Danh mục

Cân bằng muối nước

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.07 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Cân bằng muối nước giúp bạn đọc nắm được đại cương về cân bằng muối nước, các khoang dịch trong cơ thể, cơ chế khát nước điều hòa trương lực DNB, điều hòa nước tại thận, hạ/tăng natri máu, các nguyên nhân gây hạ/tăng natri máu. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cân bằng muối nước CÂN BẰNG MUỐI NƯỚC 1. Đại cương Các khoang dịch trong cơ thể Nước trong cơ thể chiếm 60% trọng lượng cơ thể và được phân bố trong haikhu vực là nội bào và ngoại bào. Khu vực nội bào chứa 2/3 lượng nước trong cơthể (tương ứng 40% trọng lượng cơ thể) và 1/3 còn lại nằm trong khu vực ngoạibào. Dịch ngoại bào gồm 2 phần: ¾ là dịch kẽ (dịch quanh tế bào) và ¼ là huyếttương. Trên 95% natri trong cơ thể nằm trong khu vực ngoại bào, như vậy natri và cácanion đi kèm (đặc biệt là clo và bicarbonate), là những chất điện giải chủ yếu củadịch ngoại bào. Sự khác nhau cơ bản giữa các khu vực là protein trong lòng mạchcao hơn ngoài gian bào, Na+, Cl- trong tế bào thấp hơn bên ngoài, trong khi K+,PO43- thì ngược lại. Tuy nhiên, nếu tính tổng số anoin và cation trong từng khu vựcthì ở mỗi khu vực, chúng tương đương nhau. Đó là do đặc điểm hoạt động của cácmàng ngăn cách. 1.1.1 Màng tế bào: Hoạt động của màng duy trì sự chênh lệch nồng độ giữa các cation Na+, K+ vàcác anion Cl-, PO43- ở hai bên màng tế bào. Bơm Na+- K+ ATPase trên màng tế bàosẽ bơm natri ra ngoài tế bào, đồng thời kéo kali vào trong. Hoạt động này đòi hỏinăng lượng do ATP cung cấp. Nước dịch chuyển qua bên màng tế bào do sựchênh lệch áp suất thẩm thấu giữa 2 bên, bên nào áp suất thẩm thấu cao thì nướcvề bên đó. 1.1.2 Thành mạch: Sự dịch chuyển nước giữa trong và ngoài lòng mạch là do cân bằng giữa áp lựcthủy tĩnh có xu hướng đẩy nước ra ngoài và áp lực keo kéo nước từ ngoài vào. Dođó, theo cân bằng Starling, nước ra khỏi động mạch ở đầu động mạch của maomạch và đi vào ở đầu tĩnh mạch của mao mạch. Ngoài ra, khoảng 10% nước gianbào sẽ trở vào hệ thống mạch máu theo đường bạch huyết. 1.1.3 Da và niêm mạc: đây là màng ngăn cách với nội môi. Quá trình trao đổinước và chất điện giải được thực hiện với hình thức ăn ướng vào và bài tiết rangoài. 1.1.4 Sự trao đổi dịch giữa các khu vực trong cơ thể: Sự trao đổi dịch giữa nội mạch và gian bào xảy ra ở khu vực mao mạch vàđược tính theo phương trình Starling: Jv = Kf (∆P - ∆π) Jv là tốc độ trao đổi dịch giữa mao mạch và gian bào. Kf là tính thấm của thành mạch. ∆P là sự chênh lệch về áp suất thủy tĩnh giữa nội mạch và gian bào. ∆π là sự chênh lệch áp suất keo giữa nội mạch và gian bào 1.2 Natri và nước Các hệ thống điều hòa hoạt động trong cơ thể nhằm: - Giữ nồng độ Natri ngoài tế bào trong giới hạn bình thường (135-145 mEq/L) - Giữ thể tích dịch ngoại bào trong giới hạn bình thường 1.2.1 Điều hòa thể tích dịch ngoại bào: Na+ là thành phần chính của dịch ngoại bào, tham gia tạo áp suất thẩm thấu vàthể tích dịch ngoại bào. Nếu lượng Na+ trong dịch ngoại bào tăng thì thể tích DNBcũng tăng. Sự cân bằng giữa lượng Na+ đưa vào cơ thể và lượng Na+ thải ra ngoàiqua nước tiểu quyết định lượng Na+ trong DNB. Thận bình thường điều chỉnh lượng Na+ thải ra ngoài nhằm giữ thể tích dịchngoại bào cố định. Khi thể tích DNB tăng thì thận tăng thải Na+ và ngược lại. Có 3 hệ thống điều hòa lượng Na+ trong cơ thể và điều hòa thể tích DNB: (1) Phức hợp cận cầu thận: khi giảm tưới máu thận thì renin được phóng thích, hoạt hóa hệ thống renin – angiotensin – aldosterol. Angiotensin có tác dụng trực tiếp, giữ Na+ tại thận và phóng thích aldosterol làm tăng tái hấp thu Na+. (2) Các thụ thể ở các tĩnh mạch lớn và tâm nhĩ: những thụ thể này được hoạt hóa do tăng thể tích làm đầy tâm nhĩ làm tăng thải Na + ở thận. (3) Các thụ thể áp suất ở động mạch chủ và xoang cảnh: giảm thể tích DNB kích thích những thụ thể này hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm dẫn tới giữ Na+ ở thận. Trong các cơ chế điều hòa lượng Na+ nói trên chưa bàn đến nồng độ Na+ tronghuyết tương. Nồng độ Na+ trong huyết tương thể hiện mối liên hệ giữa lượng Na+so với lượng nước trong DNB. Nồng độ Na+ trong máu tuy thường được sử dụngtrên lâm sàng, nhưng không phải là chỉ số đáng tin cậy biểu hiện tổng lượng Na+trong DNB. Nồng độ Na+ chỉ phản ánh tỉ lệ tương đối giữa lượng Na+ và lượngnước trong DNB.Nồng độ thẩm thấu:Nồng độ thẩm thấu huyết tương có thể tính theo công thức: OSMcal = 2 x [Na+] + [glucose]/18 + [BUN]/2.8 [Na+] tính bằng mEq/L [glucose] và [BUN] tính bằng mg% Nồng độ Na+ trong DNB là yếu tố chủ yếu quyết định trương lực huyết tương.Huyết tương trở nên ưu trương thường do tăng nồng độ Na+. Sự ưu trương nàygây ra cảm giác khát và tăng tiết hormon ADH. Glucose tham gia tạo áp lực thẩm thấu nhưng thường được đưa nhanh vàotrong tế bào nên không có vai trò quan trọng trong việc tạo áp lực thẩm thấu trongtrạng thái bình thường. Trong trương hợp tiểu đường không kiểm soát được, sựtăng cao quá mức của glucose sẽ dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu và trương lựchuyết tương, kéo nước từ trong tế bào ra DNB. Ure cũng góp phần tạo áp lực thẩm thấu , nhưng do nó ...

Tài liệu được xem nhiều: