Danh mục

Con Trẻ Chơi Game

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.70 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nếu có nhiều bậc phụ huynh e ngại con mình hồi này chẳng học hành gì mà suốt ngày chỉ ngồi chơi game qua internet thì cũng không ít cha mẹ tỏ vẻ hãnh diện khi thấy mấy cháu điều khiển các loại trò chơi một cách thành thạo, nhanh nhẹn. Chơi game hoặc trò chơi điện tử đã trở thành một sinh hoạt phổ thông không những với con trẻ mà cả người lớn. Theo Interactive Digital Software Association, có tới 60% dân chúng Hoa Kỳ tham gia trong đó, 61% là người lớn tuổi với 43% là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con Trẻ Chơi Game Con Trẻ Chơi Game Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức (Câu Chuyện Thầy Lang) Nếu có nhiều bậc phụ huynh e ngại con mình hồi này chẳng học hànhgì mà suốt ngày chỉ ngồi chơi game qua internet thì cũng không ít cha mẹ tỏvẻ hãnh diện khi thấy mấy cháu điều khiển các loại trò chơi một cách thànhthạo, nhanh nhẹn. Chơi game hoặc trò chơi điện tử đã trở thành một sinh hoạt phổ thôngkhông những với con trẻ mà cả người lớn. Theo Interactive Digital Software Association, có tới 60% dân chúngHoa Kỳ tham gia trong đó, 61% là người lớn tuổi với 43% là nữ giới. Tuổitrung bình là từ 26 tới 33. Một nghiên cứu khác của Victoria J. Rideout cho biết gần 50% các emdưới 6 tuổi đã biết dùng computer và hơn 30% các cháu chơi video game. Càng ngày game càng trở nên tinh sảo, đa dạng, thực dụng và đãmang lại nhiều tỷ mỹ kim cho giới sản xuất. Game được manh nha từ thập niên 1940 rồi tới thập niên 1950 thìvideo game đầu tiên xuất hiện. Thập niên 1960 chơi game trên computerđược giới thiệu rồi tới các loại game khác như arcade, hộp máy (console),máy vi tính cá nhân. Máy chơi game cầm tay xuất hiện vào năm 1989. Cuối cùng thì ngaycả trên cell phone, game cũng được trang bị từ năm 1998 để bà con chơingắn hạn trong khi chờ xe bus, hẹn đào chờ kép. Thành ra, game có thể chơi online hoặc offline rất dễ dàng. Game có nhiều chương trình khác nhau về thể dục, thể thao, hànhđộng, thám hiểm, khoa học, giải trí, huấn luyện trí tuệ với mầu sắc hấp dẫn,âm thanh kích thích lôi cuốn, hình ảnh đẹp lại tiện lợi có sẵn, cho nên số thờigian mà các cháu chơi có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, một số chương trình chứa những nội dung quá kích động,tình dục hoặc bạo hành khiến cho phụ huynh cũng như các nhà giáo dục, xãhội bắt đầu e ngại là game sẽ ảnh hưởng tới đời sống của các cháu. Đã có nhiều nghiên cứu phân tích lợi hại của trò chơi có tính cách thờiđại này. Lợi điểm Hãy hình dung một em bé đang chơi game trên máy vi tính: cậu ta gòlưng chăm chú cặp mắt trên màn hình, tay nhoay nhoáy lướt con chuột hoặctrên phím như một nhà ảo thuật, mắt dán vào hình ảnh của game. Cậu ta tậptrung vào diễn tiến của trò chơi, nét mặt luôn luôn thay đổi từ căng thẳngsang vui hớn hở, có lúc suy tư nheo trán, một thoáng thất vọng với những cửđộng, những suy nghĩ đối phó, giải quyết phối hợp với nhau. Để rồi khi kếtthúc cuộc chơi thì thoải mái cười khi thắng, hoặc hơi buồn khi ít thành công. Khi chơi game với người khác thì cháu ra sức ganh đua để cố đạtthắng lợi. Từ cuộc đấu trí với nội dung của game, cậu bé đã thu hoạch đượcmột số lợi điểm: •Game tạo ra không khí lôi cuốn, thú vị, sôi nổi có tác dụng kích thíchcác hoạt động tinh thần và thể chất của cậu ta. •Vào cuộc chơi là phải có phản ứng, xét đoán nhanh nhẹn nhờ đó cháubé tạo được thói quen nhậm lẹ đối phó với tình thế mới ở ngoài đời. •Chơi game là muốn thắng: cậu phải tập trung ý chí, nghĩ ra phươngthức tốt, bám sát trò chơi. Lâu ngày thành quen, sẽ tăng lòng tự tin, cố gắng. •Trẻ em kém khả năng phát triển trí tuệ, không phản ứng đ ược với sựviệc xảy ra ở xung quanh, có thể thay đổi với chơi game. Giác quan các cháumở rộng và trở nên nhanh nhẹn khôn ngoan hơn sau một thời kỳ chơi nhữnggame có nội dung giáo dục, khoa học. •Chơi game chung với bạn bè, hòa nhập với nhau, tạo cho các cháutinh thần ganh đua đồng đội, công bằng, hợp tác. •Với các game kích thích óc tò mò về các sinh hoạt thể chất và tinhthần, các cháu tạo ra thói quen học hỏi. •Con trẻ thường là bốc đồng, hấp tấp, gây gián đoạn (phá bĩnh) vàmuốn được chú ý…Nhưng chơi game với người khác, cháu phải đợi tới lượt,tiêm nhiễm dần dần tính kiên nhẫn, tôn trọng quy luật, đợi tới kết thúc đểbiết kết quả cuộc chơi, được thua vui vẻ. •Trong khi chơi với bạn, các cháu phải đối thoại, hành động qua lạithương lượng với nhau, phải suy nghĩ tìm giải đáp. Nhờ đó luyên được khảnăng nghe và nói tốt hơn đồng thời cũng tăng sự gần gũi, thân mật. •Chơi game là phải nhanh mắt nhanh tay đối phó kịp thời, tạo chocháu thói quen phối hợp các động tác này. Game cũng được áp dụng trong y học. •Tập trung vào game được dùng để giảm sự chú ý của bệnh nhân vàomột rối loạn nào đó như cơn đau, nôn ói khi đang hóa trị ung thư… Chẳngkhác chi cảnh Quan Công chăm chú đánh cờ quên đau để Hoa Đà mổ da trịvết thương làm độc mà không dùng thuốc tê. •Bệnh nhân tai biến, giảm khả năng cử động, phát ngôn được cho chơigame để tập phục hồi phần nào các chức năng này. Trong tạp chí y khoa British Medical Journal tháng 6 năm 2005 Giáosư Mark Griffiths nêu ra kết quả nghiên cứu của nhiều khoa học gia áp dụngvideo game như một sinh trị liệu (physiotherapy) hoặc lao động trị liệu đểphục hồi chức năng, trị nhiều bệnh trẻ em như kém học hỏ ...

Tài liệu được xem nhiều: