Danh mục

chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân hiv/aids và ung thư ở việt nam: tài liệu tập huấn nâng cao - phần 2

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.76 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

nội dung của trình bày về chương trình "tập huấn mẫu về chăm sóc giảm nhẹ nâng cao", định hướng mẫu về khóa tập huấn chăm sóc giảm nhẹ, một số thành tựu trong chăm sóc giảm nhẹ tại việt nam, chính sách opioids và rào cản cho sự sẵn có opioids tại việt nam và sinh học thần kinh của đau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân hiv/aids và ung thư ở việt nam: tài liệu tập huấn nâng cao - phần 2Ngày 25960Sinh học Thần kinh của ĐauSinh học Thần kinh của ĐauTS. BS. Gary J. Brenner & TS. BS. Eric. KrakauerTrường Y Khoa Havard & Bệnh viện Đa khoa MassachusettsMục tiêuSau bài giảng, học viên có khả năng:1. Mô tả được giải phẫu thần kinh học cơ bản của hệ thống đau.2. Định nghĩa được các khái niệm trong sinh học thần kinh của đau bao gồm:- Tính dễ biến đổi (tính mềm dẻo của hệ thần kinh)- Giải mẫn cảm ngoại biên (tăng nhạy cảm của hệ thần kinh ngoại biên)- Giải mẫn cảm trung ương (tăng nhạy cảm của hệ thần kinh trung ương)3. Chẩn đoán được đau tăng cảm (tăng cảm giác đau), đau dị cảm (loạn cảm đau) và đau tự phátmỗi khi xuất hiện ở bệnh nhân.Nội dung1. Giới thiệu: Một trong những chức năng quan trọng nhất của hệ thần kinh là cung cấp thôngtin liên quan đến tổn thương cơ thể thực sự hoặc tiềm tàng.2. Định nghĩa2.1. Cảm thụ đau: Cách đây gần một thế kỷ, Charles Sherrington (1906) định nghĩa cảm thụđau là sự phát hiện cảm giác về một sự kiện hoặc một kích thích môi trường bên ngoài có hạitiềm tàng. Ông phân biệt một cách rõ ràng cảm nhận đau từ một sự đau đớn, một trải nghiệmphức tạp ở người do các yếu tố cảm giác, tâm lý và nhận thức tạo nên.2.2. Đau: Gần đây Hiệp Hội Quốc tế Nghiên cứu Đau (IASP) định nghĩa đau là “một cảm giáckhông hài lòng và là một trải nghiệm cảm xúc liên quan đến tổn thương mô thực sự hoặc tiềmtàng”.3. Các yếu tố cấu thành hệ thống đau:••Bộ phận tiếp nhận cảm thụ đau: là bộ phận tiếp nhận chuyên biệt của hệ thần kinhngoại biên có tác dụng phát hiện các kích thích có hại. Các sợi hướng tâm cảm thụ đauban đầu, thường gọi là sợi A-delta và C, dẫn truyền thông tin từ những kích thích có hạiđến sừng sau tủy sống.Hệ thống cảm thụ đau hướng tâm: chẳng hạn như hệ tủy sống - đồi thị hoặc tủy sống –dưới đồi, có chức năng vận chuyển các kích thích cảm thụ đau từ sừng sau tủy sống tớicác trung tâm cao hơn của hệ thần kinh trung ương.Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đăng ký bản quyền năm 2008. Tác giả giữ toàn quyền.61Sinh học Thần kinh của Đau••Các trung tâm cao hơn của hệ thần kinh trung ương: liên quan đến quá trình phânbiệt đau, các thành tố đau về cảm xúc, các thành tố đau về trí nhớ và kiểm soát vận độngliên quan đến các đáp ứng xác nhận tức thì với các kích thích đau.Hệ thống ly tâm: cho phép các trungh tâm cao hơn của hệ thần kinh trung ương biến đổicác thông tin về cảm thụ đau ở nhiều cấp độ khác nhau.4. Bộ phận tiếp nhận cảm thụ đau (Sợi hướng tâm ban đầu hay các nơ-ron cảm giác)4.1. Cho dù đôi lúc có thể nhầm lẫn, nhưng thuật ngữ cảm thụ đau (nociceptor) được dùng đềcập đến cả hai đầu mút thần kinh tự do của sợi hướng tâm ban đầu mà có đáp ứng với các kíchthích đau và tổn thương tiềm tàng, cũng như là đề cập đến toàn bộ sợi hướng tâm ban đầu (nơron cảm giác) có khả năng chuyển tải và dẫn truyền những thông tin liên quan đến các kích thíchcó hại. Chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ “cảm thụ đau” để đề cập đến toàn bộ sự hướng tâm banđầu của cảm thụ đau. Đầu mút thần kinh tự do chứa đựng các thụ thể có khả năng chuyển tải cáctín hiệu về hóa học, cơ học và nhiệt. Ví dụ, gần đây một thụ thể màng đáp ứng với các chất cóhại về nhiệt đã được nhân bản vô tính (được thiết kế là TRPV1) và điều thú vị là thụ thể nàycũng bị kích thích bởi capsacin, phân tử chịu trách nhiệm về cảm giác “nóng” mà cũng liên quanđến các gia vị cay nóng (như ớt, tiêu). Các đầu mút cảm thụ đau phân bố rộng rãi trong các môvà có mặt cấu trúc thân thể và cấu trúc tạng bao gồm giác mạc, tủy răng, cơ, khớp, hệ hô hấp, hệtim mạch, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, màng não cũng như da.4.2. Bộ phận cảm thụ đau được phân loại dựa vào 3 tiêu chí sau:• Mức độ myelin hóa.• Loại kích thích gây ra đáp ứng.• Đặc điểm đáp ứng.Có́ 2 loại bộ phận cảm thụ đau cơ bản dựa trên mức độ myelin hóa và tốc độ dẫn truyền. Sợi Adelta (Aδ) thanh mảnh đã bị myelin hóa và tốc độ dẫn truyền 2-30 mét/giây. Sợi C không bịmyelin hóa và có tốc độ dẫn truyền chậm hơn < 2m/giây. (Hình 1).Hình 1: Sơ đồ bộ phận cảm thụ đau và tủy sống.Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đăng ký bản quyền năm 2008. Tác giả giữ toàn quyền.62Sinh học Thần kinh của Đau4.3. Bộ phận cảm thụ Aδ và C có thể được chia ra chi tiết hơn nữa dựa vào loại kích thích màchúng cảm nhận được. Chúng có thể đáp ứng với các kích thích cơ học, hóa học và nhiệt (nóng,lạnh) hoặc các kích thích kết hợp (đa hình thái). Chẳng hạn, các thụ thể về nhiệt - cơ học sợi Cđáp ứng với các kích thích cơ học có hại và các kích thích nhiệt ở mức trung bình (41-49°C), cótốc độ dẫn truyền chậm và chiếm tới phần lớn các sợi cảm thụ hướng tâm.4.4. Các thụ thể về cơ học - nhiệt sợi Aδ có thể chia thành 2 phân nhóm.• Các thụ thể loại I có ngưỡng nhiệt cao (>53°C) và tốc độ dẫn truyền tương đối cao (3055m/giây). Các thụ thể phát hiện cảm giác đau trong quá trình đáp ứng nhiệt cường độcao.• Các thụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: