Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên HuếTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) ĐẶC ĐIỂM CÁC TRẦM TÍCH HOLOCEN Ở ĐỒNG BẰNG THỪA THIÊN HUẾ Vũ Quang Lân1, Trần Quang Phương1, Hoàng Ngô Tự Do2* 1 Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc 2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. * Email: hoangngotudo@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 27/3/2020; ngày hoàn thành phản biện: 18/5/2020; ngày duyệt đăng: 02/7/2020 TÓM TẮT Đồng bằng Thừa Thiên Huế với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất ở Đông Nam Á nằm trên một tập trầm tích Holocen có các đặc trưng như sau: Các trầm tích Holocen có diện phân bố rộng rãi với nhiều kiểu nguồn gốc như sông, sông – biển, biển – sông – đầm lầy, biển, biển – gió, tạo nên các dạng địa hình khác nhau trên bề mặt đồng bằng. Theo mặt cắt đứng từ dưới lên trên, các trầm tích chuyển tướng từ trầm tích lòng sông – cửa sông/đầm lầy ven biển – vũng, vịnh biển – delta/đê cát, bãi triều – bãi bồi và lòng đầm phá thể hiện một chu kỳ biển tiến – biển lùi đã xảy ra trong Holocen. Lịch sử phát triển địa chất đồng bằng Thừa Thiên Huế trong Holocen bị chi phối bởi biển tiến Flandrian và hoạt động tân kiến tạo địa phương làm cho trầm tích Holocen có đặc điểm thành phần vật chất, cổ sinh, tướng trầm tích và bề dày khác nhau. Từ khóa: Đồng bằng Thừa Thiên Huế, trầm tích Holocen, lịch sử phát triển địa chất.1. MỞ ĐẦU Đồng bằng Thừa Thiên - Huế là một trong những đồng bằng lớn ở miền TrungViệt Nam. Ở đây có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất ở ĐôngNam Á. Đồng bằng Thừa Thiên - Huế (TTH) có lịch sử hình thành và phát triển lâu dàigắn liền với hoạt động của sông và biển. Yếu tố quyết định đến hoạt động của sông vàbiển chính là tác động tương hỗ giữa sự thay đổi mực nước biển (theo các kỳ băng hàvà gian băng) trong kỷ Đệ tứ và hoạt động tân kiến tạo địa phương. Các công trình điều tra địa chất ở khu vực này chủ yếu tập trung phân chia cáctrầm tích Đệ tứ theo tuổi, nguồn gốc [1, 5, 6]. Các nghiên cứu chuyên đề chủ yếu tậptrung nghiên cứu đặc điểm trầm tích đáy hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và cácphức hệ Trùng lỗ chứa trong chúng [2]. Lịch sử phát triển các trầm tích Đệ tứ ở đồng 141Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huếbằng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế được lập lại trên cơ sở liên hệ với sự thay đổi mựcnước đại dương do ảnh hưởng của các kỳ băng hà và gian băng [7]. Tuy nhiên do cònthiếu các kết quả phân tích tuổi đồng vị, mà lịch sử phát triển địa chất đồng bằng TTHtrong Holocen chưa được xác lập chính xác. Việc phân chia các đới cấu trúc tân kiếntạo [3] chủ yếu dựa vào đặc điểm địa mạo và trầm tích lộ trên mặt, chưa có tài liệukhoan sâu, cũng như mặt cắt nghiên cứu cấu trúc sâu dưới đồng bằng. Trong bài báo này, lịch sử phát triển địa chất đồng bằng TTH trong Holocenđược minh chứng dựa trên những dẫn liệu về đặc điểm địa hình, địa mạo; Đặc điểmtrầm tích với nhiều kết quả phân tích tuổi đồng vị C14, và được xem xét trong mối tácđộng tương hỗ giữa sự thay đổi mực nước biển với các chuyển động nâng hạ trong tânkiến tạo. Kết quả của bài báo sẽ là những đóng góp của tác giả bổ sung cho công tácnghiên cứu trầm tích Đệ tứ nói chung và trầm tích Holocen nói riêng ở đồng bằng này.2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ bài báo này, các tài liệu và phương pháp nghiên cứu sauđược sử dụng.2.1. Tài liệu - Tài liệu của đề tài “Nghiên cứu di sản địa chất làm cơ sở khoa học để thành lập côngviên địa chất toàn cầu ở khu vực Tam Giang – Bạch Mã”, Mã số ĐT ĐL.CN-05/18. - Tài liệu của chương trình nghiên cứu đánh giá khả năng tác động của việcxây dựng đầm Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) đến sự bền vững của hệ đầm phá (SAROFphase II). Tác giả sử dụng tài liệu khoan và kết quả phân tích mẫu của 02 lỗ khoan làLK C-1 và LK C-2 trong luận giải lịch sử phát triển trầm tích Holocen. - Tài liệu của đề án lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000nhóm tờ Huế [5]. Tác giả sử dụng cột địa tầng nguyên thủy của 4 lỗ khoan là Hu6,Hu6a, Hu7 và Hu8 (tác giả bài báo là người trực tiếp thành lập cột địa tầng các lỗkhoan này) và kết quả phân tích mẫu của đề án này.2.2. Phương pháp Phương pháp xử lý, tổng hợp tài liệu Xử lý, tổng hợp tài liệu có trước để đối sánh với các tài liệu mới trong việc lậplại cột địa tầng trầm tích Holocen, cũng như nghiên cứu sự thay đổi về thành phần vàmôi trường thành tạo của các trầm tích này theo chiều ngang và chiều thẳng đứng. Phương pháp phân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trầm tích Holocen Lịch sử phát triển địa chất Tuổi đồng vị C14 Tân kiến tạo Hoạt động tân kiến tạo địa phươngTài liệu cùng danh mục:
-
4 trang 421 0 0
-
Giáo trình Địa lý vận tải - Trường Cao đẳng Hàng hải 2
45 trang 378 0 0 -
97 trang 348 0 0
-
Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội thế giới (In lần thứ hai): Phần 2
140 trang 339 0 0 -
5 trang 307 0 0
-
Giáo trình Địa lí tự nhiên đại cương 2 (Khí quyển và thủy quyển): Phần 2
110 trang 273 0 0 -
Giáo trình Cơ sở địa lý tự nhiên: Phần 2
131 trang 266 0 0 -
Thực hiện truy vấn không gian với WebGIS
8 trang 228 0 0 -
7 trang 216 0 0
-
8 trang 215 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0