Danh mục

Chính sách giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của một số quốc gia tại ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 299.23 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chính sách giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của một số quốc gia tại ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của hai quốc gia láng giềng là Malaysia và Indonesia trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu là cần thiết cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của một số quốc gia tại ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT CHÍNH SÁCH GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TẠI ASEAN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Nguyễn Hà Phương* Tóm tắt: Trong khu vực ASEAN, Indonesia và Malaysia là hai quốc gia nằm trong nhóm nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cung cấp nguồn sinh kế cho một lượng lớn người dân. Tuy nhiên, trong hững năm gần đây, hai quốc gia này phải đối mặt với nhiều khó khăn khi các hiện tượng thiên tai liên tiếp xảy ra và tình hình biến đổi khí hậu gia tăng. Để khắc phục những thách thức này, Chính phủ Indonesia và Malaysia đã ban hành nhiều chính sách dựa trên các cam kết khu vực và quốc tế, với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền cũng như cộng đồng người dân. Các chính sách nhìn chung đã giúp người dân giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Dựa trên những kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại của hai quốc gia này, một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt Nam như sau: (1) Cần xây dựng khung chính sách tổng thể về giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia một cách có hiệu quả hơn, (2) Xây dựng chính sách riêng về phục hồi và đa dạng hóa sinh kế; (3) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng; và (4) Nâng cao năng lực, nhận thức của chính quyền địa phương và cộng đồng. Từ khoá: Giảm thiểu rủi ro thiên tai; Indonesia; Kinh nghiệm cho Việt Nam; Malaysia; Thích ứng với biến đổi khí hậu. 1. Đặt vấn đề Indonesia và Malaysia là hai quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong ASEAN. Indonesia được mệnh danh là quốc gia vạn đảo với 17.508 hòn đảo lớn nhỏ (trong đó có 6.000 hòn đảo có người sinh sống) (FAO, 2014). Indonesia có đường bờ biển dài khoảng 81.000 km với lãnh thổ bao gồm 5,8 triệu km2 diện tích biển và 4.000 ha rừng ngập mặn. Diện tích, khí hậu nhiệt đới cùng với hình thế địa lý quần đảo của Indonesia khiến nước này có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil (Lester and Brown, 1997). Cùng với đó, Malaysia cũng có đường bờ biển dài 4.675 km với hầu hết các thành phố nằm gần bờ biển. Rừng mưa nhiệt đới chiếm khoảng 63,3% tổng diện tích đất của Malaysia, trong đó 11,6% là nguyên sơ (Mongabay, 2021). Malaysia có diện tích rừng ngập mặn lớn thứ năm trên thế giới, tổng diện tích hơn nửa triệu * Tiến sĩ, Nghiên cứu viên,Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, email: Phuongiseas@gmail.com. 55 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG hecta (Nationsencyclopedia, 2021). Sinh thái của Malaysia rất đa dạng với hệ thực vật và động vật được tìm thấy trong các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước. Tuy nhiên hiện nay, cộng đồng cư dân tại hai quốc gia này gặp phải nhiều tác động của biến đổi khí hậu và hứng chịu nhiều rủi ro do thiên tai liên tiếp diễn ra. Sự can thiệp của con người đặt ra một mối đe dọa đáng kể đối với môi trường tự nhiên của đất nước này. Indonesia được dự đoán sẽ trải qua mức tăng nhiệt độ xấp xỉ 0,8°C vào năm 2030. Khoảng 40% dân số Indonesia có nguy cơ gặp phải những hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra. Đến năm 2100, tác động của biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại ước tính khoảng 2,5-7% GDP của Indonesia (Ministry of Foreign Affairs of the Netherlands, 2018). Mực nước biển dâng tại Indonesia được dự báo là xảy ra ở mức tăng khoảng 5 mm mỗi năm. Mực nước biển dâng sẽ làm thay đổi sự phân bố của các loài sinh vật biển và làm giảm sản lượng đánh bắt cá (giảm 23% từ năm 2005 đến năm 2055) (MetOffice, 2011); làm gián đoạn hoạt động nuôi tôm và cá ven biển. Mực nước biển dâng lên 1m sẽ có thể làm ngập 405.000 ha đất ven biển, đặc biệt là ở bắc Java, đông Sumatra và nam Sulawesi. An ninh lương thực và nguồn nước sẵn có sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do nhiệt độ tăng, mùa vụ ngắn hơn, lượng mưa không thể đoán trước và xâm nhập mặn. Đối với Malaysia, tác động rõ ràng nhất là sự gia tăng nhiệt độ với mức tăng trung bình 0,25°C mỗi thập kỷ (Ministry of Natural Resources and Environment Malaysia, 2015), theo đó, nhiệt độ ở Malaysia sẽ tiếp tục tăng từ 0,6°C đến 4,5°C vào năm 2060 (Intergovernmental Panel on Climate Change -IPCC, 2007). Malaysia cũng phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng khi mức độ dao động từ 2,67 ± 0,81 đến 6,05 ± 0,78 mm/năm với trung bình tổng thể là 4,56 ± 0,68 mm/năm (Din, A. H. M., Reba, M. N. M., Mohd Omar, K., Pa’suya, M. F., & Ses, S., 2015). Tác động do biến đổi khí hậu đối với tài nguyên và sinh kế của người dân ở Malaysia khá lớn. Ngập lụt do thủy triều, dự báo sẽ có khoảng 1.200 km2 chỉ riêng ở bán đảo Malaysia sẽ bị nhấn chìm và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: