Danh mục

Chiến lược chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt - lấy ví dụ từ giáo trình《成功之路》提高篇

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 433.37 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Chiến lược chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt - lấy ví dụ từ giáo trình《成功之路》提高篇 phân tích cách chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt theo hai chiến lược dịch thuật (translation strategy) chính, đó là: “ngoại lai hóa” (foreignizing translation) và “bản địa hóa” (domesticating translation).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt - lấy ví dụ từ giáo trình《成功之路》提高篇 CHIẾN LƯỢC CHUYỂN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT - LẤY VÍ DỤ TỪ GIÁO TRÌNH《成功之路》提高篇 Phạm Thị Thảo Hương1 Tóm tắt: Thành ngữ là sản phẩm của tư duy, là công cụ diễn đạt tri thức, kinh nghiệm quý báu, những triết lý nhân sinh vừa sâu sắc, thâm thúy vừa không kém phần nghệ thuật; được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thông qua thành ngữ, chúng ta không chỉ hiểu được đặc điểm của ngôn ngữ mà còn tri nhận được các vấn đề về văn hóa, lịch sử, tư duy của dân tộc ấy. Vì vậy, thành ngữ được đặc biệt chú trọng trong quá trình dạy ngoại ngữ, nhất là ở giai đoạn cao cấp. Chuyển dịch thành ngữ là một mảng nghiên cứu vô cùng phức tạp, bên cạnh tác động của yếu tố ngôn ngữ, còn chịu nhiều tác động của yếu tố văn hóa và tư duy dân tộc. Mặc dù thành ngữ không còn là chủ đề nghiên cứu xa lạ trong giới học thuật, tuy nhiên nghiên cứu về thành ngữ trong giáo trình đang được sử dụng ở trường đại học vẫn là một mảng nghiên cứu mới mẻ. Bài nghiên cứu này dựa trên quan điểm của Lawrence Venuti - một nhà lý luận dịch thuật người Mỹ. Theo đó, bài viết phân tích cách chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt theo hai chiến lược dịch thuật (translation strategy) chính, đó là: “ngoại lai hóa” (foreignizing translation) và “bản địa hóa” (domesticating translation). Từ khóa: Thành ngữ tiếng Hán, Chiến lược dịch thuật, Giáo trình《成功之路》, Ngoại lai hóa, Bản địa hóa. 1. Mở đầu Dịch thuật từ lâu đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, xung quanh vấn đề nghiên cứu về chiến lược dịch thuật (translation strategy) vẫn tồn tại nhiều ý kiến tranh luận. Ở website http://www.cnki. net2, với từ khóa “chiến lược dịch thuật”, có thể thống kê được 23.423 bài báo, luận văn… chứa từ khóa này tính từ năm 2000 đến năm 2020. Số liệu này cho thấy, lựa chọn chiến lược là một vấn đề rất quan trọng trong nghiên cứu dịch thuật. Vậy mối quan hệ giữa ba thuật ngữ “chiến lược dịch thuật”, “phương pháp dịch thuật” và “kỹ xảo dịch thuật” là gì? Theo giáo sư Dương Tự Kiệm – một nhà Ngôn ngữ học, nhà Lý luận dịch thuật nổi tiếng của Trung Quốc, “chiến lược” nhấn mạnh đến việc vạch ra kế hoạch, biện pháp đối phó và xử lý; “phương pháp” nhấn mạnh đến trình tự, quá trình, mô thức, quy tắc; “kỹ xảo” nhấn mạnh đến kỹ thuật, kỹ năng, kỹ nghệ [8]. Nói cách khác, ba thuật ngữ này hình thành một mối quan hệ phân cấp từ trên xuống dưới, từ vĩ mô đến vi mô, từ trừu tượng đến cụ thể, từ mục đích đến phương pháp. Để thực hiện 1. ThS., Trường Đại học Hà Nội 2.  CNKI là website cơ sở dữ liệu điện tử về báo chí, luận văn, luận án, kỷ yếu hội nghị hội thảo của Trung Quốc 10 PHẠM THỊ THẢO HƯƠNG một chiến lược dịch thuật nào đó, dịch giả phải lựa chọn một phương pháp hoặc kỹ xảo dịch thuật cụ thể. Thông qua rất nhiều sách báo, công trình nghiên cứu liên quan đến chiến lược dịch thuật, có thể thấy rằng khái niệm “ngoại lai hóa” (foreignizing translation) và “bản địa hóa” (domesticating translation) xuất hiện ở hầu hết các sách về lý luận dịch thuật. Thành ngữ là một nhóm từ truyền tải một ý nghĩa đặc biệt khác với nghĩa gốc của từng từ cấu thành riêng lẻ (theo từ điển Longman, 2016). Khó khăn của việc chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt nằm ở sự khác biệt về văn hóa giữa hai ngôn ngữ và trong nhiều trường hợp, dịch giả khó tìm được từ ngữ tương đương mà vẫn giữ được ý nghĩa đặc biệt của thành ngữ. Nguồn dữ liệu của bài nghiên cứu này chủ yếu được lấy từ hai cuốn giáo trình 《成功之路》提高篇. Đây là cuốn giáo trình được sử dụng trong môn Bài tổng hợp của sinh viên năm 2 khoa tiếng Trung Quốc, trường Đại học Hà Nội. Từ thực tiễn quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên phát hiện ra rằng sinh viên Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng mẹ đẻ. Hi vọng bài viết này sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho sinh viên Việt Nam khi học tiếng Hán. 2. Khảo sát chiến lược dịch thuật “ngoại lai hóa” và “bản địa hóa” đối với thành ngữ tiếng Hán trong giáo trình《成功之路》提高篇. Dưới đây là một số thuật ngữ thuộc ngành Dịch thuật học được sử dụng xuyên suốt trong bài nghiên cứu này. * Ngôn ngữ nguồn (source language): ngôn ngữ được đem ra để chuyển dịch, còn được gọi là ngữ nguồn. * Ngôn ngữ đích (target language): ngôn ngữ cần chuyển dịch sang, còn được gọi là ngữ đích. * Văn bản nguồn (source text) * Văn bản đích (target text) 2.1. Ứng dụng của chiến lược “ngoại lai hóa” trong việc chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt Theo Venuti, “ngoại lai hóa” là “việc lựa chọn văn bản ngoại và xây dựng một phương pháp dịch theo những đường lối không nằm trong những giá trị văn hóa chủ đạo của ngôn ngữ đích” [6; tr.242]. Venuti cho rằng chiến lược dịch thuật này tránh được sự áp đặt của những giá trị văn hóa của ngôn ngữ đích, “để có thể ghi nhận sự khác biệt về mặt ngôn ngữ và văn hóa của văn bản nguồn, đưa người đọc đi xa, đến những phương trời xa lạ” [5; tr.20]. Nói cách khác, mục đích của chiến thuật dịch ngoại lai là truyền tải một cách trung thực cấu trúc ngôn ngữ, màu sắc văn hóa, văn phong tác giả của ngữ nguồn khi chuyển sang ngữ đích. Theo quan điểm bài viết, chiến lược “ngoại lai hóa” được thực hiện bởi hai phương pháp d ...

Tài liệu được xem nhiều: