Danh mục

Chức năng nhân vật chèo cổ (từ góc nhìn tự sự học)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 83.16 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhân vật chèo cổ là một kiểu nhân vật “kép”, vừa là người diễn trò, vừa là người dẫn trò. Với chức năng diễn trò, nhân vật tham dự vào câu chuyện, có quan hệ về mặt logic hành động với các nhân vật khác của câu chuyện. Với chức năng dẫn trò, nhân vật trở thành người kể chuyện, gián cách với chính mình và với bản thân câu chuyện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chức năng nhân vật chèo cổ (từ góc nhìn tự sự học)JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00029Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 29-33This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHỨC NĂNG NHÂN VẬT CHÈO CỔ (TỪ GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC) Lê Trà My Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nhân vật chèo cổ là một kiểu nhân vật “kép”, vừa là người diễn trò, vừa là người dẫn trò. Với chức năng diễn trò, nhân vật tham dự vào câu chuyện, có quan hệ về mặt logic hành động với các nhân vật khác của câu chuyện. Với chức năng dẫn trò, nhân vật trở thành người kể chuyện, gián cách với chính mình và với bản thân câu chuyện. Tính chất “kép” này làm cho chèo trở thành một kiểu tự sự rất độc đáo. Từ khóa: Nhân vật chèo cổ, chức năng, tự sự học.1. Mở đầu Chèo cổ vẫn được biết đến như một hiện tượng văn hóa truyền thống độc đáo của Việt Nam.Có rất nhiều các công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều phương diện của chèo như một hình thứcnghệ thuật sân khấu có tính chất tổng hợp [1, 3]. Ở bài viết nhỏ này, chúng tôi đặt vấn đề nghiêncứu nhân vật chèo như một yếu tố của kịch bản chèo, nghĩa là từ phương diện văn học. Khi nghiêncứu nhân vật chèo, chúng tôi không hướng đến các đặc điểm hay các hình thức thể hiện nhân vật,mà soi chiếu nhân vật từ phương diện chức năng tự sự.2. Nội dung nghiên cứu Từ phương diện kịch bản, chèo cổ được xếp vào thể loại văn học kịch. Tuy nhiên, cũng cầnphải thấy, không có cái gọi là kịch bản chèo theo nghĩa chúng ta hiểu về kịch bản như hiện nay.Các tích trò được lưu truyền trong dân gian, về sau được ghi chép lại, các bản ghi cũng không hoàntoàn giống nhau. Đặc biệt, do tính ứng diễn nên có khi có những bản ghi xen kẽ nhiều câu chuyệnnhánh vào tích hoặc xen kẽ nhiều đoạn hát mà chủ đề rất xa với tích. Nghiên cứu chèo từ phươngdiện văn học, chúng tôi dựa trên những văn bản đã được các nhà sưu tầm ghi chép lại. Về mặt hìnhthức, kịch bản chèo mang những đặc trưng của văn học kịch. Trong kịch nói chung, do đặc trưngthể loại, hầu như không có nhân vật người kể chuyện (ở các thể kịch cổ đại có dàn đồng ca đóngvai trò dẫn chuyện). Kịch là nơi cuộc sống đang diễn ra chứ không phải cuộc sống được kể lại nhưtrong truyện. Vắng bóng nhân vật kể chuyện, nên trong kịch các yếu tố như miêu tả, kể, lược thuật,bình luận. . . bị hạn chế trong lời thoại trực tiếp của nhân vật hoặc chỉ xuât hiện trong phần chỉ dẫnsân khấu. Trong bố cục kịch bản chèo, ta chỉ thấy các lời thoại của nhân vật, không có kiểu nhânvật dàn đồng ca để dẫn chuyện. Tuy nhiên, nhiều người lại công nhận rằng chèo cổ lại thuộc loạiNgày nhận bài: 15/12/2014 Ngày nhận đăng: 20/4/2015Liên hệ: Lê Trà My, e-mail: nhimtimy@gmail.com 29 Lê Trà Mysân khấu kể chuyện. Điều gì khiến cho nó trở thành sân khấu kể chuyện? Kể chuyện thì phải cócác yếu tố dẫn chuyện. Trong một vở chèo không phải hoàn toàn không có nhân vật dẫn chuyện.Có một kiểu nhân vật dẹp đám hoặc nói lời giáo đầu xuất hiện trước khi nội dung vở thực sự bắtđầu, trong suốt vở diễn nó hầu như không xuất hiện trở lại. Kiểu nhân vật này chỉ tồn tại trong diễnxướng, trong những tình huống biểu diễn cụ thể, nó hoàn toàn không có liên hệ với nội dung vởdiễn. Kiểu nhân vật này không nằm trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi. Chèo là sân khấu kể chuyện bởi nó vừa mang bản chất của kịch vừa mang bản chất củatruyện. Như trên đã nói, kịch bản chèo không có nhân vật người kể chuyện. Để vừa hiển thị câuchuyện qua lời thoại nhân vật, vừa dẫn dắt câu chuyện, chèo cổ đã tích hợp trong nhân vật của nóchức năng kẻ tham gia vào sự kiện, kẻ thực thi hành động với chức năng người kể chuyện. Nhân vật chèo cổ là một kiểu nhân vật “kép”, vừa là người diễn trò, vừa là người dẫn trò.Tính ước lệ của sân khấu dân gian cho phép nhân vật chèo vừa như là đang “sống”, đang trongdiễn trình của đời sống lại vừa tách mình ra khỏi câu chuyện để kể về chính nó. Chính tính chất“kép” này làm cho nhân vật chèo khác với các nhân vật kịch thuần túy. Khi thực hiện chức năngdiễn trò, về cơ bản nhân vật chèo vẫn giữ tính chất của một nhân vật kịch: là một vai diễn trongcâu chuyện, tham dự sự kiện, hành động của nhân vật thúc đẩy diễn tiến sự kiện. Nhân vật sẽ làmột nhân tố tạo kịch tính, tạo độ căng của hành động kịch. Nếu chia các đơn vị cốt truyện thànhcác đơn vị có chức năng cốt yếu và các đơn vị có chức năng xúc tác (theo R. Barthes) thì nhânvật diễn trò lúc này là một thành tố đơn vị chức năng cốt yếu. Nhân vật có quan hệ về mặt logichành động với các nhân vật khác của câu chuyện. Mặt khác, có khi nhân vật chèo lại trở thành đơnvị chức năng xúc tác. Nó làm giảm hoặc tăn ...

Tài liệu được xem nhiều: