Danh mục

Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 2

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 792.48 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (112 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam" có nội dung trình bày về: hoàn thiện phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn đến 2015, tầm nhìn 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 2 Chương 3 Hoμn thiÖn ph¸t triÓn chiÕn l−îc kinh doanh th−¬ng m¹i cña c¸c doanh nghiÖp ngμnh may ViÖt Nam giai ®o¹n ®Õn 2015, tÇm nh×n 2020 3.1. Một số dự báo thị trường ngành may và quan điểm hoàn thiện phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần ngành may Việt Nam đến 2015, tầm nhìn 2020 3.1.1. Một số dự báo thị trường và kinh doanh thương mại xuất khẩu ngành may Việt Nam Mặc dù hiện nay vẫn là nước sản xuất hàng dệt may và thời trang vào loại trung bình, nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành may Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực và có những bước tiến xa trên bảng xếp hạng thế giới. Việt Nam hiện đứng thứ 36 trong bảng xếp hạng giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại mà cụ thể là vào khoảng 5,14 tỉ đô-la Mỹ trong năm 2008. Bảng 3.1: Bảng số liệu và dự báo tình hình SX và XNK dệt may của Việt Nam Sản xuất 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2015 GTGT (Triệu $) 3.205 3.899 5.136 4.789 4.764 5.721 6.847 7.759 10.000 GTGT (% GDP) 5,3 5,5 5,7 5,2 4,9 5,0 5,0 5,1 6,0 Tốc độ tăng trưởng (%) 13,2 13,5 9,2 -3,0 -0,9 9,8 9,2 9,0 14 Thương mại quốc tế KNXK hàng may (Triệu $) 5.579 7.186 9.054 7.424 8.335 8.898 8.929 9.505 12.000 Tăng trưởng KNXK hàng may (%) 19,2 28,8 26,0 -18,0 12,3 6,8 0,3 6,5 12 Cán cân thương mại ngành may (Triệu $) 5.308 6.760 8.604 7.087 7.955 8.484 8.477 9.008 10.500 Nguồn: WTO, Worldbank 181 Dưới tác động của suy thoái kinh tế thế giới nhưng ngành công nghiệp may mặc Việt Nam thường chịu ít tác động tiêu cực hơn và có nhiều khả năng phục hồi nhanh hơn ngành dệt vì quy mô ngành hàng này lớn hơn, linh hoạt hơn và có nhiều lựa chọn để bù đắp ngay cả trong thời kỳ suy thoái (ví dụ như phát triển thị trường XK mới). Công ty khảo sát thị trường quốc tế (BMI) dự báo cho dù giá trị gia tăng hàng may mặc năm 2009 giảm xuống chỉ còn 3% và năm 2010 sẽ giảm mạnh hơn chỉ còn 0,9% thì đến năm 2011 sẽ phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 10,3%. Từ năm 2003 đến 2008 tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của giá trị gia tăng mà ngành mang lại đạt 11,9% vượt tốc độ tăng trưởng GDP tới 7,8%. Nhưng trong vòng năm năm tới, tốc độ này chỉ còn 4,8% thấp hơn so với tốc độ GDP ở mức 7%. BMI dự báo tốc độ XK hàng dệt may sẽ giảm 18,6% (tương đương khoảng 8,74 tỉ đô-la Mỹ) trong năm 2009; còn NK giảm 20,4% (tương đương khoảng 5,04 tỉ đô-la Mỹ). Tăng trưởng XK bình quân ở mức 22,4%/năm giai đoạn 2003 - 2008 có thể giảm xuống chỉ còn 1,8% trong giai đoạn 2008 - 2013. Một số tác động trong môi trường vĩ mô sẽ tiếp tục có ảnh hưởng mạnh đến tình hình sản xuất KD nói chung và CLKD nói riêng của ngành may; trước hết đó là sự ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế Mỹ. Hàng dệt may của Việt Nam đang đứng thứ ba - cùng Ấn Độ, sau Trung Quốc và Mexico. Các chuyên gia nhận định, kinh tế Mỹ đang và sẽ tiếp tục suy thoái, nhà NK hàng may Mỹ phải giảm giá để bán được hàng. Họ có xu hướng tìm kiếm các nhà NK có mức giá rẻ hơn và với quy mô lớn hơn. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của chúng ta vẫn là Trung Quốc. Năm 2008 EU đã bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc. Ở thị trường Nhật, 6 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Philippins, Indonesia, Brunei và Thái Lan) đã được xoá bỏ thuế quan. Do vậy, Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với chính các nước trong khu vực. Hai yếu tố khác: đó là giá NPL đầu vào tăng cao, cộng thêm chi phí cho sản xuất - nhất là lương công nhân phải tăng, tạo ra vòng lẩn quẩn cho ngành may Việt Nam. Muốn cạnh tranh, một số DN buộc phải hạ giá tiền công. Mà giá nhân công càng hạ lại càng mất công nhân. Còn nếu tăng giá thì mất khách hàng... Lao động ngành may đang có xu hướng 182 chuyển dịch sang các ngành nghề có thu nhập khá hơn. Ngay cả việc đàm phán tăng giá gia công cũng không phải dễ, chỉ cần DN may Việt Nam có dấu hiệu nâng giá lên là đối tác chuyển sang thị trường nước khác đặt hàng. Riêng áp lực từ việc mất giá của đồng đô la là khá lớn. Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch HĐQT có hơn 90% DN may giao dịch XK bằng đô la Mỹ. Với việc đồng đô la liên tục mất giá từ 1,5 đến 2% như hiện nay thì lợi nhuận của DN coi như bằng không. Nếu đồng đô la Mỹ tiếp tục giảm hơn nữa thì sẽ rất khó khăn. 3.1.2. Một số dự báo về thị trường và kinh doanh thương mại nội địa ngành may mặc thời trang Việt Nam Theo điều tra của Vinatex, năm 2009, tiêu dùng thời trang trong nước sẽ đạt khoảng 5 tỉ USD và có thể tăng lên 5,5 - 6 tỉ vào 2010, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 18%-20%. Kết quả thăm dò tiêu dùng các sản phẩm dệt may, thời trang (được thực hiện tại TPHCM vào tháng 10- 2008) của Vinatex cùng Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN cho thấy, sau lương thực - thực phẩm, thời trang là sản phẩm mà người tiêu dùng đã chi từ 150.000 - 500.000 đồng/tháng để mua sắm, chiếm 18% tổng chi tiêu hàng tháng. Độ tuổi từ 20 - 25 mua quần áo nhiều nhất với 46,4%, tiếp đến là độ tuổi từ 26 - 35 với 23,8%; 70% người tiêu dùng mua sắm thời trang hàng tháng hoặc từ 2 - 3 tháng/lần và hình thức khuyến mãi được ưa chuộng nhất là giảm giá với 73,1% so với hình thức tặng phiếu mua hàng (16%) và tặng quà (10,9%). Thực trạng hiện nay tỷ lệ nội địa của các DN may còn thấp, mới chiếm khoảng 20%, còn 80% là XK. Nếu nói về sức mua, năm 2009 XK toàn ngành đạt khoảng 9,5 tỷ USD, dân số Việt Nam mặc dù trên 87 triệu dân nhưng do còn thu nhập thấp, nên Vinatex xác định quy mô thị trường nội địa mới chỉ đạt khoảng 2 tỷ/tổng số 9,5 tỷ XK. Như vậy dung lượng thị trường mới chỉ chiếm 20%, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng trung bình toàn thị trường khoảng 19-20%/năm, đặc biệt với một số ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: