Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 27-phần 2
Số trang: 62
Loại file: pdf
Dung lượng: 787.73 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của chứng chỉ rừng trước hết là thúc đẩy QLRBV, ngăn chặn tình trạng mất
và suy thoái rừng đang diễn ra ngày một gay gắt, đặc biệt là rừng nhiệt đới ở các nước đang
phát triển. Tuy nhiên, như nói ở mục 2, tổng diện tích cũng như tỷ lệ rừng nhiệt đới được
chứng chỉ cho đến nay còn rất nhỏ bé nên không gian tác động của CCR đối với rừng nhiệt
đới con rất hạn chế, khiến một số tác giả cho là đã thất bại. Mặc dù vậy CCR có tác động...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 27-phần 2 8. Mặt kinh tế của chứng chỉ rừng 8.1. Các tác động của chứng chỉ rừng Mục tiêu của chứng chỉ rừng trước hết là thúc đẩy QLRBV, ngăn chặn tình trạng mất và suy thoái rừng đang diễn ra ngày một gay gắt, đặc biệt là rừng nhiệt đới ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, như nói ở mục 2, tổng diện tích cũng như tỷ lệ rừng nhiệt đới được chứng chỉ cho đến nay còn rất nhỏ bé nên không gian tác động của CCR đối với rừng nhiệt đới con rất hạn chế, khiến một số tác giả cho là đã thất bại. Mặc dù vậy CCR có tác động đáng kể đến chất lượng quản lý rừng, thương mại gỗ của thế giới, và cách thức quản lý nhà nước về lâm nghiệp. • Tác động đến quản lý rừng Muốn được cấp chứng chỉ rừng thì phải đạt tiêu chuẩn QLRBV. Do có sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia và các vùng về trình độ quản lý rừng nên mức độ tác động của CCR cũng rất khác nhau: ở khu vực ôn đới, gồm phần lớn các nước đã phát triển, quản lý rừng hầu như đã đạt trình độ bền vững nên tác động của CCR thường không đáng kể, việc thực hiện CCR diễn ra nhanh chóng, trái lại ở khu vực nhiệt đới gồm phần lớn là các nước đang phát triển, trình độ quản lý rừng còn thấp, muốn đạt CCR thì phải trải qua quá trình cải thiện quản lý rừng và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội bức súc, do đó CCR thực sự đã có những tác động đáng kể. Nói chung bộ tiêu chuẩn của tất cả các quy trình CCR đều yêu cầu một trình độ quản lý rừng cao hơn nhiều so với trình độ của rất nhiều nước đang phát triển nhiệt đới, và những tác động của CCR như trình bày dưới đây chủ yếu liên quan đến khu vực này của thế giới. CCR tác động đến quản lý rừng về các mặt: a) Cải tiến kế hoach quản lý: Để thực hiện tiêu chuẩn QLRBV thì chủ rừng phải xây dựng một kế hoạch quản lý toàn diện trên cơ sở những khảo sát đánh giá về hiện trạng kinh tế xã hội và môi trường và những số liệu chính xác về điều tra rừng. Kế hoạch phải bao gồm đầy đủ các nội dung như mục tiêu quản lý, mô tả tài nguyên, hệ quản lý lâm sinh, định mức khai thác, phương pháp đánh giá sinh trưởng và động thái của rừng, xác định và bảo vệ các hệ sinh thái đặc biệt và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động, giám sát đánh giá, đào tạo huấn luyện nhân viên (chi tiết về kế hoạch quản lý xin xem Tiêu chuẩn 7 của Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam, Phụ lục 4). Khi thực hiện tiêu chuẩn QLRBV để được chứng chỉ thì việc xây dựng kế hoạch quản lý là việc đầu tiên chủ rừng phải làm và tài liệu đầu tiên tổ chức chứng chỉ cần kiểm tra chính là bản kế hoạch quản lý rừng. b) Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Tiêu chuẩn QLRBV yêu cầu chủ rừng phải luôn quan tâm cải tiến hoặc áp dụng công nghệ tiên tiến hiệu quả cao trong mọi hoạt động quản lý rừng như điều tra quy hoạch rừng, những hoạt động lâm sinh, khai thác chế biến v.v. Chỉ có thể trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao chủ rừng mới có thể đạt hiệu quả cao và bền vững trong sản xuất kinh doanh rừng, một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của CCR. c) Bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học: Ở Việt Nam nhiệm vụ bảo tồn rừng và đa dạng sinh học không được đạt ra đối với rừng sản xuất, nhưng tiêu chuẩn QLRBV của tất cả các quy trình CCR đều có yêu cầu về bảo tồn rừng và đa dang sinh học đối với quản lý rừng sản xuất, kể cả rừng trồng. Bộ tiêu chuẩn FSC có tới 7 tiêu chí (thuộc các tiêu chuẩn 6 và 9) nói về yêu cầu bảo tồn các hệ sinh thái đặc biệt và đa dạng sinh học. Chứng chỉ rừng ở các nước Châu Âu đã có tác dụng đáng kể đến việc phục hồi rừng thứ sinh trở lại gần giống hơn với rừng tự nhiên có đa dạng sinh học cao hơn. d) Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội: Có các báo cáo là CCR đã có tác dụng khuyến khích sử dụng lao động tại chỗ, giải quyết việc làm cho người địa phương. Nhiều người được trở thành công nhân lâm nghiệp hoặc làm hợp đồng cho các chủ rừng, nhờ vậy có thêm thu nhập, đời sống được cải thiện. Tuy nhiên mức độ của tác động này thường chỉ thấy 51 rõ ở các nước nghèo vùng nhiệt đới, còn ở các nước đã phát triển khu vực ôn đới thì không đáng kể. Trong nhiều trường hợp CCR ở khu vực nhiệt đới cũng có tác động đến các quyền của công nhân lâm nghiệp: các chủ rừng được chứng chỉ đạt mức cao hơn về chăm sóc sức khoẻ, an toàn lao động so với quy định của nhà nước. e) Tăng cường giám sát đánh giá và thông tin tư liệu: Giám sát đánh giá là một nội dung hết sức quan trọng của QLRBV. Ở những nơi công tác giám sát đánh giá còn yếu thì CCR đã có tác dụng rõ rệt là đưa công việc GSĐG trở thành nhiệm vụ thường xuyên của quản lý rừng. Bộ tiêu chuẩn FSC giành toàn bộ Tiêu chuẩn 8 để quy định về GSĐG. Cùng với việc tăng cường GSĐG, chủ rừng còn phải lập hệ thống thông tin tư liệu phục vụ cho công tác quản lý hàng ngày cũng như cho quá trình CCR, một yêu cầu bắt buộc của tất cả các quy trình CCR f) Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên: Việc thực hiện tiêu chuẩn QLRBV đòi hỏi chủ rừng phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo tấp huấn về nhiều mặt như trình độ quản lý, xây dựng kế hoạch, bảo tồn, giám sát đánh giá, thông tin tư liệu, phân tích thị trường v.v. Các bộ tiêu chuẩn CCR đều có yêu cầu về đào tạo tập huấn cán bộ tương xứng với nhiệm vụ được giao. • Tác động đến quản lý nhà nước về lâm nghiệp Tất cả các quy trình CCR quốc tế đều là phi chính phủ và nhiều quy trình còn không muốn có sự tham gia của chính phủ (chẳng hạn như quy trình FSC). Điều này gây cảm giác có vẻ như CCR làm giảm quyền lực của nhà nước trong việc kiểm soát ngành lâm nghiệp thông qua các chính sách và định chế truyền thống. Việc thực hiện tiêu chuẩn QLRBV của các quy trình chứng chỉ rừng lại có những nội dung vượt ra ngoài khuôn khổ chính sách của chính phủ, do vậy thời gian đầu các cơ quan nhà nước tỏ ra không chấp nhận CCR, coi CCR là rào cản thương mại, còn các chủ rừng nhà nước cũng không thấy hấp dẫn lắm với C ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 27-phần 2 8. Mặt kinh tế của chứng chỉ rừng 8.1. Các tác động của chứng chỉ rừng Mục tiêu của chứng chỉ rừng trước hết là thúc đẩy QLRBV, ngăn chặn tình trạng mất và suy thoái rừng đang diễn ra ngày một gay gắt, đặc biệt là rừng nhiệt đới ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, như nói ở mục 2, tổng diện tích cũng như tỷ lệ rừng nhiệt đới được chứng chỉ cho đến nay còn rất nhỏ bé nên không gian tác động của CCR đối với rừng nhiệt đới con rất hạn chế, khiến một số tác giả cho là đã thất bại. Mặc dù vậy CCR có tác động đáng kể đến chất lượng quản lý rừng, thương mại gỗ của thế giới, và cách thức quản lý nhà nước về lâm nghiệp. • Tác động đến quản lý rừng Muốn được cấp chứng chỉ rừng thì phải đạt tiêu chuẩn QLRBV. Do có sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia và các vùng về trình độ quản lý rừng nên mức độ tác động của CCR cũng rất khác nhau: ở khu vực ôn đới, gồm phần lớn các nước đã phát triển, quản lý rừng hầu như đã đạt trình độ bền vững nên tác động của CCR thường không đáng kể, việc thực hiện CCR diễn ra nhanh chóng, trái lại ở khu vực nhiệt đới gồm phần lớn là các nước đang phát triển, trình độ quản lý rừng còn thấp, muốn đạt CCR thì phải trải qua quá trình cải thiện quản lý rừng và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội bức súc, do đó CCR thực sự đã có những tác động đáng kể. Nói chung bộ tiêu chuẩn của tất cả các quy trình CCR đều yêu cầu một trình độ quản lý rừng cao hơn nhiều so với trình độ của rất nhiều nước đang phát triển nhiệt đới, và những tác động của CCR như trình bày dưới đây chủ yếu liên quan đến khu vực này của thế giới. CCR tác động đến quản lý rừng về các mặt: a) Cải tiến kế hoach quản lý: Để thực hiện tiêu chuẩn QLRBV thì chủ rừng phải xây dựng một kế hoạch quản lý toàn diện trên cơ sở những khảo sát đánh giá về hiện trạng kinh tế xã hội và môi trường và những số liệu chính xác về điều tra rừng. Kế hoạch phải bao gồm đầy đủ các nội dung như mục tiêu quản lý, mô tả tài nguyên, hệ quản lý lâm sinh, định mức khai thác, phương pháp đánh giá sinh trưởng và động thái của rừng, xác định và bảo vệ các hệ sinh thái đặc biệt và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động, giám sát đánh giá, đào tạo huấn luyện nhân viên (chi tiết về kế hoạch quản lý xin xem Tiêu chuẩn 7 của Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam, Phụ lục 4). Khi thực hiện tiêu chuẩn QLRBV để được chứng chỉ thì việc xây dựng kế hoạch quản lý là việc đầu tiên chủ rừng phải làm và tài liệu đầu tiên tổ chức chứng chỉ cần kiểm tra chính là bản kế hoạch quản lý rừng. b) Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Tiêu chuẩn QLRBV yêu cầu chủ rừng phải luôn quan tâm cải tiến hoặc áp dụng công nghệ tiên tiến hiệu quả cao trong mọi hoạt động quản lý rừng như điều tra quy hoạch rừng, những hoạt động lâm sinh, khai thác chế biến v.v. Chỉ có thể trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao chủ rừng mới có thể đạt hiệu quả cao và bền vững trong sản xuất kinh doanh rừng, một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của CCR. c) Bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học: Ở Việt Nam nhiệm vụ bảo tồn rừng và đa dạng sinh học không được đạt ra đối với rừng sản xuất, nhưng tiêu chuẩn QLRBV của tất cả các quy trình CCR đều có yêu cầu về bảo tồn rừng và đa dang sinh học đối với quản lý rừng sản xuất, kể cả rừng trồng. Bộ tiêu chuẩn FSC có tới 7 tiêu chí (thuộc các tiêu chuẩn 6 và 9) nói về yêu cầu bảo tồn các hệ sinh thái đặc biệt và đa dạng sinh học. Chứng chỉ rừng ở các nước Châu Âu đã có tác dụng đáng kể đến việc phục hồi rừng thứ sinh trở lại gần giống hơn với rừng tự nhiên có đa dạng sinh học cao hơn. d) Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội: Có các báo cáo là CCR đã có tác dụng khuyến khích sử dụng lao động tại chỗ, giải quyết việc làm cho người địa phương. Nhiều người được trở thành công nhân lâm nghiệp hoặc làm hợp đồng cho các chủ rừng, nhờ vậy có thêm thu nhập, đời sống được cải thiện. Tuy nhiên mức độ của tác động này thường chỉ thấy 51 rõ ở các nước nghèo vùng nhiệt đới, còn ở các nước đã phát triển khu vực ôn đới thì không đáng kể. Trong nhiều trường hợp CCR ở khu vực nhiệt đới cũng có tác động đến các quyền của công nhân lâm nghiệp: các chủ rừng được chứng chỉ đạt mức cao hơn về chăm sóc sức khoẻ, an toàn lao động so với quy định của nhà nước. e) Tăng cường giám sát đánh giá và thông tin tư liệu: Giám sát đánh giá là một nội dung hết sức quan trọng của QLRBV. Ở những nơi công tác giám sát đánh giá còn yếu thì CCR đã có tác dụng rõ rệt là đưa công việc GSĐG trở thành nhiệm vụ thường xuyên của quản lý rừng. Bộ tiêu chuẩn FSC giành toàn bộ Tiêu chuẩn 8 để quy định về GSĐG. Cùng với việc tăng cường GSĐG, chủ rừng còn phải lập hệ thống thông tin tư liệu phục vụ cho công tác quản lý hàng ngày cũng như cho quá trình CCR, một yêu cầu bắt buộc của tất cả các quy trình CCR f) Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên: Việc thực hiện tiêu chuẩn QLRBV đòi hỏi chủ rừng phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo tấp huấn về nhiều mặt như trình độ quản lý, xây dựng kế hoạch, bảo tồn, giám sát đánh giá, thông tin tư liệu, phân tích thị trường v.v. Các bộ tiêu chuẩn CCR đều có yêu cầu về đào tạo tập huấn cán bộ tương xứng với nhiệm vụ được giao. • Tác động đến quản lý nhà nước về lâm nghiệp Tất cả các quy trình CCR quốc tế đều là phi chính phủ và nhiều quy trình còn không muốn có sự tham gia của chính phủ (chẳng hạn như quy trình FSC). Điều này gây cảm giác có vẻ như CCR làm giảm quyền lực của nhà nước trong việc kiểm soát ngành lâm nghiệp thông qua các chính sách và định chế truyền thống. Việc thực hiện tiêu chuẩn QLRBV của các quy trình chứng chỉ rừng lại có những nội dung vượt ra ngoài khuôn khổ chính sách của chính phủ, do vậy thời gian đầu các cơ quan nhà nước tỏ ra không chấp nhận CCR, coi CCR là rào cản thương mại, còn các chủ rừng nhà nước cũng không thấy hấp dẫn lắm với C ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu lâm nghiệp giáo trình lâm nghiệp giáo trình lâm nghiệp xã hội bài giảng lâm nghiệp xã hộTài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu sản xuất ván dăm sử dụng nguyên liệu gỗ cây hông và keo PMDI
10 trang 107 0 0 -
8 trang 95 0 0
-
9 trang 88 0 0
-
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 3
11 trang 54 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 2
13 trang 48 0 0 -
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 47 0 0 -
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 10
6 trang 42 0 0 -
Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 15
76 trang 36 0 0 -
Giáo trinh môi trường và con người part 8
19 trang 35 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 6
30 trang 34 0 0