Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 26-phần 2
Số trang: 81
Loại file: pdf
Dung lượng: 912.44 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Rừng phòng hộ đầu nguồn bao gồm rừng, đất rừng và các loại đất canh tác khác…
chúng được quy hoạch để bảo vệ, phòng chống các nhân tố có hại, điều tiết nguồn
nước để hạn chế lũ lụt; cung cấp nước cho các dòng chảy, các hồ chứa nước trong mùa
khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, hạn chế thiên tai, điều hoà khí
hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sản xuất, hạn chế bồi lấp các lòng sông,
lòng hồ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 26-phần 2 Phần 3: Giám Sát Chất Lượng Rừng Ở Khu Vực Rừng Đầu Nguồn Được Ưu Tiên 1. Các khái niệm cơ bản và chỉ tiêu chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn 1.1. Các định nghĩa & khái niệm cơ bản về rừng phòng hộ đầu nguồn Rừng phòng hộ đầu nguồn bao gồm rừng, đất rừng và các loại đất canh tác khác… chúng được quy hoạch để bảo vệ, phòng chống các nhân tố có hại, điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt; cung cấp nước cho các dòng chảy, các hồ chứa nước trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sản xuất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ. Vùng phòng hộ đầu nguồn được chia thành 3 loại theo mức độ xung yếu về phòng hộ: 1. Vùng rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, gần bờ sông, lòng hồ có nguy cơ xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất về điều tiết nước, có nhu cầu cấp bách nhất về phòng hộ được dành để xây dựng rừng chuyên phòng hộ, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng trên 70%. 2. Vùng xung yếu: Bao gồm những nơi có mức độ xói mòn và điều tiết nước trung bình, có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp có yêu cầu cao về sử dụng bảo vệ đất, cần xây dựng rừng phòng hộ kết hợp với sản xuất, đảm bảo tỷ lệ che phủ của rừng tối thiểu 50%. 3. Vùng ít xung yếu: Bao gồm những nơi có mức độ xói mòn thấp, có khả năng và nhu cầu phát triển sản xuất nông lâm, có yêu cầu sử dụng và bảo vệ đất hợp lý. Cần xây dựng rừng sản xuất kết hợp phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp; đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng tối thiểu 30%. Rừng phòng hộ ít xung yếu không tính vào diện tích khu rừng phòng hộ và không thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ. 1.2. Chỉ tiêu chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn 1.2.1. Chỉ tiêu chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng tự nhiên và rừng trồng - Chỉ tiêu chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng tự nhiên - Độ tàn che của tầng cây cao: đối với rừng phòng hộ vùng rất xung yếu và xung yếu thì độ tàn che đạt tối thiểu là 0,6. - Độ che phủ của lớp thảm tươi, cây bụi: Xây dựng rừng chuyên phòng hộ vùng rất xung yếu, đảm bảo độ che phủ của rừng trên 70%. Xây dựng rừng phòng hộ kết hợp rừng sản xuất vùng xung yếu, đảm bảo độ che phủ của rừng tối thiểu 50%. 50 Xây dựng rừng sản xuất kết hợp rừng phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp vùng ít xung yếu, đảm bảo độ che phủ của rừng tối thiểu 30%. - Số lượng tầng tán: tầng tán rừng là một trong các chỉ tiêu quan trọng của rừng tự nhiên. Rừng phòng hộ đầu nguồn bao gồm các tầng sau; Tầng cây cao (tầng A): được phân ra 3 tầng; tầng vượt tán (A1); tầng ưu thế sinh thái tán rừng (A2); tầng dưới tán (A3). Tầng cây bụi thấp (tầngB). Tầng cỏ quyết, thảm tươi (tầng C). Lớp thảm khô, thảm mục rừng. Thực vật ngoại tầng. - Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng trồng các chỉ tiêu quan trọng gồm - Loài cây trồng rừng (gắn với lập địa và điều kiện sinh thái) Là loài cây phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đầu nguồn và dễ dàng tạo thành rừng phòng hộ. Cây thân gỗ, sống lâu năm, có bộ rễ ăn sâu và tán lá rậm, thường xanh. Thích hợp với phương thức trồng rừng hỗn giao và có thể tạo thành rừng đa tầng với mục đích phòng hộ. Có thể chịu đựng được điều kiện khô hạn, nơi có độ dốc, độ cao và địa hình chia cắt phức tạp, đất nghèo dinh dưỡng hoặc nơi có điều kiện đặc biệt như vùng núi đá. Loài cây đa tác dụng, có khả năng cung cấp sản phẩm góp phần tăng thu nhập nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ. Cây không sinh ra chất độc gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. - Tỷ lệ sống: trong những năm đầu (từ năm thứ nhất đến năm thứ 4) thì tỷ lệ sống của các loài cây tối thiểu đạt 85% thì được chấp nhận nghiệm thu và trồng dặm. - Sinh trưởng và chất lượng cây trồng: được áp dụng đối với từng loài cây theo quy trình trồng rừng của Bộ NN&PTNT. - Độ tàn che tầng cây cao: khi rừng khép tán chỉ tiêu này được áp dụng như rừng tự nhiên. - Độ che phủ cây bụi, thảm tươi, thảm mục rừng: áp dụng như rừng tự nhiên. 51 1.2.2. Danh mục một số loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Bảng 4.1. Danh mục một số loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn TT Tên Việt Tên Tiêu chuẩn Nam khoa học 1 Bời lời Litsea alutinosa (Lour.) nhớt C.B.Rob. (Litsea Sebifera Willd) 2 Cáng lò Betula alnoides Buch. Ham ex D. Don 3 Chò chỉ Parashorea chinensis H. Wang 4 Chò nâu Dipterocarpus Retusus 5 Dầu rái Dipterocarpus alatus. Roxb. Ex G. Don. 6 Dẻ bộp Lithocarpus fissus (Champ.ex Benth.) A. camus; Castanopsis fissa (Champ. Ex Benth.) Rehd & Wils Được gieo trong bầu PE loại 7 Dẻ đỏ Lithocarpus ducampi 10x15, từ 20 tháng tuổi trở lên, (Hickel et A. Camus) A. có H=0.75m, D= 0.7cm trở lên, Camus. cân đối, sinh lực tốt, không sâu bệnh 8 Điều Anacardium Occidentable L. 9 Giổi xanh michelia mediocris Dandy 10 Hồi Illicium verum. Hook f. 11 Huỷnh Ttarrietia iavanica Blume 12 Keo lá Được gieo trong bầu PE loại A. auriculiformis A. Cunn. tràm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 26-phần 2 Phần 3: Giám Sát Chất Lượng Rừng Ở Khu Vực Rừng Đầu Nguồn Được Ưu Tiên 1. Các khái niệm cơ bản và chỉ tiêu chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn 1.1. Các định nghĩa & khái niệm cơ bản về rừng phòng hộ đầu nguồn Rừng phòng hộ đầu nguồn bao gồm rừng, đất rừng và các loại đất canh tác khác… chúng được quy hoạch để bảo vệ, phòng chống các nhân tố có hại, điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt; cung cấp nước cho các dòng chảy, các hồ chứa nước trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sản xuất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ. Vùng phòng hộ đầu nguồn được chia thành 3 loại theo mức độ xung yếu về phòng hộ: 1. Vùng rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, gần bờ sông, lòng hồ có nguy cơ xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất về điều tiết nước, có nhu cầu cấp bách nhất về phòng hộ được dành để xây dựng rừng chuyên phòng hộ, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng trên 70%. 2. Vùng xung yếu: Bao gồm những nơi có mức độ xói mòn và điều tiết nước trung bình, có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp có yêu cầu cao về sử dụng bảo vệ đất, cần xây dựng rừng phòng hộ kết hợp với sản xuất, đảm bảo tỷ lệ che phủ của rừng tối thiểu 50%. 3. Vùng ít xung yếu: Bao gồm những nơi có mức độ xói mòn thấp, có khả năng và nhu cầu phát triển sản xuất nông lâm, có yêu cầu sử dụng và bảo vệ đất hợp lý. Cần xây dựng rừng sản xuất kết hợp phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp; đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng tối thiểu 30%. Rừng phòng hộ ít xung yếu không tính vào diện tích khu rừng phòng hộ và không thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ. 1.2. Chỉ tiêu chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn 1.2.1. Chỉ tiêu chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng tự nhiên và rừng trồng - Chỉ tiêu chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng tự nhiên - Độ tàn che của tầng cây cao: đối với rừng phòng hộ vùng rất xung yếu và xung yếu thì độ tàn che đạt tối thiểu là 0,6. - Độ che phủ của lớp thảm tươi, cây bụi: Xây dựng rừng chuyên phòng hộ vùng rất xung yếu, đảm bảo độ che phủ của rừng trên 70%. Xây dựng rừng phòng hộ kết hợp rừng sản xuất vùng xung yếu, đảm bảo độ che phủ của rừng tối thiểu 50%. 50 Xây dựng rừng sản xuất kết hợp rừng phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp vùng ít xung yếu, đảm bảo độ che phủ của rừng tối thiểu 30%. - Số lượng tầng tán: tầng tán rừng là một trong các chỉ tiêu quan trọng của rừng tự nhiên. Rừng phòng hộ đầu nguồn bao gồm các tầng sau; Tầng cây cao (tầng A): được phân ra 3 tầng; tầng vượt tán (A1); tầng ưu thế sinh thái tán rừng (A2); tầng dưới tán (A3). Tầng cây bụi thấp (tầngB). Tầng cỏ quyết, thảm tươi (tầng C). Lớp thảm khô, thảm mục rừng. Thực vật ngoại tầng. - Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng trồng các chỉ tiêu quan trọng gồm - Loài cây trồng rừng (gắn với lập địa và điều kiện sinh thái) Là loài cây phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đầu nguồn và dễ dàng tạo thành rừng phòng hộ. Cây thân gỗ, sống lâu năm, có bộ rễ ăn sâu và tán lá rậm, thường xanh. Thích hợp với phương thức trồng rừng hỗn giao và có thể tạo thành rừng đa tầng với mục đích phòng hộ. Có thể chịu đựng được điều kiện khô hạn, nơi có độ dốc, độ cao và địa hình chia cắt phức tạp, đất nghèo dinh dưỡng hoặc nơi có điều kiện đặc biệt như vùng núi đá. Loài cây đa tác dụng, có khả năng cung cấp sản phẩm góp phần tăng thu nhập nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ. Cây không sinh ra chất độc gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. - Tỷ lệ sống: trong những năm đầu (từ năm thứ nhất đến năm thứ 4) thì tỷ lệ sống của các loài cây tối thiểu đạt 85% thì được chấp nhận nghiệm thu và trồng dặm. - Sinh trưởng và chất lượng cây trồng: được áp dụng đối với từng loài cây theo quy trình trồng rừng của Bộ NN&PTNT. - Độ tàn che tầng cây cao: khi rừng khép tán chỉ tiêu này được áp dụng như rừng tự nhiên. - Độ che phủ cây bụi, thảm tươi, thảm mục rừng: áp dụng như rừng tự nhiên. 51 1.2.2. Danh mục một số loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Bảng 4.1. Danh mục một số loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn TT Tên Việt Tên Tiêu chuẩn Nam khoa học 1 Bời lời Litsea alutinosa (Lour.) nhớt C.B.Rob. (Litsea Sebifera Willd) 2 Cáng lò Betula alnoides Buch. Ham ex D. Don 3 Chò chỉ Parashorea chinensis H. Wang 4 Chò nâu Dipterocarpus Retusus 5 Dầu rái Dipterocarpus alatus. Roxb. Ex G. Don. 6 Dẻ bộp Lithocarpus fissus (Champ.ex Benth.) A. camus; Castanopsis fissa (Champ. Ex Benth.) Rehd & Wils Được gieo trong bầu PE loại 7 Dẻ đỏ Lithocarpus ducampi 10x15, từ 20 tháng tuổi trở lên, (Hickel et A. Camus) A. có H=0.75m, D= 0.7cm trở lên, Camus. cân đối, sinh lực tốt, không sâu bệnh 8 Điều Anacardium Occidentable L. 9 Giổi xanh michelia mediocris Dandy 10 Hồi Illicium verum. Hook f. 11 Huỷnh Ttarrietia iavanica Blume 12 Keo lá Được gieo trong bầu PE loại A. auriculiformis A. Cunn. tràm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu lâm nghiệp giáo trình lâm nghiệp giáo trình lâm nghiệp xã hội bài giảng lâm nghiệp xã hộTài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu sản xuất ván dăm sử dụng nguyên liệu gỗ cây hông và keo PMDI
10 trang 107 0 0 -
8 trang 95 0 0
-
9 trang 88 0 0
-
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 3
11 trang 54 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 2
13 trang 48 0 0 -
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 47 0 0 -
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 10
6 trang 42 0 0 -
Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 15
76 trang 36 0 0 -
Giáo trinh môi trường và con người part 8
19 trang 35 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 6
30 trang 34 0 0