Danh mục

Chính sách phát triển trường đại học ngoài công lập - Thực trạng và khuyến nghị

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 418.93 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chính sách phát triển trường đại học ngoài công lập - Thực trạng và khuyến nghị" phân tích, đánh giá một số khía cạnh liên quan đến chính sách phát triển trường đại học ngoài công lập trong thời gian qua ở Việt Nam, đặc biệt bài viết tập trung phân tích một số hạn chế, bất cập của chính sách phát triển trường đại học ngoài công lập và khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển trường đại học ngoài công lập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển trường đại học ngoài công lập - Thực trạng và khuyến nghị CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP - THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ Nguyễn Trường Sơn1 1. Khoa Khoa học Quản lý. Email: sonnt.luat@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Phát triển trường đại học ngoài công lập là một chính sách lớn của Nhà nước Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi phân tích, đánh giá một số khía cạnh liên quan đến chính sách phát triển trường đại học ngoài công lập trong thời gian qua ở Việt Nam, đặc biệt bài viết tập trung phân tích một số hạn chế, bất cập của chính sách phát triển trường đại học ngoài công lập và khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển trường đại học ngoài công lập. Từ khóa: Chính sách phát triển; Trường đại học ngoài công lập. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chính phủ trong một văn bản chính thức (Chính phủ, 2005) đánh giá giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình và các hình thức đào tạo. Chất lượng giáo dục đại học ở một số ngành, lĩnh vực, cơ sở giáo dục đại học có những chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học mà tuyệt đại đa số được đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước đã góp phần quan trong vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã thẳng thắn thừa nhận những thành tựu đạt được trong lĩnh vực giáo dục đại học chưa vững chắc, chưa mang tính hệ thống và cơ bản, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. Chính phủ nhấn mạnh rằng những yếu kém, bất cập về cơ chế quản lý, cơ cấu hệ thống, cơ cấu ngành nghề, mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, quy trình đào tạo, phương pháp dạy và học, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, hiệu quả sử dụng nguồn lực và những tiêu cực trong thi cử, cấp bằng cần phải sớm được khắc phục. Thực tế giáo dục đại học Việt Nam thời gian qua cho thấy, với bất cứ cách thức đo lường thông dụng nào hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam cũng đang nằm trong số những đơn vị có chất lượng hoạt động nghèo nàn nhất trong khu vực. Điều này đã được cảnh báo bởi rất nhiều người, trong đó có cả những con người lỗi lạc nhất của Việt Nam. Chẳng hạn, vào năm 2007 cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kết luận rằng “Hệ thống giáo dục của chúng ta về nguyên tắc vẫn dựa vào mô hình cũ. Để giúp đất nước phát triển nhanh chóng một cách có chất lượng và bền vững, theo kịp đà tiến của kỷ nguyên tri thức và công nghệ thông tin chúng ta phải thực hiện một cuộc cải cách toàn diện, sâu sắc và triệt để, để làm một cuộc cách mạng trong giáo dục vào đào tạo” (Võ Nguyên Giáp, 2007). Đồng tình với ý kiến này, cố Giáo sư Hoàng Tụy cũng khẳng định “Cuộc khủng hoảng trong giáo dục trên hết là khủng hoảng về 461 chất lượng, có nghĩa là giáo dục không chỉ tụt hậu mà còn là đang đi sai hướng, bị cô lập và đứng ngoài xu hướng diện nay trên toàn cầu. Đây là hậu quả của sự thất bại về mặt quản lý có tính chất hệ thống trong nhiều năm dẫn đến sự xuống cấp của giáo dục” (Hoàng Tụy, 2009). Cuộc khủng hoảng của giáo dục đại học Việt Nam còn được khẳng định bởi nhiều học giả nước ngoài. Chẳng hạn, một số học giả thuộc trường Đại học Havard của Hoa Kỳ đã khẳng định “Việt Nam thậm chí không có đến một trường đại học có chất lượng được công nhận. Không một trường Việt Nam nào xuất hiện trong những bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu châu Á đang được sử dụng rộng rãi (dù những bảng ấy cũng có vấn đề). Về mặt này Việt Nam còn cách biệt cả các nước Đông Nam Á, phần lớn đều có một vài trường đỉnh cao có chất lượng được quốc tế công nhận. Các trường đại học Việt Nam bị cô lập với tri thức hiện đại của quốc tế” (Ben Wilkinson, Laura Chirot, 2010). Cuộc khủng hoảng của giáo dục đại học Việt Nam trên thực tế không chỉ dừng lại ở những nhận định, đánh giá của các nhà khoa học, mà nó còn được thể hiện bằng những sự kiện thực tế. Chẳng hạn, nỗ lực của Intel tìm thuê các kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ tại Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ minh họa. Khi công ty này tổ chức một đợt đánh giá kiểm tra tiêu chuẩn cho 2.000 sinh viên Việt Nam ngành công nghệ thông tin, chỉ có 90 ứng viên (tức là 5%) đạt yêu cầu, và trong nhóm này chỉ có 40 sinh viên đủ khả năng tiếng Anh để được tuyển dụng. Intel khẳng định rằng đây là kết quả tồi tệ nhất mà học gặp trong tất cả những quốc gia mà họ đầu tư (Lê Minh Nguyên, 2008). Nhiều nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế đã nêu ra việc thiếu thốn nhà quản lý và nguồn nhân lực có kỹ năng là một rào cản chính trong việc mở rộng hoạt động của họ (vấn đề này có thể được tìm thấy trong các bản báo cáo của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, một tổ chức của các doanh nhân trong nước và quốc tế do Ngân hàng Th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: