Danh mục

Cuộc đời tôi. Một trăm giờ với Fidel Castro

Số trang: 1308      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.01 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (1308 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn “Fidel Castro - Cuộc đời tôi. Một trăm giờ với Fidel Castro” đã được phát hành ở 60 nước trên thế giới, là thể loại hỗn hợp giữa hồi kí (Fidel Castro) và phỏng vấn (Ignacio Ramonet), cũng có thể xem quyển sách là thể loại báo chí và chính luận. Hồi ký được thực hiện khi Fidel đang ở giai đoạn hoàng hôn của cuộc đời, được coi là bản di chúc sống của ông. Đỗ Anh Tuấn và Hoàng Mạnh Hiển dịch sang tiếng Việt với 886 trang, nhà xuất bản Thông Tấn phát hành năm 2008. Sách được bố cục thành 28 chương sắp xếp theo thứ tự thời gian. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc đời tôi. Một trăm giờ với Fidel CastroMột trăm giờ với Fidel Castro (HỒI KÝ QUA LỜI KỂ) Người dịch: ĐỖ TUẤN ANH - HOÀNG MẠNH HIỂN NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN - 2008 Số trang: 960 Kích thước: 16 x 24 cm Số hóa: hoi_lsMột trăm giờ với FidelLúc đó là hai giờ sáng, và chúng tôi đã nói chuyện liên tục suốt nhiều giờ không nghỉ. Chúng tôi ngồi trong văn phòng riêng của ông ở Palacio de la Revolución (Dinh Cách mạng), một căn phòng giản dị, rộng thênh thang với trần cao và những ô cửa sổ lớn gắn rèm sáng màu nhìn ra1một ban công rộng, đứng từ đó có thể nhìn thấy một trong những đại lộ chính của thủ đô Havana. Một tủ sách khổng lồ kê sát tường, và trước giá sách là một chiếc bàn làm việc dài, chất nặng sách và tài liệu. Tất cả đều gọn gàng, ngăn nắp. Đặt giữa những cuốn sách trên tủ và trên những chiếc bàn nhỏ kê hai đầu trường kỷ là một bức tượng đồng bán thân của “Vị Tông đồ của Tự do” José Marti, một bức tượng của Simón Bolivar, rồi tượng của Antonio José de Sucre1, và tượng bán thân của Abraham Lincoln. Trong một góc phòng là tác phẩm điêu khắc mang phong cách hiện đại của chàng Hiệp sĩ Don Quixote đang cưỡi trên con tuấn mã gầy giơ xương Rocinante của mình. Và trên các bức tường, bên cạnh một bức chân dung sơn dầu khổ lớn của Camilo Cienfuegos, một trong những trợ thủ đắc lực nhất của Castro trong căn cứ Sierra Maestra, là ba tài liệu được lồng khung: một lá thư viết tay của Simón Bolivar, một bức ảnh chụp nhà văn Mỹ Ernest Hemingway đang giơ cao một con cá kiếm to bự với dòng ký tặng (Tặng Tiến sĩ Fidel Castro - Chúc anh câu được một con như thế này trong cái giếng ở Cojímar. Để kỷ niệm tình bạn, Ernest Hemingway), và một bức ảnh cha ông, Angel Castro, khi mới từ xứ Galicia (Tây Ban Nha) đặt chân lên đất Cuba năm 1895. Ngồi trước mặt tôi - cao lớn, vững chãi và vạm vỡ, với bộ râu quai nón gần như bạc trắng, vẫn mặc bộ quân phục màu xanh ôliu quen thuộc không một cuống huân chương hay bất cứ thứ đồ trang trí nào khác, và nhất là không một dấu hiệu mệt mỏi nào sau ngần ấy thời gian nói chuyện liên tục - Fidel trả lời bình tĩnh, nhiều khi bằng một giọng nói khẽ đến mức gần như chỉ còn là một tiếng thì thầm, rất khó nghe. Đó là thời điểm cuối tháng Giêng năm 2003, và chúng tôi đang bắt đầu đợt đầu tiên của không biết bao nhiêu cuộc trò chuyện dài không ngừng nghỉ đã đưa tôi quay lại Cuba nhiều lần suốt những tháng sau đó, đến tận tháng 12 năm22005. Ý tưởng về cuộc trò chuyện như thế này đã hình thành từ trước đó một năm, vào tháng 2 năm 2002. Khi đó tôi đến Havana để thực hiện một bài giảng tại Hội chợ Sách Havana. Joseph Stigliz, người từng giành giải Nobel về Kinh tế năm 2001, cũng có mặt tại đây. Fidel đã giới thiệu tôi với ông bằng câu: “Ông ấy là một nhà kinh tế học, một công dân Mỹ, nhưng là người cấp tiến nhất mà tôi từng biết. Đứng cạnh ông ấy tôi chỉ là một người theo đường lối ôn hòa”. Fidel và tôi bắt đầu nói vẻ toàn cầu hóa tự do mới và về Diễn đàn Xã hội Thế giới ở Porto Alegre mà tôi mới tham dự. Fidel muốn biết tất cả về sự kiện đó - những chủ đề đã được thảo luận, những hội thảo, các đại biểu tham dự, những dự báo... ông bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với phong trào toàn cầu hóa mới này: “Một thế hệ nổi loạn mới đã xuất hiện”, ông nói, “trong đó có rất nhiều người Mỹ. Họ đang sử dụng những phương pháp đấu tranh mới và khiến những tên đế quốc trên thế giới phải run rẩy. Tư tưởng còn quan trọng hơn vũ khí. Ngoại trừ bạo lực, còn thì tất cả các lập luận và quan điểm đều nên được sử dụng để chống lại toàn cầu hóa”. Như mọi khi, những ý tưởng cứ thế trào ra như một dòng sông hối hả trong đầu Fidel. Stiglitz và tôi ngẩn ngơ nghe ông nói. Ông có cái nhìn rất toàn diện và sâu sắc về toàn cầu hóa, những hậu quả của nó và cách kiểm soát chúng; những nhận xét của ông, vừa sắc sảo vừa hiện đại, là minh chứng hùng hồn nhất cho những phẩm chất siêu việt mà các nhà sử học vẫn đánh giá cao ở ông: đó là cảm quan chiến lược, khả năng “đọc” một tình huống cụ thể, cùng khả năng phân tích nhanh nhạy. Bên cạnh những phẩm chất đó là vốn kinh nghiệm tích lũy suốt bao nhiêu năm lãnh đạo đất nước, kháng chiến và chiến đấu.3Trong khi lắng nghe ông nói, tôi chợt nhận ra rằng thật bất công khi những thế hệ trẻ ngày nay hầu như không biết gì về cuộc đời và sự nghiệp của ông và đáng buồn rằng, vô tình là nạn nhân của chiến dịch tuyên truyền chống Castro, rất nhiều người châu Âu mặc dù phản đối toàn cầu hóa tự do, đặc biệt là các thanh niên, lại coi ông như một tàn dư của Chiến tranh lạnh, một nhà lãnh đạo còn sót lại của một giai đoạn lịch sử đã hết thời, một người không còn đóng góp gì đáng kể cho những cuộc đấu tranh của thế kỷ 21. Ngay cả ngày nay, và ngay cả trong những thành trì của cánh tả trên thế giới, rất nhiều người phê phán, hoài nghi, hoặc thậm chí thẳng thừng phản đối chế độ do Castro lãnh đạo tại Havana. Và mặc dù trên khắp châu Mỹ la tinh Cách mạng Cuba vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng nhiệt thành cho những phong trào xã hội cánh tả và rất ...

Tài liệu được xem nhiều: