Danh mục

Công bằng xã hội về kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 397.23 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công bằng xã hội về kinh tế là một phạm trù lịch sử. Ở đó, hàm chứa nhưng nội dung như: công bằng xã hội trong phân phối thu nhập; công bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển; công bằng xã hội về hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội. Đổi mới kinh tế là khâu đột phá cho quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công bằng xã hội về kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỀ KINH TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM NGUYỄN VĂN HOÀ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế LÊ THỊ THU HÀ Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Công bằng xã hội về kinh tế là một phạm trù lịch sử. Ở đó, hàm chứa nhưng nội dung như: công bằng xã hội trong phân phối thu nhập; công bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển; công bằng xã hội về hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội. Đổi mới kinh tế là khâu đột phá cho quá trình đổi mới ở Việt Nam. Theo đó, công bằng xã hội về kinh tế cũng là khâu đột phá của quá trình thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội về kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Từ khoá: Công bằng xã hội, công bằng xã hội về kinh tế, tăng trưởng kinh tế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội không chỉ là mục tiêu mà còn là khát vọng của toàn thể nhân loại. Công bằng xã hội được xem xét trên nhiều phương diện, trong đó công bằng xã hội về kinh tế là phương diện cơ bản nhất. Công bằng xã hội là một giá trị cơ bản định hướng để con người sinh sống và phát triển trong các quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng về vật chất cũng như về tinh thần. Công bằng xã hội về kinh tế có liên quan chặt chẽ với quá trình dân chủ hoá về kinh tế trong xã hội hiện nay. Công bằng xã hội về kinh tế là giá trị cơ bản trong các quan hệ kinh tế, tức là sự phù hợp tương xứng giữa lao động, đóng góp của cá nhân, nhóm xã hội vào quá trình sản xuất với sự hưởng thụ những kết quả của sản xuất. Vì thế, công bằng xã hội về kinh tế là một khái niệm mang tính lịch sử, bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Hay nói cách khác, công bằng xã hội về kinh tế là một phạm trù lịch sử. Nó được quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội. 2. CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỀ KINH TẾ Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về công bằng xã hội về kinh tế. Khái quát lại có thể hiểu, công bằng xã hội về kinh tế là sự công bằng trong phân phối thu nhập, công bằng về điều kiện thực hiện cơ hội tiếp cận nguồn lực phát triển và công bằng về hệ thống an sinh, phúc lợi xã hội. Do vậy, công bằng xã hội về kinh tế hàm chứa những nội dung cụ thể như sau: Thứ nhất, công bằng xã hội trong phân phối thu nhập. Thực tiễn cho thấy phân phối thu Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 104-111 CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỀ KINH TẾ... 105 nhập đóng vai trò rất quan trọng trong mọi xã hội cũng như trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Bởi vì phân phối thu nhập hỗ trợ cho tiêu dùng và quá trình tái sản xuất, đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội. Công bằng trong phân phối thu nhập có nghĩa mỗi cá nhân được đánh giá đúng mức với công sức mà họ đã bỏ ra, nhằm nâng cao mức sống của họ, loại bỏ tình trạng không làm mà vẫn được hưởng lợi, loại bỏ phân phối không dựa trên số lượng, chất lượng và hiệu quả lao động. Phân phối thu nhập công bằng đối lập với chủ nghĩa bình quân trong phân phối - mọi người có thu nhập tương tự như nhau bất kể năng lực và nỗ lực của họ rất khác nhau. Chủ nghĩa bình quân trong phân phối đã làm cản trở sản xuất, triệt tiêu động lực học tập, làm việc và sáng tạo của các cá nhân, mà hệ quả tất yếu là một nền kinh tế trì trệ. Như vậy, công bằng xã hội trong phân phối thu nhập là cơ sở để khuyến khích làm giàu theo pháp luật đối với mọi chủ thể tham gia “sân chơi” thị trường; thực hiện có hiệu quả giải quyết việc làm và xoá đói, giảm nghèo. Những cá nhân, cộng đồng, tập thể, doanh nghiệp có đủ năng lực và nguồn lực hợp pháp được phép làm giàu hợp pháp để tối ưu hóa lợi ích kinh tế, cụ thể là nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Đó chính là động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội. Đem lại lợi ích chính đáng cho nhân dân ngày càng nhiều hơn và đó cũng chính là xu hướng tất yếu của công bằng xã hội về kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Lợi ích chính đáng mà trước hết là lợi ích kinh tế có sức động viên, thu hút và tập hợp mạnh mẽ nhất mọi tiền năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của mọi người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lợi ích chính đáng trở thành một nội dung cơ bản trong công bằng xã hội về phân phối thu nhập. Như đã nêu ở trên, công bằng trong phân phối thu nhập là một hình thức biểu hiện cụ thể của công bằng xã hội về khía cạnh kinh tế. Công bằng trong phân phối thu nhập là sự phân phối một cách hợp lý, phản ánh đúng tương quan giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa trách nhiệm và lợi ích. Phân phối thu nhập vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Công bằng trong phân phối thu nhập là cả một quá trình và trong từng bước đi của nó phải phù hợ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: