Danh mục

Chính sách của quân phiệt Nhật Bản với triều đình Huế những năm 1940 – 1945

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 582.83 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một năm sau khi chiến tranh thế giới II bùng nổ, tháng 9 năm 1940, quân đội Nhật Bản tiến vào Việt Nam. Lúc này, Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp, nhưng triều đình phong kiến nhà Nguyễn vẫn được duy trì. Trong thời gian chiếm đóng ở Việt Nam, quân đội Nhật Bản đã có những chính sách đối với các lực lượng chính trị khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách của quân phiệt Nhật Bản với triều đình Huế những năm 1940 – 1945T¹P CHÝ KHOA HäC  Sè 1/2015 39 CHÍNH SÁCH CỦA QUÂN PHIỆT NHẬT BẢN VỚI TRIỀU ĐÌNH HUẾ NHỮNG NĂM 1940 – 1945 Trần Vân Anh1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Một năm sau khi chiến tranh thế giới II bùng nổ, tháng 9 năm 1940, quân đội Nhật Bản tiến vào Việt Nam. Lúc này, Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp, nhưng triều đình phong kiến nhà Nguyễn vẫn được duy trì. Trong thời gian chiếm đóng ở Việt Nam, quân đội Nhật Bản đã có những chính sách đối với các lực lượng chính trị khác nhau. Đối với triều đình Huế, ban đầu, Nhật thực hiện chính sách “duy trì hiện trạng” chính quyền thực dân – phong kiến như trước; sau đó, do tình hình biến động, Nhật Bản đã chuyển sang chính sách “trao trả độc lập”. Cho dù có khác nhau, bản chất của chính sách mà Nhật Bản thực hiện với nhà Nguyễn cũng vẫn là chính sách thực dân xâm lược, phục vụ cho mục tiêu làm chủ khu vực Đông Á. Từ khóa: quân phiệt Nhật Bản, triều đình Huế, chính sách, thực dân, xâm lược.1. MỞ ĐẦU Từ một nước phong kiến lạc hậu, cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đã vươn mình thànhmột “đế quốc da vàng” sánh ngang với các nước đế quốc phương Tây. Tháng 9 năm 1940,quân Nhật đã tiến vào Việt Nam và chiếm đóng cho đến tháng 8 năm 1945, khi Việt Minhgiành chính quyền từ tay Nhật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến chínhsách của quân phiệt Nhật Bản đối với triều đình Huế trong thời gian Chiến tranh thế giới II.Bài viết xuất phát từ việc giải đáp các câu hỏi: Quân đội Nhật Bản đã thi hành chính sáchgì đối với triều đình Huế? Những diễn biến của Chiến tranh thế giới II có tác động gì đếnchính sách đó? Triều đình Huế, đứng đầu là vua Bảo Đại đã phản ứng ra sao trước chínhsách của người Nhật? Qua việc trả lời các câu hỏi đó, góp phần lý giải bản chất sự có mặtcủa quân đội Nhật Bản trên lãnh thổ Việt Nam trong những năm 1940 - 1945.2. NỘI DUNG 2.1. Chính sách của quân phiệt Nhật Bản với triều đình Huế những năm 1940 -19451 Nhận bài ngày 02.12.2015, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 10.12.2015.40 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi Năm 1939, Nhật có đã thể hiện mưu đồ “Nam tiến” và có hành động cụ thể uy hiếpnền cai trị của Pháp ở Đông Dương. Ngày 31-3- 1939, phát xít Nhật chiếm đảo Trường Sa,Hoàng Sa. Đây là lãnh thổ đầu tiên của Việt Nam bị Nhật xâm chiếm1. Ngày 22-9- 1940,quân Nhật từ Quảng Tây bắt đầu vượt qua biên giới, bằng nhiều ngả bao vây và tấn côngquân Pháp ở Lạng Sơn2. Mặc dù, quân Pháp ở Đông Dương đã có phòng bị, nhưng khôngngăn được cuộc tiến quân của Nhật. Kể từ đây, bên cạnh việc đối phó với người Pháp ởĐông Dương (chủ nhân thực quyền), quân Nhật đã thực thi những mưu đồ của mình mộtcách khôn khéo đối với triều đình Huế (chủ nhân danh nghĩa) ở Việt Nam. 2.1.1. Chính sách “duy trì hiện trạng” Khi quân Nhật vào Đông Dương, xứ An Nam vẫn còn tồn tại triều đình phong kiến,đóng đô tại Huế, dưới thời kỳ cai trị của Bảo Đại, ông vua thứ mười ba của triều Nguyễn.Tuy nhiên, triều đình đó chỉ tồn tại một cách hình thức, vì cả ba xứ thuộc lãnh thổ ViệtNam đã là bộ phận của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Người Pháp đã thiết lập hệthống chính quyền chặt chẽ từ cấp liên bang đến cấp làng, bằng cách kết hợp bộ máy docác quan Pháp cai trị với chính quyền phong kiến của triều đình Huế, được nhiều nhànghiên cứu gọi là chính quyền thực dân – phong kiến3. Bộ máy cồng kềnh này, đối với nhàcầm quyền, tuy rằng “tốn kém” nhưng cũng có mặt chấp nhận được. Người Pháp thâu tómmọi quyền hành chính trị, giữ vai trò ông chủ; vua quan phong kiến nhà Nguyễn trở thànhngười thực thi chính sách và lệ thuộc vào nền cai trị của thực dân Pháp. Người Nhật khi vào Đông Dương, đã tận dụng ưu điểm và “duy trì nguyên trạng”chính quyền thực dân – phong kiến. Mặc cho quân Pháp và Nhật tranh giành quyền hành ởĐông Dương, triều đình Huế vẫn “êm đềm” tồn tại trong chính sách “duy trì hiện trạng”của Nhật từ tháng 9 năm 1940 cho đến ngày 9 tháng 3 năm 1945. “Người Nhật vẫn kínđáo. Họ đóng quân xa trung tâm các thành phố, dân chúng ít trông thấy họ. Quân đội củanước Mặt trời mọc còn nhiều việc phải làm ở những nơi khác”4. “Quân đội Thiên hoàngkhông chiếm đóng Trung kì. Sự có mặt của họ chỉ được chứng thực bằng một hiệp địnhmơ hồ về phòng thủ chung, nói theo một cách khác là họ đến để bảo vệ Đông Dương”5. Vì sao quân phiệt Nhật lại duy trì nguyên trạng nền chính trị ở Đông Dương trongmột thời gian dài? Vì sao người Nhật đã tính tới việc “quét sạch” người Pháp ở Đông1 Dương Trung Quốc, Việt Nam – Những sự kiện lịch sử (1919-1945), Nxb Giáo dục, 2001, tr.294.2 Dương Trun ...

Tài liệu được xem nhiều: