Danh mục

Cách tổ chức giờ đọc - Hiểu văn bản theo hướng phát huy vai trò chủ thể học sinh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.76 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Cách tổ chức giờ đọc - Hiểu văn bản theo hướng phát huy vai trò chủ thể học sinh trình bày: Quan điểm dạy học mới, học sinh được đặt vào trung tâm của quá trình dạy học và ở vị trí này, học sinh thực sự có và phát huy được vai trò là chủ thể năng động, sáng tạo. Dạy học văn, trong đó có dạy đọc - hiểu văn bản không thể không chú ý tới việc phát huy vai trò này cho học sinh,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách tổ chức giờ đọc - Hiểu văn bản theo hướng phát huy vai trò chủ thể học sinh CÁCH TỔ CHỨC GIỜ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THEO HƯỚNG PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ HỌC SINH TRẦN THỊ NGỌC VÂN Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, Bình Dương Tóm tắt: Theo quan điểm dạy học mới, học sinh được đặt vào trung tâm của quá trình dạy học và ở vị trí này, học sinh thực sự có và phát huy được vai trò là chủ thể năng động, sáng tạo. Dạy học văn, trong đó có dạy đọc - hiểu văn bản không thể không chú ý tới việc phát huy vai trò này cho học sinh. Xuất phát từ lý luận dạy học hiện đại và thực trạng dạy học văn hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số cách thức tổ chức giờ đọc - hiểu văn bản theo hướng phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong dạy học bộ môn Ngữ văn chương trình trung học phổ thông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Ý nghĩa của việc phát huy vai trò chủ thể học sinh trong việc nâng cao chất lượng giờ đọc - hiểu văn bản Một trong những vấn đề then chốt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy có thể rút ra từ tư tưởng đổi mới dạy học nói chung và dạy học văn nói riêng là vấn đề chủ thể học sinh (HS). Phát huy năng động của chủ thể, năng lực sáng tạo của mỗi người là đáp ứng một đòi hỏi có ý nghĩa thời đại. Con người HS được đào tạo là con người mới, con người sáng tạo nhưng sự hình thành nhân cách đó chỉ có thể đạt được thông qua con đường chuyển biến và chuyển hóa tự thân của chủ thể HS dưới tác động của nhà trường, gia đình và xã hội. 1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát huy vai trò chủ thể học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản Nội dung cơ bản của việc phát huy vai trò chủ thể là: “Huy động một cách có cơ sở khoa học phù hợp với quy luật cảm thụ văn học, những năng lực chủ quan của bản thân HS để HS chủ động, tích cực, hứng thú tham gia vào quá trình dạy học văn, do đó tạo được một hiệu quả toàn diện về tư tưởng, thẩm mỹ, về hiểu biết và kĩ năng, về văn học và nhân cách” [1]. Dạy học theo hướng phát huy vai trò chủ thể của người học là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, phát huy được năng lực của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Phương pháp dạy học mới đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người học, xem HS là trung tâm của quá trình dạy học. Cốt lõi, thực chất của tư tưởng lấy HS làm trung tâm chính là vấn đề bồi dưỡng năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề (Nghị quyết TW IV của Đảng). Phát huy vai trò chủ thể của HS cũng gắn liền với tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Khoản 2 điều 4 Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 12-18 120 TRẦN THỊ NGỌC VÂN huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Trong dạy học văn nói chung, dạy học đọc - hiểu văn bản nói riêng, việc phát huy vai trò chủ thể của HS là cần thiết. Bởi vì, hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học là một hoạt động nhận thức thẩm mỹ đặc thù, giữa cảm thụ và sáng tác có mối quan hệ biện chứng. Quá trình nhận thức tác phẩm luôn luôn là một sự chuyển hóa biện chứng từ nhận thức hình tượng khách quan được nhà văn xây dựng nên với quá trình tự nhận thức. Do đối tượng nhận thức mang tính đặc thù như vậy nên hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học là hoạt động có tính chủ quan [2]. Hiện nay ở các trường phổ thông, phương pháp dạy học mới đã được áp dụng. Vai trò của người học đã được chú ý, hoạt động dạy của GV cũng có những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn thấp, hiệu quả giờ dạy chưa cao, vẫn còn nhiều điều phải xem lại. Một là, các trường phổ thông hiện nay vẫn còn lối dạy theo cơ chế một chiều. Do lối dạy này, các giờ đọc - hiểu văn bản trở nên có tính áp đặt, công thức, thiếu dân chủ làm xơ cứng cảm thụ và cảm hứng học văn của HS. HS không tự thể hiện mình trong giờ học. Các em trở nên thụ động, chỉ nghe và ghi chép, ghi nhớ một cách máy móc. Hai là, phương pháp giảng dạy của các GV đơn điệu. Giáo án giờ đọc - hiểu văn bản được thiết kế đi theo hướng chủ đạo là thuyết giảng. Quá trình dạy và học diễn ra chỉ có một chiều, GV làm việc nhiều, HS thụ động trong tiếp nhận, vai trò người học chưa được chú trọng và phát huy. Chúng tôi nhận thấy nguyên nhân của việc HS ít phát biểu, không tự thể hiện mình trong giờ đọc - hiểu văn bản tập trung chủ yếu vào một số nguyên nhân sau: một số em sợ bị cho là “chơi trội”, một số khác sợ bị sai, bị cười chê hoặc ngại vì không chắc chắn câu trả lời. Như vậy, bản thân HS muốn phát biểu ý kiến của mình trong giờ học nhưng do sự tác động từ bên ngoài mà dẫn đến tâm lí e ngại khi phát biểu. Đa số các em vẫn thích nghe thầy cô giảng bài cho nghe hơn là phát biểu ý kiến xây dựng bài. Việc chưa chuẩn bị bài tốt ở nhà cũng là một trong những nguyên nhân làm cho HS không mạnh dạn nêu ý kiến của mình. Mặt khác, một nguyên nhân nữa là bản thân HS thích phát biểu trong các giờ học nhưng có thể do GV chưa tạo điều kiện cho các em phát biểu, chưa động viên khuyến khích ...

Tài liệu được xem nhiều: