Danh mục

Con người văn hóa trong tư tưởng của một số danh nhân dân tộc -2

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.51 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu con người văn hóa trong tư tưởng của một số danh nhân dân tộc -2, khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con người văn hóa trong tư tưởng của một số danh nhân dân tộc -2 Con người văn hóa trong tư tưởng của một số danh nhân dân tộc -2 So với một số nước có nền văn minh phát triển sớm như Trung Quốc, Ấn Độ vàmột số nước Tây Âu thì Việt Nam không có những học thuyết tư tưởng lớn có vai tròchi phối sự phát triển xã hội như Nho gia, Đạo gia... Tuy nhiên, dân tộc Việt Namcũng có những nhà tư tưởng tiêu biểu của mình. Tư tưởng của họ tuy chưa đượctrình bày một cách hệ thống như những học thuyết lớn nhưng lại chứa đựng không ítnhững giá trị sâu sắc. Những giá trị đó không những đã là cơ sở cho tư duy dân tộctrong một thời gian dài mà còn có giá trị tích cực nhất định trong thời đại ngày nay.Tiêu biểu phải kể đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trường Tộ ... Cácông sống trong những giai đoạn lịch sử khác nhau vì thế có những quan điểm khácnhau rất cơ bản nhưng có một điểm chung, các ông đều là những người đại biểu chotrí tuệ và tinh thần Việt Nam trong thời đại của mình. Nguyễn Bình YênTạp chí Nghiên cứu con ngườiNguyễn Trường Tộ Nguyễn Trường Tộ (1880 - 1871), sinh ra trong một gia đình theo đạo Cônggiáo nhiều đời ở Nghệ An. Ông theo học chữ Hán, được người đời đánh giá là khôngthua kém các vị khoa bảng đương thời, nhưng không đi thi, sau được vị giám mục ngườiPháp là Gauthier (Ngô Gia Hậu) dạy cho tiếng Pháp và kiến thức khoa học thường thứccủa phương Tây. Ông vốn thông minh, có kiến thức Nho học sâu sắc lại có nhiều điềukiện tiếp xúc với văn minh phương Tây nên đã tiếp ( thu được nhiều tri thức mới, cóđiều kiện suy ngẫm, do đó có khả năng phát hiện được những mặt trì trệ, lạc hậu của nềnvăn hoá Nho học, đề xuất những tư tưởng canh tân độc đáo. Chính vì vậy, trong tưtưởng của ông, vấn đề văn hoá và nguồn lực con người có những nét mới, độc đáo, hiệnđại. Tính vượt trước” trong tư tưởng của ông, một mặt làm cho ông trở thành ngườicanh tân lớn của đất nước trong lịch sử đương thời, đồng thời đem lại cho ông không ítđau đớn do hiểu lầm, không được trọng dụng của nhà Nguyễn. Về con người Nguyễn Trường Tộ không bàn nhiều về con người, bản chất con người nhưngquan niệm về con người của ông có nét rất độc đáo, vừa mang tính chung vừa mang tínhcụ thể của con người Việt Nam trong thế kỷ XIX. Nguyễn Trường Tộ cho rằng, loài người có chung một gốc và sẽ dìu dắt nhau đếnthế giới đại đồng. Dưới sự hướng dẫn của thế giới Cơ đốc giáo, ông Viết: Loài ngườibuổi đầu do một mà sinh ra, cuối cùng lại hợp lại làm một lần thành cái công dụng to lớntrời đất. Tác giả của Lịch sử tư tưởng Việt Nạm, tập 2, cho rằng, chữ một trong câu trêncũng có thể là Chúa trời, cũng có thể là chữ Một trong Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinhvạn vật. Và, đại đồng” cũng có thể là thuật ngữ của Nho giáo trong sách Đại học.Thực ra ở đây chỉ là cách nói của ông về đấng Tạo vật, nói tới Chúa trời một cách khéoléo mà thôi, bởi vì trong xã hội Việt Nam lúc đó, hệ tư tưởng thống trị là hệ tư tưởngNho giáo. Theo Nguyễn Trường Tộ, cái cùng một gốc và cái thế giới đại đồng đó củacon người sẽ dẫn dần nhận thức được qua giao lưu và giúp đỡ lẫn nhau. Điểm đáng chúý là Chúa đã được Nguyễn Trường Tộ đặt ở vị trí cao nhất, vị trí sáng tạo nhưng vai tròcủa con người cũng được ông đề cao. Ông cho rằng ở giữa trời và đất là người. Tạo hoásinh ra con người là để bổ khuyết vào những chỗ chưa đồng đều trên mặt đất. Tạo hoácố làm ra những chỗ chưa hoàn toàn để con người bổ túc. Con người có thể bổ túc tạohóa thì cũng đồng nghĩa với tạo hoá. Rõ ràng đây là một tư tưởng tiến bộ, vượt khỏi giớihạn của Cơ đốc giáo, nói đến khả năng to lớn của con người. Mặt khác, Nguyễn TrườngTộ cũng có quan niệm nhân đạo đối với tầng lớp lao khổ. Bằng những lập luận chặt chẽ,sâu sắc ông đã chỉ ra nhu cầu thiết yếu về ăn mặc của con người, yêu cầu Nhà nước phảiquan tâm đến những nhu cầu đó. Từ nhận thức về con người nói chung, Nguyễn Trường Tộ đã nhận xét về conngười Việt Nam: Con người Việt Nam có tầm vóc vừa phải, có nhiều tài trí, lại khéo bắtchước kỹ xảo của người khác, biết học tập cái hay, cái khéo của người khác, không tựmãn. Ông cho rằng nước ta có địa thế tất lại có nhân tính tốt, ngày sau ắt sẽ phồn vinhvô cùng nhưng rất tiếc là thời bấy giờ, theo ông, con người Việt Nam vẫn còn chấp nê lệtục cũ, bị lối học từ chương bó buộc nên chưa thể tung hoành nơi bốn bể được. Nhận xéttrên đây của ông về con người Việt Nam chẳng những phản ánh đúng thực tế lịch sử trìtrệ đang trói buộc con người Việt Nam mà còn chứa đựng tư tưởng mới về quan hệ conngười và văn hoá, vai trò động lực của con người và văn hóa, một vấn đề mà chưa cónhà tư tưởng Việt Nam nào nói đến trước đó. Theo ông, muốn có con người Việt Namthoát khỏi những chấp nê của tục lệ cũ, thoát khỏi lối học từ chương, có khả năng làmcho đất nước phồn vinh cần canh tân, cần tiếp thu và xây dựng nền văn hoá mới. Phát triển văn hoá để xây dựng và phát huy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: