Danh mục

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS part 3

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 486.82 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Loét thực quản do HIV - Viêm thực quản do CMV 7.4.2. Cách tiếp cận chẩn đoán và xử trí tại tuyến huyện: - Thăm khám kỹ miệng họng: xem có tổn thương do nấm hoặc loét miệng không. - Làm các xét nghiệm cơ bản. - Nếu không có điều kiện để nội soi, chúng ta áp dụng chẩn đoán và điều trị theo kinh nghiệm với căn nguyên thường gặp nhất trong số các căn nguyên gây nuốt đau kể trên là viêm thực quản do nấm Candida albicans. Dùng fluconazole 300 - 400mg/ngày trong vòng 4...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS part 3- Loét thực quản do HIV- Viêm thực quản do CMV7.4.2. Cách tiếp cận chẩn đoán và xử trí tại tuyến huyện:- Thăm khám kỹ miệng họng: xem có tổn thương do nấm hoặc loét miệngkhông.- Làm các xét nghiệm cơ bản.- Nếu không có điều kiện để nội soi, chúng ta áp dụng chẩn đoán và điều trịtheo kinh nghiệm với căn nguyên thường gặp nhất trong số các căn nguyên gâynuốt đau kể trên là viêm thực quản do nấm Candida albicans. Dùng fluconazole300 - 400mg/ngày trong vòng 4 tuần.- Nếu điều trị kinh nghiệm không có kết quả, chuyển tuyến để xác định và điềutrị căn nguyên.7.5. Các ban nốt và sẩn ngoài da7.5.1. Các căn nguyên hay gặp gây tổn thương ban và nốt sẩn ngoài da:- Penicillium marneffei- Nhiễm nấm cryptococcus lan tỏa- U mềm lây- U mạch trực khuẩn- Sarcoma Kaposi.- Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan.- Mụn nhọt, thường do tụ cầu- Ghẻ7.5.2. Tiếp cận chẩn đoán- Phần lớn các tổn thương da có thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng: + Nhiễm Penicillium: Các tổn thương sẩn tròn nổi trên mặt da, kích thước từ vài mm có khi đến hàng cm. Tổn thương thường tập trung chủ yếu ở mặt, có thể lan tràn toàn thân. Ở giữa mụn tổn thương có sẹo lõm xuống, màu đen. 17 + Cryptococcus: tổn thương sẩn thành từng đám trên mặt da, có màu sắc giống với da lành và không có sẹo ở giữa. + U mềm lây: tổn thương sẩn kích thước thường là vài mm, hay xuất hiện ở vùng mu, bẹn, có thể gặp thương tổn ở mặt. Thường có màu giống với da lành hoặc có màu hồng. + Sarcoma Kaposi: các nốt tím hồng ở trên da, bằng phẳng với mặt da hoặc hơi ghờ lên. + U mạch trực khuẩn: tổn thương thường đơn lẻ, một nốt tổn thương nổi trên mặt da màu đỏ kích thước vài mm. + Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan: các tổn thương nang lông dạng trứng cá, có thể có ngứa, xét nghiệm máu có tăng bạch cầu ái toan. + Mụn nhọt và ghẻ cũng dễ nhận biết.- Trong trường hợp các tổn thương không điển hình, khó nhận biết nếu chỉ dựavào lâm sàng, chúng ta cần làm các xét nghiệm sau: + Sinh thiết hoặc cấy tổn thương da + Nuôi cấy máu tìm vi khuẩn và nấm- Điều trị thử bằng Itraconazol nếu nghi nghờ bệnh nhân bị nhiễm nấm P.marneffei. Tổn thương sẽ hết trong vòng 7 đến 10 ngày. Nếu không đỡ cần tìmthêm các căn nguyên khác.7.6. Tiêu chảy:7.6.1. Các căn nguyên gây tiêu chảy cấp tính:- Campylobacter- Salmonella spp- Shigella spp- E. coli (2/3 xâm nhập, 1/3 sinh độc tố)- C. difficile7.6.2. Các căn nguyên gây tiêu chảy mạn tính:- Microsporidium- Cryptosporidium 18- Lao- Các mycobacteria khác (MAC)- Salmonella spp- CMV- Isospora- Strongyloides- Giardia- Cryptococcus- Cyclospora7.6.3. Tiếp cận chẩn đoán tại tuyến huyện:- Đánh giá tình trạng mất nước: dựa vào lượng nước tiểu, mạch, huyết áp.- Bù lại lượng nước đã mất theo đường uống hoặc tiêm truyền cho phù hợp vớitừng bệnh nhân.- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: đánh giá số lần đi ngoài, có đau bụng haykhông, tính chất phân, chất nôn v.v... + Nếu diễn biến cấp tính, có đau quặn bụng và mót rặn, phân có nhày máu mũi: hướng tới căn nguyên do lỵ trực trùng và cho bệnh nhân điều trị bằng Quinolon: Ciprofloxaxin, Norfloxaxin v.v... + Nếu diễn biến cấp tính, phân lỏng không có máu mũi, bụng hơi chướng và không có đau quặn mót rặn, cho thuốc như một trường hợp nhiễm Salmonella bằng các thuốc Quinolon kể trên. + Trong trường hợp diễn biến bán cấp hoặc mạn tính:  Cần phải chú ý đến các căn nguyên có thể gây ra như Lao ruột, nấm và ký sinh trùng đơn bào.  Về mặt thực hành, cho bệnh nhân dùng thuốc điều trị đơn bào trước (Metronidazol, Tinidazol) hoặc thuốc điều trị nấm (Ketoconazol hoặc Fluconazol) trong thời gian làm xét nghiệm chẩn đoán loại trừ Lao ruột.  Nếu đỡ tiếp tục điều trị cho tới khỏi. Nếu không đỡ thì chuyển tuyến. 197.6.4. Một số chú ý khi xử trí:- Khi chỉ định dùng kháng sinh điều trị, cần tính đến tình trạng kháng với Co-trimoxazole, ampicillin, chloramphenicol, và tetracycline của shigella,salmonella không thương hàn và thương hàn, E. coli. Kháng sinh chọn sử dụnglà các Cephalosporin thế hệ III, các thuốc nhóm Imidazol (Metronidazol hoặcTinidazol), các thuốc kháng sinh Beta-lactamin có phối hợp chống kháng(Amoxixilin + Clavunalic hoặc Ampixilin + Sulbactam), các kháng sinh thuộcnhóm New-quinolon nếu bệnh nhân không có triệu chứng nhiễm lao.- Không dùng quinolone nếu chưa loại trừ được bệnh nhân có nhiễm lao haykhông tránh xuất hiện vi khuẩn lao kháng thuốc. ...

Tài liệu được xem nhiều: