Danh mục

CHÍ LỚN CỦA IBN SÉOUD

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.65 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ năm 1927 Lawrence càng thêm buồn và nhục vì ông đã thua Saint John Philby: ông ủng hộ giòng họ Hachémite tức cha con Hussein, mà dòng họ Saudi được Philby tin cậy đã đánh bạt Hussein ra khỏi bán đảo Ả Rập. Đọc chương IV, chúng ta còn nhớ cuối thế kỷ XVII, một vị anh hùng Ả Rập, Abdul Wahad giữ đúng truyền thống của Mohamed, đã dùng sức mạnh của tôn giáo và của đạo binh Ikwan, muốn phục hưng lại đế quốc Ả Rập, thống nhất được xứ Nedjd và Hasa. Qua thế kỷ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÍ LỚN CỦA IBN SÉOUD Bán đảo Ả Rập_Chương VIICHÍ LỚN CỦA IBN SÉOUDTừ năm 1927 Lawrence càng thêm buồn và nhục vì ông đã thua Saint JohnPhilby: ông ủng hộ giòng họ Hachémite tức cha con Hussein, mà dòng họSaudi được Philby tin cậy đã đánh bạt Hussein ra khỏi bán đảo Ả Rập.Đọc chương IV, chúng ta còn nhớ cuối thế kỷ XVII, một vị anh hùng Ả Rập,Abdul Wahad giữ đúng truyền thống của Mohamed, đã dùng sức mạnh củatôn giáo và của đạo binh Ikwan, muốn phục hưng lại đế quốc Ả Rập, thốngnhất được xứ Nedjd và Hasa. Qua thế kỷ sau, con của ông, Séoud đại vươngchiếm thêm được Hedjaz, vào thánh địa La Mecque, nhưng khi Séoud tửtrận, mười hai người con đều bất tài, bị Thổ diệt hết. Vậy dân tộc Ả Rập vẫyvùng được một thời rồi lại nép mình dưới chân Thổ, thiêm thiếp ngủ dướiánh nắng gay gắt, trong cảnh tịch mịch của sa mạc, chỉ thỉnh thoảng giậtmình vì một tiếng súng nổ hoặc tiếng vó ngựa của một tên cướp đường banngày.Tới đầu thế kỷ XX, sự nghiệp của Séoud đại vương mới được một ngườicháu tiếp tục. Vị anh hùng này tên là Abdul Aziz, cùng tên với Séoud đạivương, khi lên ngôi, cũng lấy hiệu là Ibn Séoud.Abdul Aziz sanh năm 1881 ở Ryhad, kinh đô của tiểu bang Nedjd, tại trungtâm bán đảo. Lúc đó bán đảo chia làm mười sáu tiểu bang nghèo mà lạikhông biết đoàn kết với nhau.Thân phụ Aziz là Abdul Rahman, bào đệ của quốc vương Nedjd. Vốn mộđạo, Abdul Rahman sống một đời khắc khổ như các nhà tu hành: nhà cửakhông trang hoàng gì cả, không ăn đồ ngon, không bận đồ lụa, cấm ngườitrong nhà ca hát, suốt ngày đăm đăm tụng niệm.Tới tuổi đi học, Aziz vào nhà tu học thuộc lòng kinh Coran. Tám tuổi đã biếtcầm gươm, bắn súng, cưỡi ngựa phi nước đại mà không cần yên cương, tậpchịu cực khổ, đi chân không trên những phiến đá nóng như nung, hàng thángtheo các thương đội trong sa mạc với một nắm chà là và một bầu nướcgiếng. Nhờ tiên thiên rất mạnh - cao hai thước năm phân, to lớn như khổnglồ - Aziz chịu được nỗi khắc khổ mà thân phụ ông muốn ông tập cho quenđể sau này lập sự nghiệp lớn: thống nhất quốc gia.Mới chín mười tuổi, ông đã phải thấy gần trọn gia đình ông bị quốc vươngxứ Han là Rashid tàn sát. Thân phụ ông dắt ông trốn khỏi được và lang thanghết nơi này nơi khác trong miền hoang vu Ruba A Khali, toàn đá và cát khôcháy. Bọn tùy tùng chịu không nổi, bỏ đi lần lần. Một hôm Rahman tuyệtvọng, gọi con và ba người thị vệ trung kiên lại bảo:- Chúa bắt chúng ta chết ở nơi này rồi. Chúng ta phải tuân lệnh Chúa. Thôi,quì cả xuống mà tụng kinh và cảm ơn ChúaAziz phản kháng:- Không! Không chịu chết ở đây. Phải ráng sống. Lớn lên con sẽ làm vua xứẢ Rập.Sáng hôm sau cứu tinh tới. Một đoàn kị mã của vua Koweit tới đón bọn họlại Koweit lánh nạn.Koweit là một xứ nhỏ xíu nhưng giàu có ở phía tây bắc vịnh Ba Tư. Châuthành là một thị trấn nằm trên bờ biển, được người phương Tây gọi là tỉnhMarseille của phương Đông. Ghe tàu tấp nập ở cảng; đủ các giống ngườichen chúc nhau trên đường: từ phương Đông qua như Ấn Độ, Ba Tư, cảNhật Bản nữa; từ phương Tây tới như Anh, Pháp, Đức, Ý; từ phương Bắcnhư Nga, Thổ.Nơi đó là ngưỡng cửa của châu Âu và châu Á. Người Đức muốn mở đườngxe lửa từ Berlin tới vịnh Ba Tư mà ga cuối cùng là Koweit. Nga cũng muốncó một trục giao thông từ Moscow tới Bagdad, Bassorah trên con sôngTigre, ở phía Bắc Koweit. Còn Anh thì định lập một đường khởi từ Ấn Độxuyên qua Ba Tư mà trạm cuối cùng là Bassorah hay Koweit. Nhất là từ khiAnh, Mỹ khai thác những mỏ dầu lửa ở Ba Tư và Ả Rập, từ khi họ tìm đượcnhững mỏ dầu vô tận ở tại Koweit thì hải cảng Koweit và Bossorah thànhnhững căn cứ quân sự quan trọng nhất thế giới, hơn cả Gibraltar, Aden,Singapore, Hương Cảng. Cho nên thương mại ở đó phát triển lạ lùng màgián điệp thì đầy đường. Tất cả các cường quốc đều gởi đại diện tới, chínhthức và không chính thức, những vị sứ thần và những nhân viên mật vụ tráhình thành con buôn, nhà truyền giáo, nhà khảo cổ... Họ dòm ngó nhau,ngầm tranh giành nhau từng chút, vãi tiền ra để mua chuộc các nhà quyềnthế bản xứ, tìm đủ các mưu mô mánh khóe để hất cẳng nhau, lật tẩy nhau,mà ngoài mặt thì vẫn niềm nở, rất lịch sự với nhau.Một trong các nhà quyền thế bị người Anh mua chuộc là Mubarrak, bào đệcủa quốc vương Koweit. Mubarrak là một tên cờ bạc, điếm đàng, tiêu hết giasản của ông cha để lại rồi qua Ấn Độ làm ăn. Không hiểu hắn làm ăn cáchnào mà tiền bạc vào như nước, ai hỏi hắn thì hắn cúi mặt, nhũn nhặn đáp:Nhờ Allah phù hộ độ trì.Năm 1897 hắn về Koweit, bị vua anh mắng chửi tàn tệ, hắn nhẫn nhục chịu.Nhưng Aziz thích hắn lắm mà hắn cũng thương Aziz vì thấy chàng thôngminh đĩnh ngộ. Hồi đó Aziz đã có vợ, vẫn nuôi cái mộng tiễu phạt Rahsid đểkhôi phục giang san, có lần nhảy lên lưng một con lạc đà, phi vào sa mạc đểhô hào các bộ lạc nổi lên chống Rashid, nhưng ai mà nghe lời em bé miệngcòn hôi sữa, cho nên ba ngày sau chàng lủi thủi trở về Koweit, làm t ...

Tài liệu được xem nhiều: