Chữa bệnh ngoài da bằng ánh sáng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chữa bệnh ngoài da bằng ánh sáng Chữa bệnh ngoài da bằng ánh sáng Năng lượng ánh sáng cụ thể là các tia laser có khả năng chữa trịmột số bệnh ngoài da rất hiệu quả. Trong khuôn khổ bài báo này xingiới thiệu hai loại năng lượng được áp dụng rất phổ biến. Đó là laserhelineon và laser CO2. Laser helineon Ngoài thuốc bôi và thuốc uống người ta có thể phối hợp tia laserhelineon để chữa một số bệnh ngoài da. Laser helineon thuộc loại tia có năng lượng thấp với công suất 15 - 50mW, bước sóng: 632,8nm, có gương gắn với trục điều khiển nên có thểchiếu tia vào bất kỳ vùng da nào của cơ thể. Khi tổn thương được chiếu laser helineon sẽ xảy ra nhiều biến độngsinh học: tia laser tác động lên các quang thụ thể làm thay đổi nhiều hoạtđộng trong tế bào: tăng tổng hợp ATP, hoạt hóa một số enzym, tăng tướimáu, giảm chất trung gian gây viêm, kích thích cơ chế ổn định nội môi, điềuchỉnh hoạt động của hệ thống miễn dịch... do đó làm giảm đỏ, giảm sưng,giảm phù nề. Tia laser helineon còn làm tăng tổng hợp collagen, tăng sứccăng của quá trình lên da non, do đó thúc đẩy nhanh quá trình liền vếtthương, tăng giải phóng morphin nội sinh nên có tác dụng giảm đau. Laser helineon được ứng dụng để chữa nhiều bệnh ngoài da như: - Trứng cá: làm giảm viêm quanh mụn và hạn chế hình thành sẹo lõm,vết thâm sau khi nặn trứng cá. - Các tổn thương viêm da mặt, teo da, giãn mạch, mặt sần sùi như vỏcam sành. Laser helineon làm giảm viêm, phục hồi teo da, giãn mạch, tuynhiên thời gian điều trị phải dài. - Vết thương da mặt, vết xước, vết xây xát do ngã. Laser helineon làmgiảm viêm, hồi phục da như cũ không để lại vết thâm, vết tím nếu tổnthương da nông và bệnh nhân được điều trị sớm. - Là sẹo sau mổ: sau khi cắt chỉ (khoảng 7 - 10 ngày sau mổ) nếu cácbệnh nhân được điều trị sóng ngắn phối hợp với laser helineon thì ít để lạisẹo lồi và màu sắc da trở lại bình thường sớm hơn so với bệnh nhân khôngđược điều trị. - Các vết loét lâu lành: loét do giãn tĩnh mạch, loét do nằm lâu, do đáitháo đường, tắc mạch, nhiễm trùng, loét do hoại tử tia xạ, loạn dưỡng vếtthương sau mổ...Laser helineon làm giảm viêm, tăng dòng chảy của mạchmáu đến nuôi dưỡng và làm vết thương thu gọn lại hoặc liền hẳn nếu điều trịsớm và vết loét không sâu quá. - Nhiễm vi trùng và siêu vi trùng: chín mé, nhọt, vết mổ nhiễm trùng,viêm lợi, viêm họng, viêm ống tai, áp-xe, viêm da cấp tính, viêm lưỡi, nhiệtmiệng, zona, herpes... Laser CO2 Laser CO2 thuộc loại có công suất cao: 12 - 45W, bước sóng:10.600nm. Dựa trên hiệu ứng quang đông và bốc bay tổ chức, nước hấp thu tới98% năng lượng tia laser CO2. Mô mềm có tới 80 - 90% là nước nên toànbộ năng lượng của tia laser được hấp thu chỉ xảy ra ở độ sâu 0,1 - 0,2mm.Với điểm hội tụ nhỏ 0,1 - 0,2mm laser CO2 có thể tạo được nhát cắt rấtchính xác và có thể tạo được độ sâu tùy ý phẫu thuật viên. Ưu điểm của laser CO2: - Các tổn thương ở biểu bì không để lại sẹo. - Vô khuẩn nhờ nhiệt độ cao nên thường không nhiễm trùng sau mổ. - Hàn kín các mạch máu nên thường không chảy máu sau mổ. - Hàn kín các mạch bạch huyết nên thường không sưng nề sau mổ. - Hàn kín các đầu mút dây thần kinh nên thường không đau sau mổ. Nhược điểm: - Không phẫu thuật được tổn thương lớn. - Tốc độ chậm nên khi có nhiều tổn thương thì thời gian cuộc mổ phảikéo dài. - Hậu quả không mong muốn: tổn thương sâu thì có thể để lại sẹo lồihoặc sẹo lõm, đôi khi để lại vết thâm hoặc vết trắng vĩnh viễn, một số bệnhcó thể tái phát sau mổ. Một số bệnh da liễu có chỉ định phẫu thuật bằng laser CO2: - Các bệnh do virut: hạt cơm (hạt cơm sùi: các mụn cóc dày sù sì, nếuở gan bàn chân thì khi đi lại đau như giẫm phải đinh. Hạt cơm phẳng: cácsẩn dẹt, hay được gọi là hạt cơm nguội, màu như màu da hoặc hơi hồng, đôikhi nâu hoặc đen, có thể có hàng trăm, hàng nghìn mụn trên da mặt, cổ, taychân...). U mềm lây, u nhú, sùi mào gà... - Các bệnh da có dày sừng: chai chân, sẩn cục, chàm mạn tính, viêmda mủ sùi, tổn thương cố thủ của vảy nến... - Các tật của da, nốt ruồi nhỏ, bớt sùi bẩm sinh. - U nang ống tuyến mồ hôi, dày sừng da dầu (các sẩn cao hơn mặt da,có màu nâu, đen, hay khu trú ở mặt, mu tay, cánh tay, còn gọi là da đồi mồiở người có tuổi), đa u tuyến bã, u vàng... - Các tổn thương sắc tố: sạm da, vết bã chè, rám má, xóa xăm... Chống chỉ định: Bệnh nhân bị dị ứng các thuốc gây tê và các tổn thương da có kíchthước lớn. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học cách dùng thuốc y học về thuốc dược phẩm sử dụng dược phẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 41 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 41 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 40 0 0 -
10 trang 37 0 0
-
21 trang 37 0 0
-
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
Thuốc nhuận tràng và cách dùng
4 trang 34 0 0 -
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 33 0 0 -
Dinh dưỡng cho ba bầu trong 3 tháng giữa
5 trang 33 0 0 -
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 33 0 0