Danh mục

CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.74 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích: đánh giá kết quả của can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD) tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong 2 năm (2004-2006). Phương pháp nghiên cứu: mô tả Kết quả: Số lượt CTĐMVQD: 229 lượt, ở 206 bệnh nhân (156 nam, 50 nữ). 19,2% là CTĐMVQD cấp cứu. Vị trí can thiệp thường nhất là ĐM vành xuống trước trái (43,8%), rồi đến ĐM vành phải (37,5%) và ít nhất là ĐM mũ (18,3%). Theo phân loại AHA/ACC thì kiểu sang thương thường gặp nhất là B2 (66,8%). Can thiệp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA TÓM TẮT Mục đích: đánh giá kết quả của can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD) tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong 2 năm (2004-2006). Phương pháp nghiên cứu: mô tả Kết quả: Số lượt CTĐMVQD: 229 lượt, ở 206 bệnh nhân (156 nam, 50 nữ). 19,2% là CTĐMVQD cấp cứu. Vị trí can thiệp thường nhất là ĐM vành xuống trước trái (43,8%), rồi đến ĐM vành phải (37,5%) và ít nhất là ĐM mũ (18,3%). Theo phân loại AHA/ACC thì kiểu sang thương thường gặp nhất là B2 (66,8%). Can thiệp theo kiểu kinh điển được sử dụng nhiều nhất (69,9%). Tỉ lệ thành công về mặt giải phẫu, thành công thủ thuật và thành công lâm sàng lần lượt là 95,6 – 93,9 và 92,6%. Có sự khác biệt về tỉ lệ thất bại khi can thiệp sang thương type C so với các sang thương khác (15,4% ở type C so với 2% ở type B2 và 2,8% ở type B1) và khi can thiệp cấp cứu so với can thiệp chương trình (9,1% so với 3,2%). Tỉ lệ biến chứng chung là 1,75% và tỷ lệ tử vong là 0,9%, tập trung chủ yếu ở các trường hợp can thiệp ĐM vành cấp cứu. Kết luận: Với sự chỉ định cẩn thận, CTĐMVQD tại bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được kết quả tốt với tỷ lệ biến chứng và tử vong thấp. ABSTRACT Objectives: Evaluating outcomes of percutaneous coronary intervention (PCI) at University Medical Center (UMC) of HCMC during 2 years (2004-2006). Methodes: Descriptive Results: 229 interventional procedures were performed on 206 patients (156 males and 50 females). Primary PCI rate was 19,2%. 43,8% interventioned lesions were located at LAD, 37,5% at LCx, and 18,3% at RCA. According to ACC/AHA lesion morphology criteria: 66,8% was type B2. Classic stenting was used in 66,9%. Angiographic, procedural, clinical success were 95,6% – 93,9% và 92,6%. Procedural failure was high in primary intervention compare to in elective intervention (9,1% vs 3,2%; p< 0,001), and in intervention for type C lesions compare to in type B (15,4% for type C vs 2% for type B2). The total complication rate was 1,75% and mortality was 0,9%, majority occurred in primary interventions. Conclusions: With careful indications, PCI at UMC of HCMC achieved satisfactory results with low complication/ mortality rates. ĐẶT VẤN ĐỀ Can thiệp động mạch vành qua da để điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ đã được khởi đầu từ thập niên 70 của thế kỷ trước và hiện nay biện pháp điều trị này đã trở nên phổ biến trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, số lượng bệnh nhân được CTĐMVQD đã vượt qua con số bệnh nhân được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Tại Việt nam, CTĐMVQD bắt đầu được thực hiện đầu tiên vào những năm cuối thập niên 1990. Và hiện tại, đã có gần 10 bệnh viện trong cả nước thực hiện được biện pháp điều trị này. Đánh giá kết quả của thủ thuật CTĐMVQD là việc phải được thực hiện thường xuyên đối với các trung tâm thực hiện thủ thuật này, nhất là các trung tâm mới triển khai thực hiện (8). Do đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả của CTĐMVQD tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (BVĐHYD TPHCM) qua hai năm hoạt động (2004 - 2006). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Mô tả. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân được CTĐMVQD tại phòng thông tim BVĐHYD TPHCM trong 2 năm (2004 – 2006). Các bước tiến hành Chẩn đoán lâm sàng: bệnh nhân được chẩn đoán là nghi ngờ có bệnh động mạch vành (khám lâm sàng, điện tâm đồ, siêu âm tim, điện tâm đồ gắng sức, chụp CT 64 lát cắt) hoặc bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng động mạch vành cấp. CTĐMVQD: thực hiện tại phòng thông tim BVĐHYD TPHCM trên máy chụp mạch xoá nền AXIOM Artis của hãng Siemens. Theo dõi: lâm sàng, xét nghiệm cần thiết sau thủ thuật. Thu nhận và xử lý số liệu: về đặc điểm lâm sàng, tổn thương giải phẫu, kỹ thuật can thiệp, kết quả và biến chứng. So sánh với các nghiên cứu và số liệu có được trong nước. Qui trình theo dõi sau thủ thuật: - Bệnh nhân được theo dõi tại phòng hậu thủ thuật trong 1 giờ. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến phòng cấp cứu của khoa tim mạch và được theo dõi tiếp trong vòng 24 giờ sau thủ thuật. Điện tâm đồ và men tim được làm lại ngay sau thủ thuật, 6 giờ, 24 giờ sau thủ thuật hoặc khi có biểu hiện bất thường trên lâm sàng: đau ngực, khó thở, tụt huyết áp... - Bệnh nhân tái khám định kỳ: 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm sau thủ thuật. Một số tiêu chuẩn và kỹ thuật dùng trong nghiên cứu - Đánh giá tổn thương động mạch vành. Tổn thương động mạch vành được đánh giá theo phân loại tổn thương của Hội Tim/ Trường Tim Hoa Kỳ (ACC/AHA) có cải biên với các type A, B1, B2, C(8). Kỹ thuật can thiệp: Chỉ nong mạch vành bằng bóng, đặt stent theo kiểu cổ điển ( non ...

Tài liệu được xem nhiều: