Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 485.42 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam" phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương Mại Việt Nam. Nghiên cứu phân tích các yếu tố vĩ mô lẫn vi mô của 20 NHTM trong giai đoạn từ 2010–2020. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Chung1, Nguyễn Ngọc Như Tuyền2 1. Email: chungnh@tdmu.edu.vn. 2. Email: 2023402011026@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Bài báo này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương Mại (NHTM) Việt Nam. Nghiên cứu phân tích các yếu tố vĩ mô lẫn vi mô của 20 NHTM trong giai đoạn từ 2010–2020. Bài nghiên cứu phân tích định lượng và sử dụng mô hình hồi quy Generalized Least Squares (GLS) cho dữ liệu bảng nhằm đánh giá các biến độc lập: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) và tăng trưởng GDP hằng năm (GDP) tác động thế nào đến biến phụ thuộc lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả cho thấy các chỉ số ETA, NPL và CIR có mối quan hệ âm với hiệu quả hoạt động và quy mô ngân hàng có mối quan hệ dương với hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, chưa có đủ bằng chứng khoa học về mối quan hệ giữa GDP và hiệu quả hoạt động. Từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam. Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại, ROE, FGLS. 1. GIỚI THIỆU Hệ thống tài chính là một trong những yếu tố cho thấy nền kinh tế của một quốc gia có hoạt động mạnh mẽ hay không. Khi nền kinh tế có dấu hiệu phát triển không bền vững chứng tỏ hệ thống tài chính quốc gia đó đang trục trặc, hoạt động kém hiệu quả (Javid, Badar & Zulfiquar, 2013). Bên cạnh đó, để hệ thống tài chính được xây dựng hoàn thiện thì hoạt động tài chính ngân hàng là một trong những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng và cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Hiệu quả hoạt động là tiêu chí để đo lường mức độ hoạt động tích cực hay tiêu cực của một ngân hàng (Nguyễn Việt Hùng, 2008). Khi một ngân hàng phát triển bền vững và khả năng sinh lời ngày một tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó tạo ra là rất lớn, khả năng sinh lời này sẽ cho thấy lợi nhuận kiếm được của ngân hàng đó có tốt hay không (Pandey, 1980). Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nước ngoài cùng những tổ chức phi ngân hàng khác thì việc nghiên cứu để tìm ra yếu tố nào có mức ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ giúp các nhà quản trị tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến yếu kém của một ngân hàng. Từ đó nhà quản trị sẽ linh hoạt hơn trong việc tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp ngân hàng phát triển hơn, đứng vững được trên thị trường cũng như là có thể chống chọi với những khó khăn trong tương lai. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 2.1 Cơ sở lý thuyết 48 Ngân hàng Thương mại Theo Peter S.Rose (2004) thì ngân hàng là một trung gian tài chính thực hiện nhiều nghiệp vụ tài chính nhất so với các tổ chức trung gian khác trong nền kinh tế. Ngân hàng là nơi cung cấp đa dạng các dịch vụ về tài chính bao gồm nhiều các dịch vụ về tín dụng, tiết kiệm và cả thanh toán. Theo Vũ Văn Thực (2013), NHTM chính là một tổ chức trung gian tài chính có nhiều hoạt động trong nền kinh tế với chức năng chính là huy động vốn để cho vay. Cũng theo một số tác giả khác thì NHTM là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa khách hàng và ngân hàng hoặc ngược lại. Mỗi quốc gia đều có nền kinh tế khác nhau nên các hoạt đông ngân hàng được tổ chức và quy định cũng khác nhau, vì vậy để đáp ứng nhu cầu tài chính không giống nhau của mỗi nền kinh tế thị trường thì NHTM sẽ được tạo lập riêng những hoạt động dựa trên mục đích, tính chất và phải thỏa mãn trong viêc phát triển của nền kinh tế đó. Hiệu quả hoạt động Theo European Central Bank (2010), hiệu quả là khi một doanh nghiệp hoặc ngân hàng có khả năng tạo ra được lợi nhuận ổn định và lâu dài, khi đó lợi nhuận tạo ra đầu tiên được sử dụng dưới dạng dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ của doanh nghiệp và bổ sung thêm về vốn, tiếp tục đầu tư và tạo thêm lợi nhuận trong tương lai. Theo Nguyễn Khắc Minh (2004), trong cuốn “Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh - Việt” thì hiệu quả hoạt động chính là mức độ thành công khi một doanh nghiệp tiến hành phân bổ các nguồn đầu vào có thể sử dụng được và đạt được đầu ra mà doanh nghiệp đó sản xuất, đáp ứng được mục tiêu trước đó. Trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, các yếu tố về hiệu quả hoạt động của NHTM được định nghĩa theo nhiều quan điểm, nhiều hướng nhìn khác nhau, vì hoạt động ngân hàng cũng là một trong những hoạt động kinh doanh, mong muốn nhằm phát sinh ra lợi nhuận một cách tối đa hóa với một mức độ rủi ro cho phép (Perter S.Rose). Vì thế nên hiệu quả hoạt động của ngân hàng coi như là khả năng sinh lời trong kinh doanh được tạo ra từ ngân hàng đó, đây là mục tiêu được quan tâm nhiều nhất bởi các ngân hàng vì chỉ khi mức độ tạo ra khả năng sinh lời cao sẽ tạo ra lợi nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh cũng như là thu hút vốn đầu tư và bảo toàn vốn cho ngân hàng. Từ những phân tích có thể hiểu hiệu quả là khi các doanh nghiệp cũng như ngân hàng đạt được mục tiêu sản xuất khi phân bổ giới hạn nguồn đầu vào và đạt chất lượng cao nhất từ đầu ra, đây sẽ là thể hiện mức độ thành công của các doanh nghiệp. Có nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng có không ít yếu tố để đánh giá hiệu quả hoạt động trong kinh doanh của ngân hàng qua từng giai đoạn. Vì hiệu quả là một phạm trù rất đa dạng, tùy theo từng nghiên cứu mà được nhìn nhận dưới góc độ khác nhau. Theo Nguyễn Việt Hùng (2008) thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đánh giá theo hai nhóm là h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Chung1, Nguyễn Ngọc Như Tuyền2 1. Email: chungnh@tdmu.edu.vn. 2. Email: 2023402011026@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Bài báo này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương Mại (NHTM) Việt Nam. Nghiên cứu phân tích các yếu tố vĩ mô lẫn vi mô của 20 NHTM trong giai đoạn từ 2010–2020. Bài nghiên cứu phân tích định lượng và sử dụng mô hình hồi quy Generalized Least Squares (GLS) cho dữ liệu bảng nhằm đánh giá các biến độc lập: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) và tăng trưởng GDP hằng năm (GDP) tác động thế nào đến biến phụ thuộc lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả cho thấy các chỉ số ETA, NPL và CIR có mối quan hệ âm với hiệu quả hoạt động và quy mô ngân hàng có mối quan hệ dương với hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, chưa có đủ bằng chứng khoa học về mối quan hệ giữa GDP và hiệu quả hoạt động. Từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam. Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại, ROE, FGLS. 1. GIỚI THIỆU Hệ thống tài chính là một trong những yếu tố cho thấy nền kinh tế của một quốc gia có hoạt động mạnh mẽ hay không. Khi nền kinh tế có dấu hiệu phát triển không bền vững chứng tỏ hệ thống tài chính quốc gia đó đang trục trặc, hoạt động kém hiệu quả (Javid, Badar & Zulfiquar, 2013). Bên cạnh đó, để hệ thống tài chính được xây dựng hoàn thiện thì hoạt động tài chính ngân hàng là một trong những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng và cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Hiệu quả hoạt động là tiêu chí để đo lường mức độ hoạt động tích cực hay tiêu cực của một ngân hàng (Nguyễn Việt Hùng, 2008). Khi một ngân hàng phát triển bền vững và khả năng sinh lời ngày một tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó tạo ra là rất lớn, khả năng sinh lời này sẽ cho thấy lợi nhuận kiếm được của ngân hàng đó có tốt hay không (Pandey, 1980). Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nước ngoài cùng những tổ chức phi ngân hàng khác thì việc nghiên cứu để tìm ra yếu tố nào có mức ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ giúp các nhà quản trị tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến yếu kém của một ngân hàng. Từ đó nhà quản trị sẽ linh hoạt hơn trong việc tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp ngân hàng phát triển hơn, đứng vững được trên thị trường cũng như là có thể chống chọi với những khó khăn trong tương lai. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 2.1 Cơ sở lý thuyết 48 Ngân hàng Thương mại Theo Peter S.Rose (2004) thì ngân hàng là một trung gian tài chính thực hiện nhiều nghiệp vụ tài chính nhất so với các tổ chức trung gian khác trong nền kinh tế. Ngân hàng là nơi cung cấp đa dạng các dịch vụ về tài chính bao gồm nhiều các dịch vụ về tín dụng, tiết kiệm và cả thanh toán. Theo Vũ Văn Thực (2013), NHTM chính là một tổ chức trung gian tài chính có nhiều hoạt động trong nền kinh tế với chức năng chính là huy động vốn để cho vay. Cũng theo một số tác giả khác thì NHTM là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa khách hàng và ngân hàng hoặc ngược lại. Mỗi quốc gia đều có nền kinh tế khác nhau nên các hoạt đông ngân hàng được tổ chức và quy định cũng khác nhau, vì vậy để đáp ứng nhu cầu tài chính không giống nhau của mỗi nền kinh tế thị trường thì NHTM sẽ được tạo lập riêng những hoạt động dựa trên mục đích, tính chất và phải thỏa mãn trong viêc phát triển của nền kinh tế đó. Hiệu quả hoạt động Theo European Central Bank (2010), hiệu quả là khi một doanh nghiệp hoặc ngân hàng có khả năng tạo ra được lợi nhuận ổn định và lâu dài, khi đó lợi nhuận tạo ra đầu tiên được sử dụng dưới dạng dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ của doanh nghiệp và bổ sung thêm về vốn, tiếp tục đầu tư và tạo thêm lợi nhuận trong tương lai. Theo Nguyễn Khắc Minh (2004), trong cuốn “Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh - Việt” thì hiệu quả hoạt động chính là mức độ thành công khi một doanh nghiệp tiến hành phân bổ các nguồn đầu vào có thể sử dụng được và đạt được đầu ra mà doanh nghiệp đó sản xuất, đáp ứng được mục tiêu trước đó. Trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, các yếu tố về hiệu quả hoạt động của NHTM được định nghĩa theo nhiều quan điểm, nhiều hướng nhìn khác nhau, vì hoạt động ngân hàng cũng là một trong những hoạt động kinh doanh, mong muốn nhằm phát sinh ra lợi nhuận một cách tối đa hóa với một mức độ rủi ro cho phép (Perter S.Rose). Vì thế nên hiệu quả hoạt động của ngân hàng coi như là khả năng sinh lời trong kinh doanh được tạo ra từ ngân hàng đó, đây là mục tiêu được quan tâm nhiều nhất bởi các ngân hàng vì chỉ khi mức độ tạo ra khả năng sinh lời cao sẽ tạo ra lợi nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh cũng như là thu hút vốn đầu tư và bảo toàn vốn cho ngân hàng. Từ những phân tích có thể hiểu hiệu quả là khi các doanh nghiệp cũng như ngân hàng đạt được mục tiêu sản xuất khi phân bổ giới hạn nguồn đầu vào và đạt chất lượng cao nhất từ đầu ra, đây sẽ là thể hiện mức độ thành công của các doanh nghiệp. Có nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng có không ít yếu tố để đánh giá hiệu quả hoạt động trong kinh doanh của ngân hàng qua từng giai đoạn. Vì hiệu quả là một phạm trù rất đa dạng, tùy theo từng nghiên cứu mà được nhìn nhận dưới góc độ khác nhau. Theo Nguyễn Việt Hùng (2008) thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đánh giá theo hai nhóm là h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Ngân hàng thương mại Hoạt động ngân hàng thương mại Mô hình hồi quy Generalized Least Squares Hệ thống tài chính Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 307 0 0 -
197 trang 274 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 254 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 250 0 0 -
7 trang 237 3 0
-
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 223 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 208 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 193 0 0 -
19 trang 184 0 0