Danh mục

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI AFB ÂM TÍNHTÓM TẮT Mục tiêu: Xác định

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.75 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI AFB ÂM TÍNHTÓM TẮT Mục tiêu: Xác định chẩn đoán và điều trị lao phổi AFB âm tính. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang phân tích. Phân tích tất cả bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, được chẩn đoán xác định lao phổi AFB âm tính và điều trị lao từ tháng 06/2003 đến tháng 06/2006. Kết quả: Có 197 bệnh nhân lao phổi mới (109 nam và 89 nữ). Tuổi trung bình là 32,7 ± 11,3 tuổi; (ranh giới 16 – 85). Thường gặp ở lứa tuổi từ 21...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI AFB ÂM TÍNHTÓM TẮT Mục tiêu: Xác định CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI AFB ÂM TÍNH TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định chẩn đoán và điều trị lao phổi AFB âm tính. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang phân tích. Phân tíchtất cả bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, được chẩn đoán xác định lao phổi AFBâm tính và điều trị lao từ tháng 06/2003 đến tháng 06/2006. Kết quả: Có 197 bệnh nhân lao phổi mới (109 nam và 89 nữ). Tuổitrung bình là 32,7 ± 11,3 tuổi; (ranh giới 16 – 85). Thường gặp ở lứa tuổi từ21 – 60 (84,77%). Biểu hiện lâm sàng bao gồm sốt, ớn lạnh về chiều; mệtmỏi, chán ăn, sụt cân; ho khan hoặc ho khạc đàm, đôi khi ho ra máu; ít gặpđau ngực và khó thở. 100% trường hợp đều có sang thương lao trên X-quangphổi, (chủ yếu là dạng thâm nhiễm (84,77%), phì đại hạch rốn phổi và trungthất (31,98%), hình hạt kê (16,24%) và 5,58% là hình hang); một bên nhiềuhơn hai bên (81,22% so với 18,78%), bên phải nhiều hơn trái (46,70% so với34,52%). Sang thương lao trên X-quang phổi thường gặp là mức độ nhẹ(46,7%), kế đến là mức độ trung bình (28,43%) và ít nhất là mức độ nặng(24,87%). Phản ứng lao tố trong da dương tính chiếm 73,1%. Số lượng bạchcầu trong giới hạn bình thường hoặc tăng nhẹ. Tốc độ lắng máu tăng. Tất cảcác trường hợp đều đáp ứng với điều trị lao sau 6 – 8 tháng. Kết luận: Chẩn đoán lao phổi AFB âm cần phối hợp phân tích biểuhiện lâm sàng và cận lâm sàng (đặc biệt, phân tích X-quang phổi, phản ứnglao tố, số lương bạch cầu...) và đồng thời, điều trị lao thành công cũng là mộtbằng chứng xác định chẩn đoán lao. ABSTRACT Objective: to determine the diagnosis and treatment of negative AFBpulmonary tuberculosis. Methods: Analytical cross-sectional study. To analyse all patientsover 16 years old diagnosed negative AFB pulmonary tuberculosis andtreated by anti-tuberculosis drugs from 06/2003 to 06/2006. Results: There were 197 cases (109 male and 89 female patients). Theaverage age was 32,7 ± 11,3 (age range, 16 – 85). Most of them were from20 – 40 (84,77%). Clinical symptoms included fever, chilly, fatigue,anorexia, loss of weight, nonproductive or productive cough, sometimeshaemoptysis, seldom chest pain or dyspnea. 100% of cases had tuberculouslesions on the chest X-rays (mainly, infiltration (84,77%), hilar andmediastinal adenopathy (31,98%), miliary lesion (16,24%) and 5,58% ofcavity); unilateral lung more than bilateral lung (81,22% versus 18,78%),right side more than left side (46,70% versus 34,52%). Tuberculous lesionson the chest X-rays were often mid level (46,7%), next to average level(28,43%) and severe level (24,87%). Positive PPD skin test was 73,1%.White blood cells were normal or light high. Sedimentation was high. All ofthem responded successfully to anti-tuberculosis drugs in 6 – 8 months. Conclusion: The diagnosis of negative AFB pulmonary tuberculosisneeded combination of analysis of clinical symptoms and laboratory test(especially in analysing chest X-rays, PPD skin test and white blood cells...) andsimultaneously, successful anti-tuberculosis therapy was also a evidence todetermine tuberculosis. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay trên thế giới có khoảng 2,2 tỉ người nhiễm lao (chiếm 1/3dân số thế giới) theo số liệu công bố của WHO năm 2004, ước tính trongnăm 2003 có thêm khoảng 8 – 9 triệu người mắc lao mới và 2 triệu ngườichết do lao. Khoảng 95% bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao ở cácnước có thu nhập vừa và thấp, 75% số bệnh nhân lao cả nam và nữ ở độ tuổilao động. Đặc biệt, đại dịch HIV/AIDS đang lan rộng làm bùng phát bệnhlao trong cộng đồng cũng như làm thay đổi các biểu hiện lâm sàng và cậnlâm sàng của bệnh lao. Lao và đại dịch HIV/AIDS là nguyên nhân gây tửvong đứng hàng thứ 2 trên thế giới (WHO). Bệnh lao gây tổn thương chủyếu ở phổi (chiếm đến 90%) nhưng chỉ có khoảng 60% trường hợp AFBdương tính qua soi đàm trực tiếp (nguồn lây chủ yếu trong cộngđồng)(9,11,13,18,19). Ở Việt Nam, bệnh lao vẫn còn là một vấn đề lớn của sức khoẻ cộngđồng, đứng hàng thứ 12 trong 23 nước có số trường hợp bệnh lao cao trêntoàn thế giới (TCYTTG - 2001) và đứng hàng thứ 3 sau Trung Quốc vàPhilippines về số lượng bệnh nhân lao trong khu vực Tây Thái Bình Dương.Chương trình chống lao quốc gia cùng phối hợp với TCYTTG phân tích vàước tính nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở Việt nam là 1,7%. Đồng thời, cókhoảng 40% các trường hợp lao phổi AFB âm tính trong đàm qua soi cấytrực tiếp(3,4,12). Do đó, nếu chương trình chống lao chỉ tập trung điều trị chonhững trường hợp lao phổi AFB dương tính sẽ bỏ sót rất nhiều bệnh nhânlao phổi AFB âm tính trong cộng đồng và là nguồn lây lao tiềm ẩn trongcộng đồng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định chẩn đoánvà điều trị lao phổi AFB âm tính nhằm tìm trị nguồn lây và giảm nguy cơ lâylan lao trong cộng ...

Tài liệu được xem nhiều: