Danh mục

Chính sách thương mại chung của EU

Số trang: 2      Loại file: docx      Dung lượng: 43.60 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chính sách thương mại nội khối Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn, điều hoà các chính sách kinh tế xã hội của các nước thành viên - Lưu thông tự do hàng hoá: Các quốc gia EU nhất trí xoá bỏ mọi loại thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các thành viên, xoá bỏ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách thương mại chung của EU Chính sách thương mại chung của EU Chính sách thương mại nội khối Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằm  xoá bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao  động, dịch vụ và vốn, điều hoà các chính sách kinh tế xã hội của các nước thành viên ­ Lưu thông tự do hàng hoá: Các quốc gia EU nhất trí xoá bỏ mọi loại thuế quan đánh vào hàng hoá xuất  nhập khẩu giữa các thành viên, xoá bỏ hạn ngạch áp dụng trong thương mại nội khối. Xoá bỏ tất cả các  biện pháp tương tự hạn chế về số lượng, xoá bỏ các rào cản về thuế giữa các thành viên. ­ Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ Liên minh: tự do đi lại về mặt địa lý, tự do di chuyển vì nghề  nghiệp, nhất thể hoá về xã hội, tự do cư trú ­ Lưu chuyển tự do dịch vụ: Tự do cung cấp dịch vụ, tự do hưởng các dịch vụ, tự do chuyển tiền bằng điện  tín, công nhận lẫn nhau các văn bằng ­ Lưu chuyển vốn tự do: Thương mại hàng hoá dịch vụ sẽ không thể duy trì được nếu vốn không được lưu  chuyển tự do và được chuyển tới nơi nó được sử dụng một cách có hiệu quả kinh tế nhất. Chính sách thương mại nội khối của EU thường tạo cho các thành viên sự tự do như ở trong quốc gia  mình. Điều này tạo cho Việt Nam thuận lợi trong việc tìm hiểu các đối tác mới của EU thông qua các đối  tác truyền thống, ít phải điều tra ngay từ đầu, giảm chi phí cho việc tìm kiếm thị trường mới. Ngoài ra nếu  có được quan hệ tốt với thị trường truyền thống, sẽ là điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trường mới  dẽ dàng hơn. Chính sách ngoại thương: Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc: Không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại  và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn  chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật , chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam chưa gia  nhập WTO nên chưa được hưởng ưu đãi từ tổ chức này. Vì vậy EU vẫn cò những quy định riêng cho Việt  Nam, như quy định hạn ngạch, thuế nhập khẩu cao nên khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc  biệt các hàng rào về kỹ thuật, như độ an toàn thực phẩm, vệ sinh thực phẩm. Đó lá khó khăn mà doanh  nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần vượt qua. Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây Liên minh EU có nền ngoại thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị  trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Hàng năm EU nhập khẩu một khối lượng từ khắp các nước trên thế  giới. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng gia tăng: từ 622,48 tỷ USD năm 1994 lên tới 757,85 tỷ USD năm  1997 và gần 900 tỷ USD năm 2004. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU là nông sản chiếm 11,79%  trong đó có chè, cà phê, gạo,...khoáng sản 17,33%, máy móc 24,27%, thiết bị vận tải chiếm trên 8,9%,  hoá chất 7,59%, các sản phẩm chế tạo khác 27,11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2004 quan hệ  kinh tế Việt Nam­ EU tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều  đạt gần 11 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm trên 4,5 tỷ USD trong đó cà phê  chiếm 10% trong tổng kim ngạch. Dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam­ EU năm 2005 đạt 14  tỷ USD tăng 27% so với năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự báo đạt 6 tỷ USD. Riêng mặt hàng cà phê , EU nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như Brazin, Colombia, Indonesia, Việt  Nam . Hàng năm EU nhập khẩu khoảng 24,846 triệu bao cà phê Robusta, 52,643 triệu bao cà phê  Arabica. Như vậy, năm 2003 Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê vối vào thị trường EU, chiếm 21,8 % thị phần của  EU đứng thứ 2 thế giới sau Indonesia (23%). Còn cà phê chè hầu như không có. Đến năm 2004 thì có  xuất khẩu nhưng với tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 3­5%. Brazin là nước xuất khẩu phần lớn cà phê vào thị  trường EU cà phê vối chiếm 2,4%, nhưng cà phê chè chiếm 30% tổng cà phê mà thị trường này nhập.  Như vậy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về cà phê vối sau  Indonesia. Nếu tính chung toàn lượng cà phê mà thị trường EU nhập khẩu thì Việt Nam chiếm khoảng  22% thị phần của EU sau Brazin 28 % và Indonesia 25 %. Tuy nhiên phần lớn ta xuất khẩu cà phê vối,  mà hiện nay EU lại có nhu cầu lớn về cà phê chè. Do vậy trong một vài năm tới Việt Nam cần nâng cao  khả năng xuất khẩu cà phê chè vào thị trường này. Có như vậy thì mới có khả năng giữ được thị phần trên  thị trường EU ...

Tài liệu được xem nhiều: