Căng thẳng khu vực ngân hàng nhìn từ báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 605.21 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung đánh giá căng thẳng khu vực ngân hàng Việt Nam dựa trên dữ liệu bảng cân đối của các NHTM, qua đó chỉ ra những giai đoạn căng thẳng khu vực ngân hàng, từ đó rút ra những bài học cần thiết giúp các NHTM có thể phát triển ổn định và lành mạnh, phòng ngừa những căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Căng thẳng khu vực ngân hàng nhìn từ báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Căng thẳng khu vực ngân hàng nhìn từ báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại Vũ Thị Kim Oanh Ngày nhận: 21/05/2018 Ngày nhận bản sửa: 26/07/2018 Ngày duyệt đăng: 24/08/2018 Các ngân hàng thương mại (NHTM)- tổ chức trung gian tài chính, đóng vai trò quan trọng trong sự vận hành các chức năng của hệ thống tài chính. Nếu các chức năng cơ bản của các NHTM- chức năng tạo tiền, chức năng trung gian thanh toán và chức năng trung gian tín dụng- bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thị trường tài chính, khiến cho các hoạt động kinh tế bị đình trệ, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính và phát triển kinh tế. Khi tình trạng căng thẳng của các tổ chức này tăng cao sẽ lan truyền ra cả hệ thống tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thực. Chính vì vậy, nghiên cứu về căng thẳng khu vực ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt khi thị trường tài chính Việt Nam vẫn dựa vào ngân hàng làm trung tâm (bank based financial system). Trong bài viết này, tác giả đánh giá căng thẳng khu vực ngân hàng Việt Nam dựa trên dữ liệu bảng cân đối của các NHTM, qua đó chỉ ra những giai đoạn căng thẳng khu vực ngân hàng, từ đó rút ra những bài học cần thiết giúp các NHTM có thể phát triển ổn định và lành mạnh, phòng ngừa những căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai. Từ khóa: Căng thẳng khu vực ngân hàng, bảng cân đối, căng thẳng tài chính 1. Khái quát về căng thẳng khu vực ngân hàng Căng thẳng khu vực ngân hàng có thể được hiểu là những thay đổi đột ngột trong hoạt động ngân hàng như rút tiền ồ ạt hay tăng trưởng tín dụng chậm lại hoặc cả hai ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng và tính toàn vẹn của hệ thống ngân hàng (Louis và Vouldis, 2013). Căng thẳng khu vực ngân hàng xuất hiện khi có cú sốc ngoại sinh tác động đến hệ thống ngân ăng thẳng khu vực ngân hàng dù là khủng hoảng bên nợ hay là suy giảm bên tài sản đều ảnh hưởng đến bảng cân đối của ngân hàng (Mishkin, 1992). © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP hàng trong điều kiện hệ thống ngân hàng có những đặc tính dễ đổ vỡ. Nếu môi trường vĩ mô ổn định thì ngay cả khu vực ngân hàng mỏng manh cũng sẽ không phải trải qua căng thẳng hệ thống. Ngược lại, hệ thống ngân hàng vững mạnh vẫn có thể phải trải qua căng thẳng nếu có những cú sốc mạnh từ bên ngoài. Sự tương tác giữa độ lớn của cú sốc và đặc tính dễ đổ vỡ của ngân hàng sẽ xác định mức độ của căng thẳng khu vực ngân hàng (Hanschel và Monnin, 2005). Căng thẳng của khu vực ngân hàng có thể được phản ánh thông qua các dữ liệu thị trường (giá thị trường của cổ phiếu ngân hàng, sự biến động giá cố phiếu…) và các dữ liệu bảng cân đối (suy giảm trong cho vay, trong tiền gửi, nợ xấu của ngân hàng tăng cao, giá trị các tài sản của ngân hàng giảm…). Giá thị trường của cổ phiếu ngân hàng thường phản ánh kỳ vọng của thị trường về viễn cảnh khu vực ngân hàng. Grimaldi (2010) cho rằng khi chỉ số này tăng có thể ám chỉ tình trạng tiềm ẩn bong bóng trong khi tình trạng suy giảm kéo dài chính là một dấu hiệu của căng thẳng. Cấu trúc bảng cân đối của ngân hàng, về mặt lý thuyết, cũng được coi là một kênh dẫn đến căng thẳng thị trường tài chính (Mittnik và Semmler, 2013). Giá tài sản giảm hay chất lượng tín dụng đi xuống dẫn đến giảm giá trị của các tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cũng được sử dụng trong rất nhiều các nghiên cứu phản ánh căng thẳng của khu vực ngân hàng: Tỷ lệ nợ xấu tăng cao phản ánh suy giảm trong chất lượng tài sản của các ngân hàng. Khi chất lượng tài sản suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng cấp vốn ra nền kinh tế của hệ thống ngân hàng, làm tăng chi phí vốn của các NHTM, gia tăng mức độ rủi ro của khu vực ngân hàng. Các ngân hàng có thể phải bán bớt các tài sản của mình, do đó, ảnh hưởng đến cấu trúc bảng cân đối của ngân hàng. Giảm giá trị các tài sản thế chấp, yếu tố quan trọng của cung tín dụng, dẫn đến cắt giảm tín dụng, khiến cho thị trường tài chính căng thẳng (Kappler và Schleer, 2013). Khi tiền gửi của ngân hàng giảm đột ngột, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, ngân hàng có thể phải bán bớt các tài sản để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh khoản đến hạn, dẫn đến cung tín dụng giảm, dẫn đến Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng căng thẳng trên thị trường tài chính. Trong phân tích định lượng và lịch sử về khủng hoảng tài chính, Reinhart và Rogoff (2009) sử dụng các biến sau để xác định căng thẳng ngân hàng: i) Giá tương đối của cổ phiếu ngân hàng với thị trường; ii) Thay đổi trong tiền gửi ngân hàng (phản ánh việc rút tiền ồ ạt)- là dấu hiệu cho bên căng thẳng bên nợ; iii) Nợ xấu (phản ánh khủng hoảng tăng trong khu vực phi tài chính hoặc sự suy giảm giá bất động sản)- là dấu hiệu cho sự suy giảm bên tài sản (Reinhart và Rogoff, 2009). 2. Căng thẳng khu vực ngân hàng tại Việt Nam Tại Việt Nam, để đánh giá că ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Căng thẳng khu vực ngân hàng nhìn từ báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Căng thẳng khu vực ngân hàng nhìn từ báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại Vũ Thị Kim Oanh Ngày nhận: 21/05/2018 Ngày nhận bản sửa: 26/07/2018 Ngày duyệt đăng: 24/08/2018 Các ngân hàng thương mại (NHTM)- tổ chức trung gian tài chính, đóng vai trò quan trọng trong sự vận hành các chức năng của hệ thống tài chính. Nếu các chức năng cơ bản của các NHTM- chức năng tạo tiền, chức năng trung gian thanh toán và chức năng trung gian tín dụng- bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thị trường tài chính, khiến cho các hoạt động kinh tế bị đình trệ, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính và phát triển kinh tế. Khi tình trạng căng thẳng của các tổ chức này tăng cao sẽ lan truyền ra cả hệ thống tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thực. Chính vì vậy, nghiên cứu về căng thẳng khu vực ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt khi thị trường tài chính Việt Nam vẫn dựa vào ngân hàng làm trung tâm (bank based financial system). Trong bài viết này, tác giả đánh giá căng thẳng khu vực ngân hàng Việt Nam dựa trên dữ liệu bảng cân đối của các NHTM, qua đó chỉ ra những giai đoạn căng thẳng khu vực ngân hàng, từ đó rút ra những bài học cần thiết giúp các NHTM có thể phát triển ổn định và lành mạnh, phòng ngừa những căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai. Từ khóa: Căng thẳng khu vực ngân hàng, bảng cân đối, căng thẳng tài chính 1. Khái quát về căng thẳng khu vực ngân hàng Căng thẳng khu vực ngân hàng có thể được hiểu là những thay đổi đột ngột trong hoạt động ngân hàng như rút tiền ồ ạt hay tăng trưởng tín dụng chậm lại hoặc cả hai ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng và tính toàn vẹn của hệ thống ngân hàng (Louis và Vouldis, 2013). Căng thẳng khu vực ngân hàng xuất hiện khi có cú sốc ngoại sinh tác động đến hệ thống ngân ăng thẳng khu vực ngân hàng dù là khủng hoảng bên nợ hay là suy giảm bên tài sản đều ảnh hưởng đến bảng cân đối của ngân hàng (Mishkin, 1992). © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP hàng trong điều kiện hệ thống ngân hàng có những đặc tính dễ đổ vỡ. Nếu môi trường vĩ mô ổn định thì ngay cả khu vực ngân hàng mỏng manh cũng sẽ không phải trải qua căng thẳng hệ thống. Ngược lại, hệ thống ngân hàng vững mạnh vẫn có thể phải trải qua căng thẳng nếu có những cú sốc mạnh từ bên ngoài. Sự tương tác giữa độ lớn của cú sốc và đặc tính dễ đổ vỡ của ngân hàng sẽ xác định mức độ của căng thẳng khu vực ngân hàng (Hanschel và Monnin, 2005). Căng thẳng của khu vực ngân hàng có thể được phản ánh thông qua các dữ liệu thị trường (giá thị trường của cổ phiếu ngân hàng, sự biến động giá cố phiếu…) và các dữ liệu bảng cân đối (suy giảm trong cho vay, trong tiền gửi, nợ xấu của ngân hàng tăng cao, giá trị các tài sản của ngân hàng giảm…). Giá thị trường của cổ phiếu ngân hàng thường phản ánh kỳ vọng của thị trường về viễn cảnh khu vực ngân hàng. Grimaldi (2010) cho rằng khi chỉ số này tăng có thể ám chỉ tình trạng tiềm ẩn bong bóng trong khi tình trạng suy giảm kéo dài chính là một dấu hiệu của căng thẳng. Cấu trúc bảng cân đối của ngân hàng, về mặt lý thuyết, cũng được coi là một kênh dẫn đến căng thẳng thị trường tài chính (Mittnik và Semmler, 2013). Giá tài sản giảm hay chất lượng tín dụng đi xuống dẫn đến giảm giá trị của các tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cũng được sử dụng trong rất nhiều các nghiên cứu phản ánh căng thẳng của khu vực ngân hàng: Tỷ lệ nợ xấu tăng cao phản ánh suy giảm trong chất lượng tài sản của các ngân hàng. Khi chất lượng tài sản suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng cấp vốn ra nền kinh tế của hệ thống ngân hàng, làm tăng chi phí vốn của các NHTM, gia tăng mức độ rủi ro của khu vực ngân hàng. Các ngân hàng có thể phải bán bớt các tài sản của mình, do đó, ảnh hưởng đến cấu trúc bảng cân đối của ngân hàng. Giảm giá trị các tài sản thế chấp, yếu tố quan trọng của cung tín dụng, dẫn đến cắt giảm tín dụng, khiến cho thị trường tài chính căng thẳng (Kappler và Schleer, 2013). Khi tiền gửi của ngân hàng giảm đột ngột, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, ngân hàng có thể phải bán bớt các tài sản để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh khoản đến hạn, dẫn đến cung tín dụng giảm, dẫn đến Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng căng thẳng trên thị trường tài chính. Trong phân tích định lượng và lịch sử về khủng hoảng tài chính, Reinhart và Rogoff (2009) sử dụng các biến sau để xác định căng thẳng ngân hàng: i) Giá tương đối của cổ phiếu ngân hàng với thị trường; ii) Thay đổi trong tiền gửi ngân hàng (phản ánh việc rút tiền ồ ạt)- là dấu hiệu cho bên căng thẳng bên nợ; iii) Nợ xấu (phản ánh khủng hoảng tăng trong khu vực phi tài chính hoặc sự suy giảm giá bất động sản)- là dấu hiệu cho sự suy giảm bên tài sản (Reinhart và Rogoff, 2009). 2. Căng thẳng khu vực ngân hàng tại Việt Nam Tại Việt Nam, để đánh giá că ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Căng thẳng khu vực ngân hàng Bảng cân đối Căng thẳng tài chính Ngân hàng thương mại Thị trường tài chính Việt Nam Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 237 3 0
-
19 trang 184 0 0
-
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 174 0 0 -
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 173 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 166 0 0 -
Giáo trình: Mô phỏng sàn giao dịch chứng khoán: Phần 1 - ĐH Kỹ thuật Công nghệ
28 trang 158 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 142 0 0 -
38 trang 130 0 0
-
Quản trị Ngân hàng Thương Mại - ThS. Thái Văn Đại
128 trang 128 0 0 -
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - ThS. Lê Ngọc Lưu Quang
45 trang 126 0 0