Nội dung của tài liệu "Chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng anh dành cho giáo viên trung học cơ sở" trình bày thông tin chung về chương trình, phương pháp xây dựng chương trình, cơ sở và nguyên tắc xây dựng chương trình, nội dung chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên trung học cơ sở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ (BẢN HOÀN THIỆN SAU NGHIỆM THU CẤP BỘ) Hà Nội 7/2012 1 MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH 1.1 Thông tin chung 1.2 Phương pháp xây dựng chương trình 1.3 Cơ sở và nguyên tắc xây dựng chương trình 3 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 2.1 Đối tượng tham gia Khóa học 2.2 Mục tiêu Khóa học 2.3 Cấu trúc và Nội dung Chương trình 2.4 Phương pháp dạy và học 2.5 Phương pháp đánh giá 10 PHẦN 3: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 3.1 Phương pháp tổ chức 3.2 Đội ngũ giảng viên 3.3 Phương pháp tập huấn 3.4 Phương pháp quản lý và đánh giá Khóa học 17 PHẦN 4: DANH MỤC THAM KHẢO 20 PHẦN 5: PHỤ LỤC 5.1 Khung tham chiếu Châu Âu về Năng lực ngoại ngữ Chuẩn B2 5.2 Đề cương chi tiết Module tham khảo 24 2 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH 1.1 Thông tin chung Chương trình Bồi dưỡng Phương pháp Giảng dạy Tiếng Anh dành cho giáo viên Trung học Cơ sở được xây dựng trong khuôn khổ nội dung Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 với mục tiêu bồi dưỡng đạt chuẩn cho các giáo viên Tiếng Anh hiện đang giảng dạy tại các trường Tiểu học, THCS, và THPT tại Việt Nam tham gia Đề án. Đối với công tác BDGV THCS, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 đã giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THCS. Chương trình BDGV có hai nội dung là Bồi dưỡng năng lực Tiếng Anh (400 tiết, bao gồm học trên lớp và học có ứng dụng công nghệ thông tin) và Bồi dưỡng Phương pháp Giảng dạy Tiếng Anh (50 tiết). Chương trình Bồi dưỡng Phương pháp Giảng dạy Tiếng Anh (dưới đây gọi tắt là Chương trình PPGD) được xây dựng với mục đích giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ để đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp: Giáo viên bậc THCS cần có năng lực Tiếng Anh đạt chuẩn B2 theo Khung Tham chiếu Châu Âu CEFR, và có kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm phù hợp với việc giảng dạy môn Tiếng Anh bậc THCS. Chương trình bồi dưỡng PPGD là một trong một số chương trình nội dung bồi dưỡng mà người giáo viên THCS có thể tham gia như bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa, chuyên đề chuyên sâu về phát triển năng lực kiểm tra đánh giá, hay ứng dụng CNTT trong giảng dạy ngoại ngữ. Với thời lượng 50 tiết học, Chương trình PPGD được thiết kế theo 5 chuyên đề (modules) với các nội dung cơ bản, cô đọng, tiên tiến về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh bậc THCS, giúp giáo viên củng cố nền kiến thức họ đã được trang bị từ các trường đào tạo Sư phạm đồng thời nắm bắt được xu hướng phát triển hiện nay của việc dạy và học Tiếng Anh trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như phát triển một số năng lực cần thiết để giáo viên có thể bồi dưỡng chuyên môn của mình để theo kịp yêu cầu của việc giảng dạy tiếng Anh. Các kiến thức và năng lực này giúp giáo viên sử dụng bộ sách giáo khoa đang được biên soạn theo Đề án NNQG. Chương trình PPGD cấp THCS do các giảng viên Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn. Địa chỉ liên hệ: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (844) 3754 7269; Fax: (844) 3754 8057 Email: dhnn@vnu.edu.vn Website: www.ulis.vnu.edu.vn 1.2 Phương pháp xây dựng chương trình Chương trình PPGD được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra (Outcome-based curriculum planning). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trên thế giới khi biên soạn chương trình đào tạo, bắt đầu từ việc xác định cụ thể các kết quả cần đạt được (learning outcomes) khi khóa đào tạo kết thúc. Các chuẩn đầu ra này sẽ quyết định nội dung và cấu trúc của chương trình, phương pháp và chiến lược giảng dạy, các môn học trong chương trình, quá trình kiểm tra đánh giá, các quy định của chương trình, và lịch trình của khóa học. Chính 3 các chuẩn đầu ra cũng đóng vai trò là khung tham chiếu được sử dụng để sau này đánh giá hiệu quả của khóa học (Harden et al, 1999). Chương trình cũng sử dụng phương pháp “Thiết kế ngược” (Backward Design in curriculum planning), là một công cụ thiết kế chương trình đào tạo/môn học hữu hiệu đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Phương pháp Thiết kế ngược nhấn mạnh bước đầu tiên trong quá trình thiết kế là xác định các kết quả mong đợi (desired results), từ đó quyết định cách thức và nội dung đánh giá và giảng dạy (Wiggins & McTighe, 2005). Ưu điểm của những phương pháp này là tính chất gắn kết khoa học giữa các yếu tố dạy, học, đánh giá trong một chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng cao nhất có thể của quá trình đào tạo thể hiện qua những gì người học có được sau khóa học, và hơn hết vai trò của người học và việc học thực sự là trung tâm của quá trình đào tạo. Vậy yếu tố tiên quyết trong quá trình xây dựng chương trình là làm sao xác định được các kết quả/chuẩn đầu ra một cách chính xác và phù hợp nhất. Các kết quả/chuẩn đầu ra này được thể hiệ ...