Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Tầm quan trọng của việc tìm hiểu lịch sử địa phương - Nghiên cứu lịch sử địa phương để thấy được những đóng góp cụ th ể củanhân dân các địa phương trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. - Nghiên cứu lịch sử địa phương góp phần giáo dục các th ế hệ sau tình yêu đ ốivới quê hương đất nước, với dân tộc, lòng kính trọng đối với tổ tiên và các thế hệđi trước. Người học tự hào với lịch sử quê hương qua đó cũng thấy được tráchnhiệm của mình với địa phương, với dân tộc, với tổ tiên và các thế hệ mai sau. 1.2. Khái lược lịch sử khu vực Bắc Trung Bộ - Đối tượng nghiên cứu của lịch sử Bắc Trung Bộ là các thời kỳ lịch sử củaBắc Trung Bộ. Theo quan điểm lôgíc và quan điểm lịch sử, các thời kỳ này đượcphân chia về mặt thời gian, tương ứng với các thời kỳ lịch sử dân tộc Việt Nam.Nội dung nghiên cứu là các vấn đề chung về lịch sử Bắc Trung Bộ: sự kiện lịchsử, nhân vật lịch sử... - Các thời kỳ lịch sử được phân chia thành các mốc quan trọng sau: Thời ti ềnsử và sơ sử; Thời Bắc thuộc; Thời kỳ độc lập tự chủ (từ năm 905 đến năm 1858);thời kỳ từ 1858 đến 1945; Thời kỳ từ năm 1945 đến nay. - Trong tiến trình của lịch sử dân tộc, khu vực B ắc Trung Bộ cùng v ới các khuvực khác luôn diễn ra các sự kiện lịch sử tiêu biểu, mang ý nghĩa toàn dân tộc. Bêncạnh đó, khu vực này cũng sản sinh ra những anh hùng dân tộc, những chiến sĩ yêunước và cách mạng có nhiều đóng góp cho lịch sử dân t ộc. Trong đó, khu v ựcThanh - Nghệ - Tĩnh có phần đóng góp xứng đáng hơn cả. 1.3. Thanh - Nghệ - Tĩnh trong tiến trình lịch sử dân tộc 1.3.1. Thanh - Nghệ - Tĩnh thời tiền sử và sơ sử * Thời tiền sử: -1- Ngay từ rất sớm, người nguyên thuỷ đã xuất hiện và sinh sống ở địa bàn cáctỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. 1. Khảo cổ học đã phát hiện được nhiều công cụ chặt thô sơ của người vượn ởNúi Đọ, Quan Yên, Núi Nuông (Thanh Hoá)... Trong đó, người vượn ở Núi Đ ọdần dần đạt tới hình thức xã hội tiền thị tộc (có niên đại cách ngày nay khoảng 30đến 20 vạn năm). Dấu vết người nguyên thủy cũng được tìm thấy ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu -Nghệ An). Phát hiện dấu tích người vượn ở Thẩm Ồm chứng tỏ Nghệ An đã cómặt cùng cả nước từ thuở bình minh xa xưa của lịch sử dân tộc. 2. Dấu tích của văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn cũng được tìm thấy khá dàyđặc ở đất Thanh Hóa, Nghệ An. Điều này chứng tỏ quá trình đ ịnh cư liên t ục c ủangười nguyên thủy ở Thanh Hóa, Nghệ An từ thời đại đá cũ sang thời đại đá mới. - Văn hóa Sơn Vi (có niên đại cách ngày nay 30.000 đ ến 11.000 năm) đ ược tìmthấy ở hang núi Một (Cẩm Thủy - Thanh Hóa); mái đá Điều, mái đá Nước, hangAnh Rồ (Bá Thước – Thanh Hóa); hang Con Moong (Th ạch Thành – Thanh Hóa);đồi Dùng, đồi Rạng (Thanh Chương – Nghệ An)… - Văn hóa Hòa Bình (có niên đại cách ngày nay 11.000 năm) được tìm th ấy t ại31 di chỉ ở khắp các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa và trong các hang núi đá vôi ởcác huyện Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Tân Kỳ, Quỳ Châu (Ngh ệ An).Thời kỳ này, con người đã biết nấu chín thức ăn, định cư một thời gian dài, s ốngtrong chế độ công xã thị tộc mẫu hệ, bắt đầu có trồng trọt và chăn nuôi. - Văn hóa Bắc Sơn (có niên đại cách ngày nay 8000 đến 7000 năm) được tìmthấy ở mái đá Thạch Sơn, hang Điền Hạ… (Cẩm Th ủy – Thanh Hóa); mái đáĐiều (Bá Thước – Thanh Hóa); hang Con Moong (Th ạch Thành – Thanh Hóa). C ưdân nơi đây đã sử dụng rất nhiều đồ gốm, nông nghiệp sơ khai đã bắt đầu xuấthiện. - Vào cuối thời kỳ đá mới, khảo cổ học đã phát hiện trên địa bàn Thanh – Ngh ệ– Tĩnh có nhiều di chỉ hết sức quan trọng (có niên đại cách ngày nay 6000 đ ến -2-5000 năm): Đa Bút, núi Mông Cù (Vĩnh Lộc – Thanh Hóa); Quỳnh Văn (Ngh ệ An);Trại Ổi (Quỳnh Hồng – Quỳnh Lưu – Nghệ An)… Tại các di chỉ này, người taphát hiện các công cụ bằng xương, bằng sừng, có vết tích chài lưới… chứng tỏngười nguyên thủy thời kỳ này đã vươn mạnh mẽ xuống đồng bằng và ven biển. 3. Sơ kỳ thời đại đồ đồng: Sau quá trình lâu dài đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn và phát tri ển, c ư dântrên lãnh thổ nước ta bước vào thời đại đồ đồng, theo đó, trên địa bàn Thanh –Nghệ – Tĩnh, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy được những bằng ch ứng thuy ếtphục về thời kỳ này ở đây. Tại lưu vực sông Mã, khảo cổ học đã phát hiện được các nơi cư trú của các bộlạc sơ kỳ thời đại kim khí. Cư dân ở đây tụ cư ở vùng cửa suối dọc đôi bờ sôngMã kéo dài khoảng 10 km từ xã Mường Lầm đến Nà Nghìn. Tại các tụ điểm cưdân này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ đá mài, đồ gốm vớinhững hoa văn phong phú. Đặc biệt ở Quỳ Chữ (xã Hoằng Quỳ, huy ện Ho ằngHóa) là di chỉ có nhiều chiến cụ rìu cân, rìu xéo, mũi giáo, mũi lao và mũi tên b ằngđồng có trang trí bằng hoa văn đúc nổi, có cả các dụng cụ để nấu và đúc đồng… Tại lưu vực sông L ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử địa phương Bắc Trung Bộ nghiên cứu lịch sử thời kỳ lịch sử dân tộc Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giải bài Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến SGK Lịch sử 10
4 trang 394 0 0 -
284 trang 147 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 12: Lịch sử địa phương Quảng Nam
11 trang 106 0 0 -
Tiểu luận: Đặc điểm các dân tộc Việt Nam
84 trang 69 0 0 -
Báo cáo nghiên cứu khoa học LĂNG MỘ HOÀNG GIA THỜI NGUYỄN TẠI HUẾ (Tiếp theo)
19 trang 63 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 10: Lịch sử địa phương Quảng Nam
10 trang 53 0 0 -
Bài thu hoạch chuyến tham quan bảo tàng di tích chiến tranh
11 trang 43 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 7: Lịch sử địa phương Hà Tĩnh
3 trang 37 0 0 -
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu và biên soạn Lịch sử địa phương: Phần 1
88 trang 28 0 0 -
Văn hóa dân gian với đời sống xã hội
4 trang 27 0 0 -
Triết học Lịch sử phương đông: Phần 1
70 trang 26 0 0 -
8 trang 26 0 0
-
sóc sơn quê hương em (khối tiểu học) - phần 2
6 trang 25 0 0 -
Giáo trình Đại cương địa lý Việt Nam: Phần 1
141 trang 25 0 0 -
Bài giảng Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
23 trang 23 0 0 -
9 trang 23 0 0
-
Những năm tuất trong lịch sử dân tộc Việt Nam
2 trang 22 0 0 -
Tổ chức xã hội ở thôn làng Tây Nguyên hiện nay
11 trang 21 0 0 -
Phong tục thờ cúng của Việt Nam: Phần 2
69 trang 21 0 0 -
Phong tục thờ cúng của Việt Nam: Phần 1
55 trang 21 0 0