Danh mục

Chỉ số phát triển con người HDI - Góc nhìn của mục tiêu phát triển đất nước trong hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 490.91 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy xét ở 3 khía cạnh của nước công nghiệp hiện đại, nếu sử dụng chỉ số HDI để đánh giá sự phát triển xã hội, Việt Nam sẽ về đích ở khía cạnh sớm hơn so với hai khía cạnh còn lại, và để thúc đẩy nhanh hơn tiến trình về đích của khía cạnh xã hội, một số gợi ý chính sách được đặt ra trong đó tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện vấn đề giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chỉ số phát triển con người HDI - Góc nhìn của mục tiêu phát triển đất nước trong hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI HDI - GÓC NHÌN CỦA MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG HỆ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI TS. Nguyễn Quỳnh Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trở thành nước công nghiệp là dấu mốc quan trọng của tất cả các quốc gia đang phát triển để có thể chuyển đổi thành nước phát triển, chính vì vậy việc lựa chọn các tiêu chí để nhận diện bước ngoặt này của các quốc gia là cần thiết và do đó cũng là các mục tiêu của rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Tiêu chí đánh giá nước CN phải được xác định toàn diện theo các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, và ngày nay thường người ta xem xét dưới góc độ phát triển bền vững, theo đó sẽ có 3 nhóm tiêu chí, đó là: (1) tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế; (2) tiêu chí đánh giá sự phát triển xã hội, và (3) tiêu chí đánh giá chất lượng môi trường. Với vai trò là mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển, bài viết tập trung vào lập luận để lựa chọn chỉ chỉ số phát triển con người (PTCN) – HDI là một tiêu chí đánh giá sự phát triển xã hội trong hệ tiêu chí đánh giá nước công nghiệp hiện đại và giá trị chuẩn của hệ số này để định vị trình độ của nước công nghiệp hiện đại là nằm trong khoảng từ 0,75 – 0,82. Đối chiếu với giá trị này ở Việt Nam, nhờ những thành tựu trong vòng 25 năm qua, HDI của Việt Nam đạt khoảng 0,82 - 0,91 so với mức giá trị chuẩn, cao hơn rất nhiều so với giá trị của thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu kinh tế . Điều này cho thấy xét ở 3 khía cạnh của nước công nghiệp hiện đại, nếu sử dụng chỉ số HDI để đánh giá sự phát triển xã hội, Việt Nam sẽ về đích ở khía cạnh sớm hơn so với hai khía cạnh còn lại, và để thúc đẩy nhanh hơn tiến trình về đích của khía cạnh xã hội, một số gợi ý chính sách được đặt ra trong đó tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện vấn đề giáo dục. 1. Đặt vấn đề Trong tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu thế tất yếu nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu trở thành nước công nghiệp, hiện đại, văn minh và thịnh vượng. Điều này đặt ra sự cần thiết phải xác định thế nào là nước công nghiệp và khoảng thời gian để đạt được các tiêu chí đó làm căn cứ để hoạch định quan điểm, mục tiêu và giải pháp thực 86 hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, về lý thuyết vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng, thống nhất về thế nào là nước công nghiệp, chính vì lẽ đó, có rất nhiều nghiên cứu đã và đang cố gắng để đưa ra được hệ tiêu chí nước công nghiệp. Trong các nghiên cứu đó, có thể kể đến các nghiên cứu của A. Inkeles (1993); Chenery và cộng sự (2009); Trương Văn Đoan (2007); Đỗ Quốc Sam (2009); Phạm Đình Thúy (2009); Bùi Tất Thắng (2013); Ngô Thắng Lợi và cộng sự (2014); Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2014), Nguyễn Kế Tuấn (2015 - chủ biên); Lưu Bích Hồ (2015)… Mặc dù có sự khác biệt về số lượng các tiêu chí cụ thể do sự khác biệt trong quan niệm về yêu cầu và mục đích của việc xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp hiện đại, tuy nhiên tất cả các nghiên cứu đưa ra ở trên đều tương đối đồng thuận khi cho rằng xem xét một nước trở thành nước CN hay chưa, thực chất là xem xét về trình độ phát triển của nước đó đã đạt được ở giai đoạn CN hay chưa (theo nghĩa chia quá trình phát triển kinh tế của một nước theo 3 giai đoạn: nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ). Như vậy tiêu chí đánh giá nước CN phải được xác định toàn diện theo các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, và ngày nay thường người ta xem xét dưới góc độ phát triển bền vững, theo đó sẽ có 3 nhóm tiêu chí, đó là: (1) tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế; (2) tiêu chí đánh giá sự phát triển xã hội, và (3) tiêu chí đánh giá chất lượng môi trường. Trong 3 nhóm tiêu chí đó, nhóm tiêu chí đầu thường được đánh giá theo thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu kinh tế được coi là các tiêu chí đảm bảo điều kiện cần, tiêu chí về sự phát triển xã hội được coi các tiêu chí đảm bảo mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển. Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào việc bàn luận việc lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phát triển xã hội để nhận diện đặc điểm của nước công nghiệp hiện đại, cũng như thực trạng tiêu chí đó ở Việt Nam và các giải pháp thúc đẩy đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại. 2. Tiêu chí đánh giá tiến bộ xã hội của nước công nghiệp hiện đại Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến toàn diện về mọi mặt của nền kinh tế. Michael P. Todaro và cộng sự trong cuốn kinh tế phát triển tái bản lần thứ 11 (Todaro, M và Smith, S., 2012) định nghĩa phát triển kinh tế vừa là hiện thực vật chất vừa là trạng thái của tâm. Theo đó, phát triển kinh tế là một quá trình bao gồm ba nội dung có sự gắn kết và tác động qua lại lẫn nhau đó là: (1) tăng trưởng kinh tế; (2) thay đổi cấu trúc nền kinh tế; và (3) tiến bộ xã hội, trong đó tiến bộ xã hội là mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển. Trong quá trình phát triển, các quốc gia trên thế giới hiện có sự phân hóa thành hai nhóm nước là các nước phát triển và các nước đang phát triển. 87 Tuy vậy, khái niệm nước phát triển không phải là tuyệt đối; hiện nay, ngay cả các nước phát triển nhất, như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản... vẫn đang trong quá trình phát triển, do vậy Liên Hợp Quốc thường dùng thuật ngữ các nước công nghiệp để thay cho thuật ngữ nước phát triển. Như vậy, có thể thấy rằng trở thành nước công nghiệp là đích đến của hầu hết các quốc gia đang phát triển, và công nghiệp hóa là con đường tất yếu của tất cả các nước muốn ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: