Công bằng xã hội - Mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã hội của Đảng
Số trang: 5
Loại file: doc
Dung lượng: 48.00 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Công bằng xã hội là mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã hội, nhằm hướng tới ổn định xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm bắt các nội dung về: Thực chất công bằng xã hội, những yếu tố tạo nên sự bất công bằng, vấn đề công bằng xã hội đối với nước ta, các giải pháp cho công bằng xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công bằng xã hội - Mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã hội của Đảng Công bằng xã hội Mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã hội của Đảng Công bằng xã hội là mục tiêu cốt lõi của chính sách xã hội, nhằm hướng tới ổn định xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Thực chất công bằng xã hội Với cách nhìn tổng thể, có thể hiểu công bằng xã hội là các giá trị định hướng để con người sinh sống và phát triển trong các quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng về vật chất cũng như về tinh thần. Đó là những giá trị cơ bản trong các quan hệ xã hội như: quan hệ giữa mức độ lao động và mức độ thu nhập; quan hệ giữa quyền sở hữu tư liệu sản xuất và quyền định đoạt sự sản xuất và phân phối; quan hệ giữa mức độ phạm tội và mức độ bị trừng phạt; quan hệ giữa các thành viên của xã hội với hoàn cảnh kinh tế, mức độ phát triển trí lực khác nhau và cơ hội tham gia vào quá trình giáo dục, khám chữa bệnh, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, thể dục - thể thao... Điều kiện xã hội cụ thể của nước ta hiện nay đang mở ra những khả năng cho các cá nhân, các tầng lớp xã hội phát huy năng lực và nguồn lực để vừa mưu cầu lợi ích của mình, vừa tạo nên sức mạnh chung của cộng đồng (dân giàu, nước mạnh), đưa đất nước từng bước tiến tới trình độ hiện đại (văn minh). Quan niệm công bằng xã hội theo chủ nghĩa bình quân hoặc cho mọi thứ bất công hoành hành, có hại cho lợi ích của đại đa số nhân dân càng không thể chấp nhận được. Có người đặt vấn đề, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế thì tất yếu phải hy sinh công bằng xã hội, cần chấp nhận đạt tăng trưởng kinh tế trước rồi dần dần giải quyết những vấn đề xã hội sau? Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh không cho phép làm như vậy. Vả lại, nếu làm như thế thì đồng thời cũng triệt tiêu luôn sự tăng trưởng kinh tế. Cũng có người cho rằng: đã là kinh tế thị trường thì phải chấp nhận mọi thứ bất công? Kinh nghiệm một số nước cho thấy, một nền kinh tế thị trường kiểu đó không giúp cho sự phát triển của đất nước, ngay cả trong lĩnh vực kinh tế, và sớm muộn sẽ dẫn đất nước tới hỗn loạn, nghèo khổ và lạc hậu. Nền kinh tế thị trường mà chúng ta muốn có là một nền kinh tế phục vụ cho lợi ích chung của sự phát triển đất nước và bảo đảm cho mọi người dân sống ngày càng ổn định và khá lên, theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Những yếu tố tạo nên sự bất công bằng Trên lộ trình thực hiện công bằng xã hội chúng ta phải đối mặt và giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó nổi bật: Thứ nhất , loại bất công tự nhiên. Tính từ tự nhiên ở đây bao hàm cả những khả năng, những năng lực khác nhau về mặt tự nhiên (có những nguồn gốc sinh học chẳng hạn) cũng như những khác biệt về trình độ phát triển do lịch sử lâu đời để lại (ví dụ như sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi,...). Đối với loại bất công này, hướng lâu dài là dựa trên sự phát triển ngày càng cao của xã hội để thu hẹp dần khoảng cách, và trước mắt, cố gắng đến mức tối đa để bù đắp những thiệt thòi do những bất công này gây ra, không để trở thành những căng thẳng xã hội và xung đột có hại cho sự phát triển chung. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung ưu tiên đầu tư về mọi mặt để phát triển các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân ở các vùng này, xóa dần những bất công cách biệt giữa các vùng. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo đảm công bằng giữa các vùng địa - chính trị khác nhau vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Thứ hai , loại bất công tất yếu. Nói dân giàu, nhưng không phải ai cũng giàu ngang nhau và cùng một lúc. Đảng ta chỉ rõ: không thể loại bỏ ngay tình trạng nghèo tương đối. Chúng ta chấp nhận sự làm giàu chính đáng, hợp pháp, có lợi cho sự phát triển của đất nước - đó là sự làm giàu dựa vào những năng lực và cả những nguồn lực chính đáng - sự làm giàu này không vấp phải một hạn chế nào. Tài kinh doanh, óc tổ chức, sáng kiến và cả chỗ dựa chính đáng về nguồn lực đều có đất phát huy đến mức cao nhất qua cạnh tranh lành mạnh. Thứ ba , loại bất công phi lý, phi pháp. Đó là tất cả những bất công nào hoàn toàn đi ngược lại những lợi ích của sự phát triển xã hội, làm cho đời sống xã hội biến dạng và đạo đức xã hội suy đồi. Xóa bỏ những bất công phi lý, điều tiết những bất công tự nhiên và hợp lý dù sao cũng là mặt thụ động của việc thực hiện công bằng xã hội. Điều quan trọng hơn, mặt tích cực, chủ động là xã hội dần dần tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những cơ may ngang nhau giữa các thành viên của xã hội trong những lĩnh vực phúc lợi xã hội cần quan tâm, đặc biệt là cả lớp người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và cả những nạn nhân chiến tranh mất khả năng lao động và kiếm sống cũng phải được hưởng những trợ cấp thường xuyên đủ duy trì mức sống tối thiểu, mà không phải là chiếu cố tình nghĩa hay nhân đạo theo lối ban phát. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công bằng xã hội - Mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã hội của Đảng Công bằng xã hội Mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã hội của Đảng Công bằng xã hội là mục tiêu cốt lõi của chính sách xã hội, nhằm hướng tới ổn định xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Thực chất công bằng xã hội Với cách nhìn tổng thể, có thể hiểu công bằng xã hội là các giá trị định hướng để con người sinh sống và phát triển trong các quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng về vật chất cũng như về tinh thần. Đó là những giá trị cơ bản trong các quan hệ xã hội như: quan hệ giữa mức độ lao động và mức độ thu nhập; quan hệ giữa quyền sở hữu tư liệu sản xuất và quyền định đoạt sự sản xuất và phân phối; quan hệ giữa mức độ phạm tội và mức độ bị trừng phạt; quan hệ giữa các thành viên của xã hội với hoàn cảnh kinh tế, mức độ phát triển trí lực khác nhau và cơ hội tham gia vào quá trình giáo dục, khám chữa bệnh, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, thể dục - thể thao... Điều kiện xã hội cụ thể của nước ta hiện nay đang mở ra những khả năng cho các cá nhân, các tầng lớp xã hội phát huy năng lực và nguồn lực để vừa mưu cầu lợi ích của mình, vừa tạo nên sức mạnh chung của cộng đồng (dân giàu, nước mạnh), đưa đất nước từng bước tiến tới trình độ hiện đại (văn minh). Quan niệm công bằng xã hội theo chủ nghĩa bình quân hoặc cho mọi thứ bất công hoành hành, có hại cho lợi ích của đại đa số nhân dân càng không thể chấp nhận được. Có người đặt vấn đề, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế thì tất yếu phải hy sinh công bằng xã hội, cần chấp nhận đạt tăng trưởng kinh tế trước rồi dần dần giải quyết những vấn đề xã hội sau? Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh không cho phép làm như vậy. Vả lại, nếu làm như thế thì đồng thời cũng triệt tiêu luôn sự tăng trưởng kinh tế. Cũng có người cho rằng: đã là kinh tế thị trường thì phải chấp nhận mọi thứ bất công? Kinh nghiệm một số nước cho thấy, một nền kinh tế thị trường kiểu đó không giúp cho sự phát triển của đất nước, ngay cả trong lĩnh vực kinh tế, và sớm muộn sẽ dẫn đất nước tới hỗn loạn, nghèo khổ và lạc hậu. Nền kinh tế thị trường mà chúng ta muốn có là một nền kinh tế phục vụ cho lợi ích chung của sự phát triển đất nước và bảo đảm cho mọi người dân sống ngày càng ổn định và khá lên, theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Những yếu tố tạo nên sự bất công bằng Trên lộ trình thực hiện công bằng xã hội chúng ta phải đối mặt và giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó nổi bật: Thứ nhất , loại bất công tự nhiên. Tính từ tự nhiên ở đây bao hàm cả những khả năng, những năng lực khác nhau về mặt tự nhiên (có những nguồn gốc sinh học chẳng hạn) cũng như những khác biệt về trình độ phát triển do lịch sử lâu đời để lại (ví dụ như sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi,...). Đối với loại bất công này, hướng lâu dài là dựa trên sự phát triển ngày càng cao của xã hội để thu hẹp dần khoảng cách, và trước mắt, cố gắng đến mức tối đa để bù đắp những thiệt thòi do những bất công này gây ra, không để trở thành những căng thẳng xã hội và xung đột có hại cho sự phát triển chung. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung ưu tiên đầu tư về mọi mặt để phát triển các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân ở các vùng này, xóa dần những bất công cách biệt giữa các vùng. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo đảm công bằng giữa các vùng địa - chính trị khác nhau vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Thứ hai , loại bất công tất yếu. Nói dân giàu, nhưng không phải ai cũng giàu ngang nhau và cùng một lúc. Đảng ta chỉ rõ: không thể loại bỏ ngay tình trạng nghèo tương đối. Chúng ta chấp nhận sự làm giàu chính đáng, hợp pháp, có lợi cho sự phát triển của đất nước - đó là sự làm giàu dựa vào những năng lực và cả những nguồn lực chính đáng - sự làm giàu này không vấp phải một hạn chế nào. Tài kinh doanh, óc tổ chức, sáng kiến và cả chỗ dựa chính đáng về nguồn lực đều có đất phát huy đến mức cao nhất qua cạnh tranh lành mạnh. Thứ ba , loại bất công phi lý, phi pháp. Đó là tất cả những bất công nào hoàn toàn đi ngược lại những lợi ích của sự phát triển xã hội, làm cho đời sống xã hội biến dạng và đạo đức xã hội suy đồi. Xóa bỏ những bất công phi lý, điều tiết những bất công tự nhiên và hợp lý dù sao cũng là mặt thụ động của việc thực hiện công bằng xã hội. Điều quan trọng hơn, mặt tích cực, chủ động là xã hội dần dần tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những cơ may ngang nhau giữa các thành viên của xã hội trong những lĩnh vực phúc lợi xã hội cần quan tâm, đặc biệt là cả lớp người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và cả những nạn nhân chiến tranh mất khả năng lao động và kiếm sống cũng phải được hưởng những trợ cấp thường xuyên đủ duy trì mức sống tối thiểu, mà không phải là chiếu cố tình nghĩa hay nhân đạo theo lối ban phát. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công bằng xã hội Mục tiêu chính sách xã hội của Đảng Chính sách xã hội Giải pháp cho công bằng xã hội Thực chất công bằng xã hội Yếu tố tạo nên sự bất công bằng Công bằng xã hội ở Việt NamTài liệu liên quan:
-
18 trang 221 0 0
-
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 151 0 0 -
Tiểu luận cuối kì môn Chính sách xã hội
10 trang 123 0 0 -
Chính sách phát triển bền vững và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
8 trang 79 0 0 -
Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay - Nguyễn Minh Hoàn
0 trang 69 0 0 -
3 trang 66 1 0
-
Quản trị công tác xã hội chính sách và hoạch định: Phần 2
57 trang 46 1 0 -
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - TS. Đinh Văn Hải
212 trang 46 0 0 -
2 trang 45 0 0
-
15 trang 45 0 0