng kiểm soát giá cả, đã thành công trong mục đích của mình, nghĩa là làm cho giá cả trở thành một yếu tố quyết định cho sự lưu thông của nhiều lọai hàng hóa, kể cả nhà ở. Trước đó, nhà ở được coi như một dịch vụ xã hội, mà về lý thuyết là mọi thành viên xã hội đều được hưởng. Trong thực tế, nhà ở, trong dạng diện tích sinh hoạt cơ bản, được cấp cho công dân, phần lớn trong số đó là cán bộ CNV nhà nước, dựa trên cả nhu cầu diện tích lẫn thành tích lao động sản xuất. Số người nhận nhà của nhà nước, tuy nhiên, chưa bao giờ vượt quá 30% số cán bộ CNV tại bất cứ trung tâm đô thị nào. 1.1.2. Nhà ở dựa trên vốn tự có của cơ quan xí nghiệp (giữa 1980 và từ 1990 - 1996) Đến giữa những năm 1980, các giải pháp cục bộ đối với sự thiếu thốn diện tích nhà ở được tìm kiếm trong hình thức xây dựng nhà ở dựa trên vốn tự có của các cơ quan xí nghiệp. Việc các Bộ và các công ty nhà nước lớn lập các quỹ tự có và xây dựng nhà ở, sau đó phân phối cho cán bộ CNV theo các nguyên tắc dựa trên nhu cầu và thành tích lao động sản xuất, là một hiện tượng phổ biến vào thời gian này. 1.1.3. Nhà nước và nhân dân cùng làm (1989 - 1993) Một giải pháp mới mẻ trong chính sách nhà ở được đưa ra thử nghiệm, là hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trong phương thức cung cấp nhà ở này, nhà nước hỗ trợ các hộ dân bằng cách đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế và đầu tư vào cơ sở kỹ thuật hạ tầng tại các khu ở hiện trạng, trong khi các hộ dân tự lo xây dựng và và nâng cấp nhà ở của mình. 1.1.4. Các dự án chia lô nền và cung cấp hạ tầng (1989 - 2000) Hình thức cung c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các xu thế phát triển mới trong lĩnh vực nhà ở và BĐS tại đô thị Việt Nam và tác động của cuộc cách mạng 4.0 CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN MỚI TRONG LĨNH VỰC NHÀ Ở VÀ BĐS TẠI ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 TS. Hoàng Hữu Phê Công ty Cổ phần VINACONEX R&D Tóm tắt: Đô thị Việt Nam đã vượt một chặng đường dài, từ chỗ bị coi là những thành phần ăn bám, nay bỗng trở thành các động lực phát triển kinh tế xã hội. Tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 18% năm 1990, lên 38% năm 2015. Trong ¼ thế kỷ qua, các xu thế phát triển đô thị Việt Nam thể hiện trong sự thay đổi các yếu tố “mềm” (phi vật thể), về chính sách, quan niệm và sở thích, và sự chuyển đổi của các yếu tố “cứng” (vật thể), của quỹ nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị, theo đúng các quy luật đề xuất bởi lý thuyết Vị thế - Chất lượng (SQTO).Các chuyển đổi này tạo nên những biến động lớn trên thị trường nhà ở, bất động sản tại đô thị. Sự xuất hiện của cuộc cách mạng 4.0 và IoT dẫn đến sự phát triển vượt bậc của các yếu tố mềm, đặt ra các cơ hội và thách thức hoàn toàn mới đối với công tác quản lý đô thị và phát triển đô thị trong điều kiện tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Từ khóa: Xu thế phát triển, lý thuyết Vị thế - Chất lượng, Cách mạng 4.0 MỞ ĐẦU Công cuộc phát triển đô thị đã có những bước tiến mạnh trong thập kỷ 2000- 2010, từ vị trí thứ 7 về diện tích đất đô thị năm 2000 (2.200 km2) lên vị trí thứ 5 năm 2010 (2.900 km2) trong khu vực Đông Á, vượt qua cả Thái Lan và Hàn Quốc. Điểm nổi bật trong việc tăng trưởng khu vực đô thị ở Việt Nam là sự phát triển mạnh mẽ của hai thành phố chính Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ mở rộng tới 3,8% và 4,0% hàng năm của hai đô thị này đã vượt quá bất kỳ đô thị nào ở các nước Đông Á, ngoại trừ Trung Quốc (WB, 2015). Tầm quan trọng của sự mở rộng khu vực đô thị của Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng không phải là ngoại lệ. Ở cấp độ toàn cầu, đô thị hoá được coi là định hướng cho việc tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế, nếu quản lý tốt, thông qua hiệu ứng tích tụ như: thị trường lao động lớn và hiệu quả hơn, chi phí giao dịch thấp và tận dụng được nguồn tri thức (Trosenburg, 2015). 12 1. XU THẾ MỚI TRONG CUNG CẤP NHÀ Ở: TỪ DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐẾN HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.1. Sự tiến hoá của quá trình cung cấp nhà ở tại Hà Nội Vì nhà ở thường chiếm đến quá nửa diện tích xây dựng của các đô thị trên thế giới, không thể phân tích quá trình phát triển đô thị nếu bỏ qua động học (dynamics) của thành tố nhà ở. Vì các điều kiện lịch sử đặc thù, quá trình cung cấp nhà ở tại các đô thị Việt Nam có thể chia thành 5 giai đoạn chính. 1.1.1. Nhà ở như dịch vụ xã hội (trước 1989 và kéo dài tới 1993) Các biện pháp chống lạm phát của năm 1989, bao gồm việc giảm thiểu chi phí nhà nước, giảm bao cấp hàng hóa sinh hoạt và nới lỏng kiểm soát giá cả, đã thành công trong mục đích của mình, nghĩa là làm cho giá cả trở thành một yếu tố quyết định cho sự lưu thông của nhiều lọai hàng hóa, kể cả nhà ở. Trước đó, nhà ở được coi như một dịch vụ xã hội, mà về lý thuyết là mọi thành viên xã hội đều được hưởng. Trong thực tế, nhà ở, trong dạng diện tích sinh hoạt cơ bản, được cấp cho công dân, phần lớn trong số đó là cán bộ CNV nhà nước, dựa trên cả nhu cầu diện tích lẫn thành tích lao động sản xuất. Số người nhận nhà của nhà nước, tuy nhiên, chưa bao giờ vượt quá 30% số cán bộ CNV tại bất cứ trung tâm đô thị nào. 1.1.2. Nhà ở dựa trên vốn tự có của cơ quan xí nghiệp (giữa 1980 và từ 1990 - 1996) Đến giữa những năm 1980, các giải pháp cục bộ đối với sự thiếu thốn diện tích nhà ở được tìm kiếm trong hình thức xây dựng nhà ở dựa trên vốn tự có của các cơ quan xí nghiệp. Việc các Bộ và các công ty nhà nước lớn lập các quỹ tự có và xây dựng nhà ở, sau đó phân phối cho cán bộ CNV theo các nguyên tắc dựa trên nhu cầu và thành tích lao động sản xuất, là một hiện tượng phổ biến vào thời gian này. 1.1.3. Nhà nước và nhân dân cùng làm (1989 - 1993) Một giải pháp mới mẻ trong chính sách nhà ở được đưa ra thử nghiệm, là hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trong phương thức cung cấp nhà ở này, nhà nước hỗ trợ các hộ dân bằng cách đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế và đầu tư vào cơ sở kỹ thuật hạ tầng tại các khu ở hiện trạng, trong khi các hộ dân tự lo xây dựng và và nâng cấp nhà ở của mình. 1.1.4. Các dự án chia lô nền và cung cấp hạ tầng (1989 - 2000) Hình thức cung c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xu thế phát triển lý thuyết Vị thế - Chất lượng Cách mạng 4.0 Đô thị Việt Nam Chất lượng đô thị Vị thế đô thịGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chỉ số chống chịu của các đô thị Việt Nam – Báo cáo chứng minh khái niệm
113 trang 254 0 0 -
TTIỂU LUẬN ' CƠ SỞ QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC'
43 trang 161 0 0 -
3 trang 100 0 0
-
Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với đào tạo nguồn nhân lực du lịch
8 trang 52 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ngân hàng số Vietcombank
13 trang 51 0 0 -
9 trang 46 0 0
-
Thị trường bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
12 trang 44 0 0 -
Giáo dục hướng nghiệp thời 4.0: Phần 1
157 trang 44 0 0 -
Giải pháp học tiếng Anh hiệu quả với sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH)
5 trang 43 0 0 -
11 trang 42 0 0