Danh mục

Công nghệ tài chính đối với hoạt động chuyển đổi số của ngân hàng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 519.86 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng sâu sắc, các ngân hàng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ứng dụng công nghệ số (Fintech) trong việc chuyển đổi số. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số còn phụ thuộc vào thực tế công nghệ và sự sẵn sàng của các ngân hàng. Bài viết đề cập đến những nội dung cơ bản về Fintech và xu hướng chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ tài chính đối với hoạt động chuyển đổi số của ngân hàng Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÂN HÀNG Phan Thị Linh Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM TÓM TẮT Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng sâu sắc, các ngân hàng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ứng dụng công nghệ số (Fintech) trong việc chuyển đổi số. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số còn phụ thuộc vào thực tế công nghệ và sự sẵn sàng của các ngân hàng. Bài viết đề cập đến những nội dung cơ bản về Fintech và xu hướng chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam. Từ khóa: Công nghệ tài chính; Chuyển đổi số; Ngân hàng; Việt Nam. 1. Công nghệ tài chính (Fintech) 1.1 Khái niệm công nghệ tài chính Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) 2018 và Hội đồng ổn định tài chính (FSB) 2017, Công nghệ tài chính là các sáng tạo tài chính do công nghệ mang lại, giúp tạo ra các mô hình đầu tư, ứng dụng, quy trình hoặc sản phẩm với mức ảnh hưởng đáng kể đối với thị trường tài chính và các tổ chức tài chính cũng như việc cung ứng các dịch vụ tài chính. 1.2 Các loại hình công nghệ tài chính Dựa trên đặc điểm ảnh hưởng của công nghệ để chia các hoạt động công nghệ tài chính thành hai nhóm: Công nghệ tài chính bền vững (Sustainable Fintech) Công nghệ tài chính bền vững là những sáng tạo đổi mới được thực hiện bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống nhằm bảo vệ khả năng cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường, đây là mức sáng tạo đổi mới ở mức nhỏ. (Nguồn: Wonglimpiyarat, 2017). Công nghệ tài chính phá vỡ (Disruptive Fintech) Công nghệ tài chính phá vỡ là những công ty công nghệ tài chính mới cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống bằng cách cung cấp các dịch vụ và sản phẩm mới. (Nguồn: Wonglimpiyarat, 2017). Theo nghiên cứu của FSB 2019, hiện nay có 9 xu hướng công nghệ hỗ trợ cho hoạt động đổi mới sáng tạo trong thị trường vốn: Công nghệ điện toán đám mây; Quy trình và dịch vụ thuê ngoài; Quy trình tự động hóa bằng robot; Phân tích nâng cao; Chuyển đổi số; Trí tuệ nhân tạo; Hợp đồng thông minh; Internet vạn vật; Công nghệ chuỗi khối. 2. Hoạt động của các Công ty công nghệ tài chính ở Việt Nam Hiện nay, các ứng dụng công nghệ tài chính về cơ bản đang tập trung vào 3 lĩnh vực: tài chính, thanh toán, vận hành và quản trị rủi ro. Ở Việt Nam công nghệ tài chính tập trung ở ba dịch vụ: thanh toán, cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng. 31 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Thanh toán và Ví điện tử 24% Khác 46% Cho vay 16% Chuỗi khối, tiền số và chuyển tiền 14% Biểu đồ 1. Tỷ lệ các công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam năm 2018 Khác: gồm các mảng (so sánh, phân tích và xếp hạng tín nhiệm, huy động vốn cộng đồng, ngân hàng số, đầu tư tác động xã hội, POS, tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính cá nhân, công nghệ bảo hiểm, đầu tư bán lẻ và quản lý tài sản. Nguồn: E&Y 2018 Số liệu tại biểu đồ 1 cho thấy, thanh toán và cho vay dẫn đầu thị trường công nghệ tài chính tại Việt Nam, chuỗi khối, tiền số và chuyển tiền đang được quan tâm và có xu hướng phát triển. Hiện nay, các công ty công nghệ tài chính hoạt động trong mãng thanh toán đã có sự liên kết với hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam. Năm 2018 160 141 140 120 100 75 78 80 60 40 26 20 12 3 0 Việt Nam Malaysia Indonesia Singapore Thái lan Philippine Biểu đồ 2. Tổng số vốn đầu tư vào ngành công nghệ tài chính tại Việt Nam Đơn vị tính: Triệu USD Nguồn: E&Y 2018 Biểu đồ 2 cho thấy, trong khu vực ASEAN, so với các nước thì Việt Nam có số vốn đầu tư vào công nghệ tài chính trong năm 2018 là 3 triệu USD, thấp nhất trong khu vực. Nhìn chung, xu hướng công nghệ ngân hàng ở Việt Nam đang phát triển theo xu hướng của thế giới và ngân hàng ở Việt Nam đang đối mặt với tình trạng các công ty công nghệ tài chính lấn chiếm thị trường bán 32 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: