Danh mục

CÁCH GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN LISTERIA

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 96.94 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong vấn đề ngộ độc thực phẩm, bệnh Listériosis do vi khuẩn L.monocytogenes gây ra thường được người ta nhắc đến luôn. Vi khuẩn L. monocytogenes là gì? Đây là vi khuẩn Gram +, không bào tử, yếm khí (anaérobie) và có thể phát triển trong tế bào (intracellulaire facultatif). Trong số bảy loại Listeria được biết đến, chỉ có L.monocytogenes mới là tác nhân thật sự của những ca nhiễm khuẩn từ thực phẩm . Có tất cả 11 chủng huyết thanh (sérotypes) trong đó 90% trường hợp bệnh Listériosis ở người đều do các sérotype 1a, 1b...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁCH GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN LISTERIA CÁCH GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN LISTERIA Trong vấn đề ngộ độc thực phẩm, bệnh Listériosis do vi khuẩnL.monocytogenes gây ra thường được người ta nhắc đến luôn. Vi khuẩn L. monocytogenes là gì? Đây là vi khuẩn Gram +, không bào tử, yếm khí (anaérobie) và có thểphát triển trong tế bào (intracellulaire facultatif). Trong số bảy loại Listeria được biết đến, chỉ có L.monocytogenes mớilà tác nhân thật sự của những ca nhiễm khuẩn từ thực phẩm . Có tất cả 11chủng huyết thanh (sérotypes) trong đó 90% trường hợp bệnh Listériosis ởngười đều do các sérotype 1a, 1b và 4b gây nên. Trong ba nhóm vừa kể, thì4b là sérotype độc hại nhất. Vi khuẩn L. monocytogenes sống rất dai và có thể phát triển ở nhiệtđộ từ 3 độ C đến 45 độ C. Cách gây bệnh của vi khuẩn L. monocytogenes Gs Pascale Cossart, Institut Pasteur đã hợp tác với các nhà khoa họcthuộc Inserm, INRA (Pháp) và Ghent university (Bĩ) trong một khảo cứu vôcùng quan trọng về cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Listeria. Màn bí mật đã bịvén lên. Đó là đề tài: Listeria monocytogenes impairs SUMOylation forefficient infection vừa được đăng tải trong tạp chí Nature ngày 22/04/2010. Theo các nhà khoa học Pháp, vi khuẩn L. monocytogenes có khả năngxâm nhập vào bên trong tế bào chủ (của bệnh nhân) và làm thay đổi một vàichức năng của tế bào nói trên trong chiều hướng có lợi cho vi khuẩn đểchúng thoát khỏi hệ thống phòng vệ của cơ thể. Nhờ vào chiến thuật nầy, vikhuẩn có thể dễ dàng vượt qua hàng rào cản của vùng ruột cũng như của mộtsố bộ phận khác trong cơ thể. Nhóm khảo cứu Pháp cho biết vi khuẩn L. monocytogenes sản xuất ramột loại độc tố chuyên biệt có khả năng phá vỡ hệ thống SUMOylation tứclà nguồn máy phòng vệ tối quan trọng của tế bào chủ. *Vậy cơ thể chống xâm lược bằng cách nào? Thông thường, hệ thốngphòng vệ gắn thêm một khối lệnh (module) nhỏ trên một số proteines của tếbào chủ. Module vừa nói là một SUMO có khả năng làm thay đổi tính chấtcủa các tế bào mục tiêu (cellules ciblées). *Để có thể gây bệnh,vi khuẩn Listeria phải phá vỡ hệ thống phòng thủcủa tế bào mục tiêu qua cơ chế SUMOylation. Đây là điều kiện tối cần thiếtđể tạo một sự cảm nhiễm có hiệu quả. Khảo cứu của nhóm Gs Pascale Cossart đã đi tiên phương trong việcchứng minh mối liên hệ giữa một sự cảm nhiễm do vi khuẩn gây bệnh vànhững khối lệnh SUMO. Khám phá mới mẻ nầy đã cung cấp cho các nhà khoa học nhữngthông tin vô cùng hữu ích và nhờ đó họ có thể tìm ra những biện pháp thíchnghi để phòng chống lại vi khuẩn gây bệnh liên quan đến khía cạnh y tếcông cộng.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: