Thông tin tài liệu:
Phần lớn các nước phương Tây sử dụng các giới hạn trong việc trợ giúp các quốc gia châu Phi. Các hạn chế này chủ yếu được sử dụng để kiểm soát chính phủ các quốc gia Phi châu này; kết quả là các quốc gia này phải đi tìm các nguồn trợ giúp tài chính truyền thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Châu Phi hiện đại
Châu Phi hiện đại
Phần lớn các nước phương Tây sử dụng các giới hạn trong việc trợ giúp các
quốc gia châu Phi. Các hạn chế này chủ yếu được sử dụng để kiểm soát chính phủ
các quốc gia Phi châu này; kết quả là các quốc gia này phải đi tìm các nguồn trợ
giúp tài chính truyền thống. Trung Quốc ngày càng tăng sự trợ giúp tài chính cho
châu Phi để đảm bảo an toàn cho các hợp đồng khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên. Các sự trợ giúp này thường không có hiệu lực chính trị.
Kinh tế châu Phi
Châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ nhất thế giới, và sự nghèo khổ
này về trung bình là tăng lên so với 25 năm trước.
[1] Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2003 (về 175 quốc gia)
đã cho thấy các vị trí từ 151 (Gambia) tới 175 (Sierra Leone) đã hoàn toàn thuộc
về các nước châu Phi.
Tại châu Phi, tình trạng đã và đang trong giai đoạn chuyển tiếp không ổn định từ
chủ nghĩa thực dân sang giai đoạn mới thuộc thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, sự gia
tăng của tham nhũng và chế độ chuyên quyền là những yếu tố chính để lý giải nền
kinh tế yếu kém. Việc Trung Quốc và hiện nay là cả Ấn Độ có sự tăng trưởng nhanh
chóng, hay các nước Nam Mỹ có sự tăng trưởng vừa phải đã nâng mức sống của
hàng triệu người thì châu Phi đã bị đình đốn, thậm chí thụt lùi trong thương mại,
đầu tư và thu nhập trên đầu người. Sự nghèo đói này có ảnh hưởng rộng lớn, bao
gồm tuổi thọ trung bình thấp, bạo lực và sự mất ổn định - các yếu tố bện vào nhau
và có liên quan với sự nghèo đói của châu lục. Trong nhiều thập niên một loạt các
giải pháp đã được đưa ra và nhiều trong số đó đã được thực hiện, nhưng chưa có
giải pháp nào thu được sự thành công đáng kể.
Một phần của vấn đề là sự viện trợ của nước ngoài nói chung được sử dụng để
khuyến khích trồng các loại cây công nghiệp như bông, cô ca và cà phê trong các
khu vực của nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Tuy nhiên, cũng vào thời gian này thì
các nước công nghiệp lại theo đuổi chính sách nhằm hạ giá các sản phẩm từ các
loại cây này. Ví dụ, giá thành thực sự của bông trồng ở Tây Phi là nhỏ hơn khoảng
một nửa giá thành của bông trồng tại Mỹ nhờ giá nhân công rẻ mạt. Tuy nhiên,
bông của Mỹ được bán ra với giá thấp hơn bông châu Phi do việc trồng bông ở Mỹ
được trợ cấp rất nhiều. Kết quả là giá cả của các mặt hàng này hiện nay chỉ xấp xỉ
với giá của thập niên 1960.
Châu Phi cũng phải hứng chịu sự chảy vốn liên tục. Nói chung, thu nhập đến với
các nước châu Phi lại nhanh chóng ra đi, hoặc là do các tài sản được bán ra đều là
sở hữu của ngoại quốc (dầu mỏ là một ví dụ điển hình) và tiền thu về lại được
chuyển cho các chủ nước ngoài, hoặc là các khoản tiền đó phải sử dụng để thanh
toán các khoản vay của các nước công nghiệp hay Ngân hàng thế giới (WB). Người
ta ước tính rằng châu Phi có thể giảm sự phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài
một cách đáng kể nếu mọi lợi nhuận thu được tại các nước châu Phi được tái đầu
tư vào khu vực trong ít nhất 12 tháng.
Botswana, một trong những quốc gia nghèo của châu Phi mà không đi theo các sự
kiểm soát do Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đề xuất, là
một trong những ngoại lệ đối với quy luật chung của sự đình đốn nền kinh tế châu
Phi, và đã thu được sự phát triển vững chắc trong những năm gần đây cho dù họ
không có cả đầu tư nước ngoài, tự do luân chuyển vốn hay tự do hóa thương mại.
Nước thành công kinh tế nhiều nhất là Cộng hòa Nam Phi, đây là một quốc gia phát
triển về công nghiệp và kinh tế như bất kỳ nước công nghiệp châu Âu hay Bắc Mỹ
nào, nước này còn có thị trường chứng khoán riêng rất hoàn thiện. Nam Phi đạt
được điều này một phần là nhờ sự giàu có đáng ngạc nhiên về các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nước này là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất vàng và kim
cương.
Nigeria nằm trên một trong những nguồn dầu mỏ lớn nhất đã được công nhận trên
thế giới và cũng là nước có dân số lớn nhất trong số các quốc gia châu Phi, cũng là
một quốc gia phát triển nhanh. Tuy nhiên, phần lớn ngành công nghiệp dầu mỏ
thuộc sở hữu của nước ngoài, và trong ngành này thì sự tham nhũng là lan tràn,
ngay ở cấp độ quốc gia, vì thế rất ít tiền thu được từ dầu mỏ còn lại trong nước, và
số tiền đó chỉ đến với một phần trăm ít ỏi của dân số.
Dân cư
Dân cư châu Phi có thể nhóm một cách thuận tiện theo khu vực mà họ sinh
sống ở phía bắc hay phía nam của sa mạc Sahara; các nhóm này được gọi là người
Bắc Phi và người Phi hạ Sahara một cách tương ứng. Người Ả Rập-Berber nói tiếng
Ả Rập chi phối khu vực Bắc Phi, trong khi khu vực châu Phi hạ Sahara được chi
phối bởi một lượng lớn dân cư tạp nham, nói chung được nhóm cùng nhau như là
người da đen do nước da sẫm màu của họ. Ở đây có một sự đa dạng về các loại
hình dáng cơ thể trong số những người Phi hạ Sahara -- dao động từ người Masai
và Tutsi, được biết đến nhờ vóc người cao lớn của họ, tới người Pygmy, là những
người có tầm vóc nhỏ nhất thế giới.
Ngoài các nhóm người gốc sông Nil ở miền nam ...