Danh mục

CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH THẬN BẰNG ỐNG THÔNG QUA DA Ở TRẺ EM

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.43 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phương pháp can thiệp động mạch thận bằng ống thông qua da (PTRA) ở trẻ em. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả Bệnh nhân: Tất cả các bệnh nhân hẹp động mạch thận (1 hay 2 bên) được can thiệp động mạch thận qua da trong hơn 2 năm 2003-2006. Kết quả: Chúng tôi thực hiện PTRA trên 9 trẻ với 10 sang thương. Tuổi trung bình 10,7 ± 2,9 tuổi (5-15). Đa số sang thương ở ostium của động mạch thận (77%), sang thương hẹp ngắn 14,1 ± 2,7mm (10-18mm), với 100%...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH THẬN BẰNG ỐNG THÔNG QUA DA Ở TRẺ EM CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH THẬN BẰNG ỐNG THÔNG QUA DA Ở TRẺ EM TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phương pháp can thiệp động mạch thận bằng ống thông qua da (PTRA) ở trẻ em. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả Bệnh nhân: Tất cả các bệnh nhân hẹp động mạch thận (1 hay 2 bên) được can thiệp động mạch thận qua da trong hơn 2 năm 2003-2006. Kết quả: Chúng tôi thực hiện PTRA trên 9 trẻ với 10 sang thương. Tuổi trung bình 10,7 ± 2,9 tuổi (5-15). Đa số sang thương ở ostium của động mạch thận (77%), sang th ương hẹp ngắn 14,1 ± 2,7mm (10-18mm), với 100% BN bị hẹp nặng. Tỷ lệ thành cô ng về mặt thủ thuật 90%. HA giảm đáng kể, HA tâm thu từ 175,5 ± 10,6 xuống còn 130 ± 15 (p ABSTRACT Objectives: To evaluate the effectiveness of percutaneous transluminal renal angioplasty (PTRA) in children. Method: Prospective, descriptive study. Patients: All patients of renal artery stenosis (unilateral or bilateral) were performed PTRA in more than 2 years 2003-2006. Results: we performed PTRA for 9 children with 10 renal stenotic lesions. Mean age was 7 ± 2.9 years old (5-15). Most of lesion were situated in ostium of renal artery (77%), and short lesions 14.1 ± 2.7mm (10 -18mm) and severe stenosis (100%). Technical success was obtained in 90%. BP was significantly reduced in which systolic BP from 175.5 ± 10.6mmHg to 130 ± 15mmHg (p THA do mạch máu thận là nguyên nhân quan trọng trong THA thứ phát ở trẻ em, chiếm khoảng 3-8.5% THA ở trẻ em, tỷ lệ này cao hơn so với người lớn(1). Theo Chi-Di Liang, hẹp động mạch thận chiếm khoảng 10-24% các trường hợp THA ở trẻ em(2). Các tổng kết trong thập niên 70 ghi nhận tỷ lệ THA do hẹp động mạch thận ở trẻ em là 4-20%(3). Bệnh thường diễn tiến đến THA nặng và suy thận, kém đáp ứng với thuốc điều trị THA. Chụp động mạch thận là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác vị trí, số lượng, mức độ hẹp và chức năng đào thải của thận bị tổn thương còn hay mất, đồng thời giúp chỉ điểm cho các phương pháp can thiệp. Năm 1978, sau khi Grũntzig và Hopff mô tả kỹ thuật nong động mạch thận bằng bóng (balloon) qua ống thông, nhiều tác giả đã báo cáo những thành công những ca can thiệp ở người lớn. Dần dần, thủ thuật này cho thấy an toàn, ít tai biến, không cần gây mê nhưng hiệu quả không thua kém với phương pháp phẫu thuật bắt cầu cho động mạch thận. Can thiệp động mạch thận trong các tr ường hợp này cho thấy có hiệu quả hơn hẳn dùng thuốc hạ HA, bảo tồn được chức năng thận, kiểm soát huyết áp tốt hơn, giảm bớt tình trạng suy tim do THA(3). Khi các dụng cụ có kích thước nhỏ hơn và phù hợp với trẻ em ra đời, thủ thuật này đã được áp dụng thành công trong điều trị THA do hẹp động mạch thận ở trẻ em. Tuy nhiên, kinh nghiệm can thiệp ở trẻ em còn ít và các bằng chứng khi theo dõi lâu dài trên tử vong, biến chứng vẫn chưa được xác định đầy đủ(6). Một số nghiên cứu nhỏ về can thiệp động mạch thận bằng ống thông qua da (PTRA) đã cung cấp một số bằng chứng về hiệu quả của phương pháp này. Sau hơn 2 năm áp dụng kỹ thuật chụp DSA cho các bệnh nhi, chúng tôi đ ã tiến hành can thiệp động mạch thận cho trẻ em bị THA do hẹp động mạch thận. Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn khảo sát các đặc điểm, hiệu quả và một số kinh nghiệm khi thự hiện can thiệp động mạch thận bằng ống thông qua da ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát hiệu quả của ph ương pháp can thiệp động mạch thận bằng ống thông qua da ở trẻ em. Mục tiêu chuyên biệt - Khảo sát một số đặc điểm của THA do hẹp ĐM thận được can thiệp. - Ghi nhận một số đặc điểm sang thương hẹp động mạch thận về vị trí, số lượng, chiều dài, mức độ hẹp và kích thước, tưới máu và chức năng của thận. - Đánh giá các đặc điểm kỹ thuật trong can thiệp động mạch thận như ống thông, bóng, stent, lượng thuốc cản quang. - Ghi nhận tỷ lệ thành công thủ thuật, tỷ lệ hẹp tồn lưu và các biến chứng. - Ghi nhận tỷ lệ thành công trên lâm sàng (chữa khỏi và cải thiện) trên phương diện kiểm soát HA, nhu cầu d ùng thuốc hạ HA, chức năng thận sau can thiệp. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Tiền cứu, mô tả. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh - Tất cả các bệnh nhân hẹp động mạch thận (1 hay 2 b ên) có chỉ định can thiệp ở khoa Tim Mạch BV Nhi Đồng I và được can thiệp động mạch thận tại BV Chợ Rẫy trong hơn 2 năm 2003-2006. Tiêu chuẩn loại trừ - BN có chỉ định can thiệp động mạch thận nhưng không can thiệp được vì nhiều lý do như sang thương phức tạp dự kiến không thành công, kinh phí, không hợp tác... - Bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với cản quang. - Suy thận nặng GFR < 30 ml/phút. Thận đã teo hoặc mất chức năng. Cách ...

Tài liệu được xem nhiều: